BÀI LIÊN QUAN
Dẫu biết không bao giờ bỏ cuộc là một tính cách phải rèn luyện hàng ngày mới có được nhưng không thể phủ nhận sự thật có rất nhiều bạn mang nhiều nỗi lo lắng không tên.
.
Tại sao phải bỏ cuộc khi tôi vẫn chưa nỗ lực cố gắng hết mình?
Cuộc sống có biết bao nỗi sợ hãi. Chúng khiến bản thân không dám quyết định là có nên thực hiện điều mình đang ấp ủ hay không. Thường chúng ta lo lắng mỗi khi bắt tay dự định thực hiện một kế hoạch nào đó; và nỗi lo lắng hay xảy đến với những ai thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh và sự hiểu biết. Nhiều lúc nỗi lo lắng cứ dâng đầy lồng ngực vì cái sợ thất bại, sợ bị tổn thương, sợ bị la mắng … và nỗi sợ lớn nhất đó chính là sợ không làm được điều mình muốn làm.
Những lúc sợ hãi như trên, điều chúng ta cần là đừng ngồi đó ủ rủ tiêu cực. Hãy bắt tay tìm hiểu điều chúng ta dự định sẽ làm, có những thuận lợi và khó khăn gì, rồi từ đó đề ra các phương án hành động chi tiết bao gồm thời gian hoàn thành?, những ai chịu trách nhiệm chính và quyền lợi của họ ra sao?; chi phí và các phương án dự phòng như thế nào? … Bạn càng chuẩn bị kỹ bao nhiêu, tâm lý lo lắng và sợ phải bỏ cuộc giữa chừng sẽ không còn nữa, thay vào đó sẽ là bạn của sự tự tin và niềm lạc quan. Chỉ những người chưa nỗ lực cố gắng hết mình mới chọn con đường bỏ cuộc nhanh chóng.
.
Nếu tôi bỏ cuộc lần này, lần sau thế nào tôi cũng lại bỏ cuộc!
Tính nhẫn nại rất quan trọng trên con đường dẫn tới thành công; vì hầu hết những người đã và đang thành công, họ đều gặp phải một số vấp ngã. Khi gặp thất bại không lường trước, thay vì mất niềm tin thì họ vẫn đứng dậy và bước tiếp. Sở dĩ họ làm được điều đó vì họ không thích bỏ cuộc, không bao giờ bỏ cuộc; họ không sợ vất vả và không sợ bị mất mặt.
Giả dụ nếu bạn sợ thất bại và bỏ cuộc không dám khởi nghiệp lần nữa vì đã từng thất bại một vài lần, liệu bạn có cơ hội nếm trái ngọt trong tương lai?
Nhiều bạn thích nhảy việc vì chán, vì đứng núi này trông núi nọ, vì kênh kiệu với khả năng của bản thân, đi đâu làm việc gì một thời gian cũng không chịu được cực khổ gian truân, nhanh chóng tự cảm thấy quá bất công không muốn làm nữa đòi nghỉ để tìm việc khác; liệu công việc mới đã là nơi hoàn hảo để bạn “yêu” đến trọn đời?
Hãy chịu khó tập tính kiên nhẫn và nỗ lực hết mình trước khi nghĩ đến hai từ “bỏ cuộc”. Nếu bạn không kiên nhẫn được, ắt “bỏ cuộc” sẽ trở thành thói quen.
.
Nếu tiếp tục, tôi sẽ được và mất những gì?
Mọi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt: tốt và xấu. Thay vì tự hỏi mình câu hỏi này trong đầu, sao bạn không lấy giấy bút ra rồi kẻ làm bốn cột, liệt kê ra những điểm được và mất nếu bạn tiếp tục, hoặc nếu bạn chấm dứt. Nếu tổng số gạch đầu dòng những điểm tích cực của việc tiếp tục nhiều hơn những điểm tiêu cực, hãy đi tiếp. Nếu tổng số gạch đầu dòng những điểm tích cực của việc bỏ cuộc nhiều ngang ngửa những điểm tiêu cực của việc tiếp tục, hãy dừng lại. Câu thần chú ở đây là: hãy ghi ra giấy chứ đừng ôm khư khư trong đầu. Việc ghi chép là một phần của kỹ năng hoạch định và lên kế hoạch. Một khi bạn có thể ghi ra được hết những điều bạn đang cân nhắc trong đầu, khi đó, bạn sẽ trả lời được câu hỏi: “Nếu tiếp tục, tôi sẽ được và mất những gì?
.
BÀI LIÊN QUAN
Không ai hoàn hảo và tôi nghĩ dù mong muốn đến đâu, nỗ lực thế nào cũng sẽ chẳng có người hoàn hảo trên đời. Vì thế đôi khi bạn có thể cho phép bản thân phạm sai lầm đâu đó. Bỏ cuộc hay tiếp tục dù sao cũng là một quyết định mang tính thời điểm. Cái quan trọng vẫn là bạn phải hiểu bản thân chính là người chịu trách nhiệm sau cùng với những quyết định của mình.
—
Xem thêm
Thất bại lộng lẫy – blog Thư Uyên
Những trích dẫn hay về sự tự tin
Nhóm thực hiện
Bài: H.L / Ảnh minh họa: Sưu tầm