Các chuyên gia ngành thời trang đang mong chờ sự trở lại mang tính đột phá của Hedi Slimane, Alessandro Michele và Riccardo Tisci trong tuần lễ thời trang vào tháng 9 tới đây. Những đổi mới của họ sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa cục diện thời trang thế giới như thế nào?
Bước khởi đầu trong quá trình “thay máu” của các nhà mốt kinh điển
Vốn chẳng hề được đào tạo bài bản về thời trang nhưng tư duy tươi mới của Virgil Abloh đã kiến tạo nên sự thành công của Off-White và thay đổi phần nào cục diện hiện tại của làng mốt thế giới. Nhà thiết kế Virgil Abloh trở thành giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton vào tháng 4 là sự kiện chấn động trong ngành thời trang. Đây là bước đánh dấu cho sự đổi mới trong tư duy thời trang của thương hiệu thời trang cao cấp lâu đời này.
Khi được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo thương hiệu Céline, Hedi Slimane đã ráo riết thương lượng để có thể nắm lấy toàn phần kiểm soát hình ảnh của thương hiệu này. Nhà thiết kế cho rằng làm như vậy nhằm thuận tiện cho kế hoạch đổi mới của mình khi vạch ra định hướng kinh doanh cho các dòng sản phẩm.
BÀI LIÊN QUAN
Thay đổi tư duy kinh doanh ngành thời trang
Trong hai năm kể từ khi Hedi Slimane rời Saint Laurent, ngành thời trang đã bị ảnh hưởng bởi sự trao quyền cho Demna Gvasalia tại Balenciaga và đế chế mới của Virgil Abloh tại Louis Vuitton. Điều này cho thấy thời trang giờ đây đã có sự thay đổi lớn, thế hệ các nhà thiết kế mở ra cánh cửa cho sự kết hợp của thời trang và truyền thông xã hội.
Alessandro Michele đã chào sàn diễn Gucci bằng triết lý thẩm mỹ táo bạo, đầy mới mẻ. Triết lý này nhanh chóng trở thành xu hướng ảnh hưởng thời trang toàn cầu, khiến những trải nghiệm với sản phẩm của Gucci trở nên thú vị và đáng khao khát hơn.
Hedi Slimane đã từng đề cập thời trang cao cấp cổ điển vẫn có sức hút với những người trẻ yêu thời trang. “Điển hình là thời trang của John Galliano từ nhà mốt Maison Margiela và Pierpaolo Piccioli từ nhà Valentino. Cả hai đều trung thành với phong cách cổ điển bằng triết lý nghệ thuật truyền thống lôi cuốn. Tôi đánh giá cao công cuộc gìn giữ những giá trị lịch sử trong thiết kế của họ”.
“Nhưng thực tế cho thấy, qua câu chuyện của Virgil Abloh tại Louis Vuitton, người đã chặn đứng cơ sở thời trang cũ với một sàn diễn thời trang hiện đại dành cho nguyên tắc tự do thể hiện, cá tính và đa dạng màu sắc. Đây là cách thức mà bất kỳ nhà thiết kế thế hệ nào muốn phát triển kinh doanh trong thị trường thời trang hiện nay nên học hỏi”.
“Trong môi trường thời trang thay đổi nhanh chóng, giờ đây, cả sự sang trọng mang tính biểu tượng có nguy cơ tuyệt chủng. Có thể thấy rõ điều này qua Clare Waight Keller khi mà bộ sưu tập của Givenchy năm nay được đánh giá cao hơn mùa thời trang năm ngoái. Phần lớn những người hâm mộ thời trang yêu thích một tủ quần áo tiện lợi, những thay đổi mà chúng tôi đang trải qua được thúc đẩy bởi các yếu tố bất ngờ, đổi mới và thách thức liên tục chống lại các giá trị của hệ thống cũ”, Hedi Slimane cho biết thêm.
Mạnh dạn đổi mới là bước đi khôn ngoan
Minh chứng cho sự thành công của việc đổi mới trong ngành thời trang là chiếc váy cưới lịch sử của Clare Waight Keller thiết kế cho Công nương Meghan trong đám cưới hoàng gia diễn ra vào tháng 5 năm nay. Chiếc váy đã tạo nên làn sóng truyền thông tích cực với Givenchy.
Đây cũng chính là điều mà Riccardo Tisci đã đạt được với những thông báo ban đầu về chiến dịch Burberry sắp bắt đầu vào tháng 9. Burberry đang tiếp bước những thương hiệu thời trang cao cấp châu Âu làm nên bước tiến mới. Tisci tiết lộ tương lai mới của thương hiệu qua sự hợp tác với Vivienne Westwood.
Đó là tất cả những nỗ lực của người làm thời trang như Louis Vuitton, Gucci, Burberry và Céline. Điều này chắc chắn sẽ làm nên cuộc cách mạng hóa ngành thời trang trong tương lai gần nhất.
—
Xem thêm:
BST Alta Moda: hội chợ phù hoa của nhà mốt Dolce & Gabbana
BST Thời trang nam Xuân – Hè 2018 Louis Vuitton: Trả lời tiếng gọi của thế hệ trẻ
Nhóm thực hiện
Lược dịch: Ngọc Trân (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Tham khảo: Vogue/ Hình ảnh: tổng hợp)