Met Gala 2023 sẽ diễn ra vào ngày 1 tháng 5 này tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, New York. Sự kiện thường niên với bề dày lịch sử đã diễn ra kể từ năm 2005 và luôn là điểm tâm chú ý của giới mộ điệu. Năm nay, Met Gala trở lại với chủ đề “Karl Lagerfeld: A Line of Beauty”. Sự kiện thường niên lần này không chỉ dừng lại ở một bữa đại tiệc thời trang, Met Gala năm nay đóng vai trò như đêm tưởng nhớ những cống hiến cho ngành công nghiệp tỉ đô, cho nghệ thuật và cuộc đời của người nghệ sĩ quá cố.
BÀI LIÊN QUAN
Liệu Met Gala chỉ đơn thuần là nơi tôn vinh di sản thời trang?
Câu trả lời là không. Met Gala vốn là một sự kiện thường niên được tổ chức nhằm mục đích gây quỹ cho Viện Trang Phục (The Costume Institute) trực thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York, Hoa Kỳ. Đây cũng là nơi mở màn cho một loạt các triển lãm thời trang và thu hút nhiều người tham dự bao gồm các nghệ sĩ và nhà thiết kế thời trang từ khắp nơi trên thế giới.
Met Gala được thành lập vào năm 1948 bởi nhà báo thời trang Eleanor Lambert với tư cách là người gây quỹ cho Viện Trang Phục. Trong vài thập kỷ đầu tiên, Met Gala được biết đến với cái tên “Party of the Year” (tạm dịch: Bữa tiệc của năm) với khách mời tham dự đều là thành viên của tầng lớp xã hội thượng lưu tại New York hoặc tinh anh đầu ngành thời trang của kinh đô Nữu Ước. Sự kiện với bề dày lịch sử trải dài từ năm 1948 đến 1971, được tổ chức ở nhiều địa điểm với mỗi chủ đề khác nhau.
Tuy nhiên, bước chuyển mình của Met Gala diễn ra vào năm 1972 khi bà Diana Vreeland trở thành cố vấn cho Viện Trang Phục. Góc nhìn đầy tính nữ của bà đã thổi một làn gió mới cho sự kiện. Vẫn được định hình cho tầng lớp thượng lưu, song chủ đề của sự kiện đã trở nên đa dạng, thu hút và sáng tạo hơn như “Thế giới của Balenciaga” (1973), “Thiết kế Hollywood lãng mạn và quyến rũ ” (1974) hay “Yves Saint Laurent: 25 năm thiết kế” (1983).
Sự biến đổi này đã thu hút rất nhiều người nổi tiếng lúc bấy giờ như Jackie Onassis, Carl Katz, hay Tom King. Ngay cả cựu công nương Diana cũng có lần ghé thăm và để lại bộ trang phục biểu tượng với chiếc đầm “slip dress” vào năm 1996.
Đêm Tưởng nhớ “Ông hoàng chanel” Karl Lagerfeld
Karl Lagerfeld là nhà thiết kế chính của nhiều hãng thời trang danh tiếng như Chanel, Fendi và hãng thời trang cá nhân do ông trực tiếp sản xuất. Sau khi qua đời vào năm 2019, ông để lại vô vàn di sản cho ngành công nghiệp thời trang với giá trị nghệ thuật quan trọng. Chính Pier Paolo Righi, Giám đốc điều hành trong cùng công ty với Karl Lagerfeld cũng cho biết: “Karl là một người yêu thích nghệ thuật, và việc tác phẩm của anh ấy được giới thiệu trong Met Gala là sự công nhận cao nhất trong ngành thời trang”.
Karl Lagerfeld chưa bao giờ làm công chúng thất vọng trong việc để lại dấu ấn khác biệt trong những lần xuất hiện của mình. Song, dù cho có chuyển biến như thế nào, DNA của ông vẫn luôn xoay quanh những vẻ đẹp thanh lịch và phá cách.
Trước khi chinh phục làng thời trang, Karl Lagerfeld của những năm 1955 là chàng trai theo đuổi nghiệp sáng tạo dưới vai trò là trợ lý của Pierre Balmain. Xuất hiện trong cuộc thi “International Wool Secretariat”, ông ghi dấu với hình ảnh điển hình cho sự thanh lịch đầy tính cổ điển và có chút khuôn khổ trong những thiết kế “Prêt-à-Porter”.
Sau nhiều năm cống hiện tại hậu trường với cương vị là một cộng tác viên cho Chloe hay đầu quân dưới trướng Fendi cho hàng loạt bộ sưu tập đáng nhớ, Karl Lagerfeld thường xuất hiện trước mắt công chúng như một phần của buổi trình diễn.
Trong bộ sưu tập Haute Couture Thu Đông 1991, nhà thiết kế Karl Lagerfeld xuất hiện với vẻ ngoài biểu trượng: bộ suit kiểu cổ điển và mái tóc bạc buộc đuôi ngựa, song, khi phối cùng kính mát đen bản to và quạt nan thiết kế cổ điển châu Á, tạo hình của ông được cho là vô cùng phù hợp khi đứng cạnh siêu mẫu Claudia Schiffer trong một thiết kế kiểu Hy Lạp. Đến năm 2003, Karl Lagerfeld lại xuất hiện dưới công chúng trong show của mình với vị trí một phần trong vở nhạc kịch. Vẫn là thiết kế mang phong cách cổ điển “Ready to wear”, song khi biểu diễn cùng Linda Evangelista, ông đã khéo léo tiết chế phụ kiện đi kèm để dời sự tập trung lên các thiết kế ấn tượng.
Karl Lagerfeld là một người đàn ông phức tạp, điều này khiến việc diện đúng dress code “tôn vinh các thiết kế của ông” sẽ trở nên khó khăn hơn đối với các khách mời của Met Gala năm nay.
Ai sẽ dẫn dắt chương trình năm nay?Karl Lagerfeld
Vào ngày 18 tháng 1, Met Gala thông báo rằng người dẫn dắt chương trình của đêm tiệc sẽ bao gồm nữ diễn viên kiêm nhà biên kịch Michaela Coel; nữ diễn viên Penélope Cruz; ngôi sao quần vợt Roger Federer; cảm xúc nhạc pop Dua Lipa; và không thể thiếu bà Anna Wintour. Không có nhà thiết kế nào được đưa vào danh sách “co-chair” năm nay.
Chúng ta có thể mong đợi sự xuất hiện của những gương mặt nào? Karl Lagerfeld
Tất nhiên, ngoài những người dẫn dắt chương trình đầy hấp dẫn, giới mộ điệu đang đồn đoán về danh sách những người nổi tiếng sẽ tham dự đêm tiệc thời trang lớn nhất năm này. Lời mời chắc chắn sẽ dành cho các ngôi sao bao gồm: Jennifer Lopez và Ben Affleck, Zendaya, Selena Gomez, Rihanna, Blake Lively và Ryan Reynolds, chị em nhà Hadid, gia đình Biebers, Zoë Kravitz, Billie Eilish, và, nếu chúng ta may mắn, Lady Gaga và Beyoncé có thể sẽ góp mặt.
Gia tộc Kardashian và Jenner thường là những cái tên được đinh ninh trong bữa tiệc thường niên. Riêng năm nay, các nguồn tin cho rằng những người dẫn chương trình đã “bẻ khóa danh sách khách mời” và do đó, nhà Kardashian và Jenner có thể không lọt vào danh sách VIP. Một nguồn tin khác phủ nhận những tin đồn này. Cuối cùng, vào tháng 4, một nguồn tin đã làm rõ thông tin rằng Kim Kardashian không chỉ được mời mà còn xác nhận sẽ tham dự. Liệu những người còn lại trong gia đình cô ấy sẽ sát cánh với cô ấy hay không vẫn còn là một câu hỏi.
Nhóm thực hiện
Bài: Hiếu Ngân
Ảnh: Tổng hợp