Những chiếc áo thun slogan đã ra đời như thế nào trước khi “bén rễ” vào thời trang 2018?
Áo thun in slogan đã giữ một vị trí vững vàng trong lịch sử làng mốt và đã quay trở lại sàn runway của những nhà thiết kế lớn, từ Grazia Chiuri cho đến Alexander Wang.
Kể từ khi Maria Grazia Chiuri, giám đốc sáng tạo đương nhiệm của Dior, đưa những chiếc áo thun “Chúng ta nên ủng hộ nữ quyền” (We should all be feminists) lên sàn runway vào tháng 10 năm 2016, bà đã đồng thời làm bùng lên lại trào lưu đưa chính trị vào thời trang thường nhật.
Không ngoài mong đợi, tiếp theo đó là sự xuất hiện của hàng loạt trang phục truyền cảm hứng khác với nhiều mục đích tuyên truyền khác nhau, từ nữ quyền, ảnh hưởng của Trump (trump-influence memorabilia) cho đến ủng hộ EU (pro-eu hoodies)…
Tất nhiên, Grazia Chiuri không phải là người sáng tạo nên lại mẫu áo thun slogan này mà dây là một sáng kiến thời trang nổi bật của những năm 90, thậm chí là 60, với mục đích truyền tỉ thông điệp một cách tinh tế và khéo léo.
Tháng 2 vừa qua, khoảng 200 chiếc áo như vậy được đồng loạt trưng bày tại bảo tàng Thời trang và May mặc (The Fashion & Textile Museum) suốt tuần lễ triễn lãm mang tên “Áo thun: Tôn giáo | Văn hóa | Hạ bệ chính trị” (T-Shirt: Cult | Culture | Subversion). Thông qua lịch sư phát triển của chúng, người ta muốn chứng minh sức mạnh không tưởng của những từ ngữ giản đơn trên quần áo đã tác động không nhỏ đến xã hội và sự chuyển đổi văn hóa.
Bắt đầu từ những năm 1960, một cửa hàng tên Mr Freedom (tạm dịch là “quý ông tự do”) trên đường King’s Road tại Chelsea đã bày bán những chiếc áo thun in slogan lấy cảm hứng từ Disney. Một thập kỉ sau đó, Vivienne Westwood đã đưa ý tưởng này lên một tầm cao mới khi gắn với mục đích cổ động chính trị. Và đến những năm 1980, thì chúng chính thức trở thành một xu hướng đắt giá nhờ vào thiết kế lừng danh gắn liền với tên tuổi của Katharine Hamnett, “They’re tribal. Wearing one is like branding yourself”.
Những chiếc áo in như vậy dường như sinh ra dành cho những ai cảm thấy không tìm được tiếng nói nhưng tha thiết muốn được bày tỏ.
“Chiếc áo đó như môt tiếng nói vô hình tạo cho tôi thêm sức mạnh”, đây là những gì Hamnett chia sẻ về khoảnh khắc bắt tay Thủ tướng Margaret Thatcher khi đang mặc chiếc áo “58% không muốn Pershing” (Pershing, cựu sĩ quân Quân đội Mỹ, đã kết thúc làn sóng Hồi giáo bằng cách diệt chủng trong cuộc chiến tại Phillippine). Từ lần này, chiếc áo của Hamnett được học hỏi và nhân rộng ý tưởng ở khắp mọi nơi như: “Frankie says relax” và “Choose life”.
Hamnett cũng không ngại khi bày tỏ với tờ báo The Guardian rằng: “Tôi rất muốn in một thông tiệp thật to mà cách xa 6 đến 10 mét vẫn có thể đọc được”. “Slogan là môt thứ rất hiệu quả và cao siêu ngay cả khi bạn không ý thức được. Chúng cũng có thể được coi là cách giúp mỗi người tìm cho mình một nguồn cội. Chúng là thứ độc đáo giúp bạn tạo thương hiệu cá nhân”.
Ở mỗi một giai đoạn lịch sử, những lời khẩu hiệu “vô thanh” lại có giá trị khác nhau, khi thì cổ động, khi bày tỏ bức xúc, khi lại kêu gọi ủng hộ…
Qua thời gian nhưng ý tưởng ứng dụng khẩu hiệu chính trị vào trang phục vẫn là một con trào lưu không hề có dấu hiệu suy chuyển. Cụ thể là lần hợp tác giữa Faucette Committee, ELLE và Whistles với “Một người ủng hộ nữ quyền trông như thế này” (This is what a feminist looks like) hay chiến dịch kêu gọi chấm dứt sử dụng những hình ảnh mẫu bán khỏa thân của tờ báo The Sun, “Không còn trang thứ 3 nữa” (No more Page Three).
Nhiều gương mặt quen thuộc của giới giải trí, từ diễn viên cho đến ca sĩ, tỏ ra phấn khởi và tự hào khi được là một phần của những điều ý nghĩa như thế.
Chúng có thể không hề mang ý nghĩa chính trị, nhưng vẫn có sức mạnh và ảnh hưởng đến vô cùng. Đến năm 2006, Henry Holland đã đưa nhiều ý tưởng thú vị vào những chiếc áo phông bằng cách mượn những câu nói của hai nhà sáng tạo người Hà Lan, “Cause me pain Hedi Slimane” hay “Do me daily Christopher Bailey”. Và mới đây thôi, nhân dịp kỉ niệm 10 năm, ông đã trình làng nhiều thiết kế độc đáo “Let’s breed Bella Hadid”, “Give us a toss Karlie Kloss’ and ‘I’m yours for a tenner Kendall Jenner’.
Khi so sánh mình với Hamnett ông cũng thú nhận rằng: “Những thiết kế của Hamnett luôn tập trung vào đạo đức và chính trị, còn của tôi, chúng vui nhộn và đa nghĩa hơn, như là một kiểu hài hước của ngành thời trang”.
Áo thun in slogan đã giữ một vị trí vững vàng trong làng mốt thế giới khi không ngừng quay trở lại sàn runway của những nhà thiết kế lớn, từ Grazia Chiuri cho đến Alexander Wang. Qua các mùa thời trang, item này dường như cũng chứng tỏ sức hút chưa bao giờ là đủ của mình dù là kết hợp với bất kì loại trang phục nào.
Và không còn nghi ngờ gì nữa, item áo thun slogan đã chọn năm 2018 để trở lại và tiếp tục “sứ mệnh”, bắt đầu từ những “đường băng thời trang” danh tiếng.
________________________________________________________________________________________________________________
Xem thêm:
Xu hướng áo dài đã thay đổi như thế nào qua từng dịp Tết?
BÓI THẦN SỐ HỌC DỰA VÀO NGÀY SINH: THÁNG 02/2018 CỦA BẠN SẼ NHƯ THẾ NÀO?