Thời trang / Thế giới thời trang

“Dấu son” rực rỡ của các trào lưu âm nhạc trong thế giới thời trang

Câu chuyện về vũ điệu của vải vóc và những giai điệu nhạc sẽ lý giải vì sao phụ nữ thập kỉ 20 lại chuộng váy suông hạ eo hay tại sao thập kỉ 60 lại mang đến cái nhìn thật vui tươi cho các tư tưởng thời trang chấn động nhất lịch sử. 

Thật khó để hình dung một thế giới nơi âm nhạc và thời trang không song hành cùng nhau. Âm nhạc, cũng như thời trang, luôn là một phương tiện để mỗi chúng ta thể hiện bản thân, thể hiện cái tôi. Cả hai đều là hình thức nghệ thuật đầy sự ngẫu hứng, dung chứa bao cảm xúc, hoài bão và tiếng nói của tuổi trẻ. Cả hai cũng là tiếng nói thuyết phục của văn hoá, thể hiện lập trường chính trị và niềm tin tôn giáo qua hàng thập kỷ.

1920s – flappers: Những nàng thơ Jazz

Có lẽ đối với nhiều người, nền công nghiệp nhạc Jazz ngày nay thật quá “êm đềm” và “sạch sẽ”. Nhưng nếu ngược về quá khứ, Jazz những năm 1920 sẽ “thỏ thẻ” cho bạn nhiều điều phù phiếm và tai tiếng hơn. Phụ nữ ở các phòng trà và quán bar đã đặt điểm khởi đầu cho Jazz tại đây khi trình diễn nó trước mọi đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp xã hội và chủng tộc khác nhau. Nó đã thay đổi cách phụ nữ ăn mặc và thể hiện bản thân.

Trang phục nam và nữ thập niêm 1920 trắng đen
(Ảnh: Fashion History)

Có lẽ vì sắc thái nữ tính sẵn có của dòng nhạc này, trang phục của phụ nữ cũng vì thế mà trở nên mềm mại và uyển chuyển hơn. Họ trút bỏ những chuẩn mực khắt khe đã gò bó cơ thể suốt hàng thập kỉ trước đó như corset cùng kiểu váy thắt đáy lưng ong, khoác lên mình chiếc váy Flappers để lộ nhiều da thịt hơn. Chính kiểu váy ngắn và lùng thùng này, người phụ nữ những năm 1920 đã gần hơn với sự giải phóng, tự tin nhảy múa giữa làn điệu Jazz đến thâu đêm.

4 Flappers standing next to eachother in black and white
(Ảnh: Waston)
woman in flapper style standing next to the stairs in black and white
(Ảnh: Fanpop)

1950s – Teen Pop

Mặc dù Roaring Twenties (Những năm hai mươi gào thét) đã gây ảnh hưởng rất mạnh mẽ lên phong cách của giới trẻ đương thời, các nhà mốt vẫn “ngó lơ” xu hướng mới này để hướng tới tệp khách hàng trưởng thành và giàu có hơn. Cho đến khi bước vào thập niên 50, điều này buộc phải thay đổi với sự xuất hiện ti-vi, phim truyền hình và âm nhạc trở nên gần gũi hơn bao giờ hết với mọi nhà. Thế hệ thần tượng đầu tiên gồm Little Richard, có Elvis Presley, Jonny Cash,… là hình mẫu thời trang của thiếu niên lúc bấy giờ. Điều đó vô tình dẫn đến sự tăng trưởng thần kì của thị trường thời trang trẻ, đến nỗi các thương hiệu danh tiếng cũng không thể “bỏ lỡ” tệp khách hàng tiềm năng này.

Nhạc sĩ rock Elvis Presley
“Vua nhạc Rock n’ Roll” Elvis Presley được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của nền văn hóa thế kỷ 20.. (Ảnh: Corbis)
diễn viên James Dean thập niên 50
Nam tài tử James Dean. (Ảnh: Bettman)

1960s (1) – Mods

Thập niên 60 ở London đánh dấu sự ra đời của biến thể Jazz hiện đại và cũng là quê hương của Chủ nghĩa tân thời (Modernism). Các dòng nhạc Ska, R&B và Soul cũng trở nên phổ biến hơn với công chúng. Những “nhà tân thời” (Modernist) hứng thú với phong cách sống Bô-hem (tự do phóng túng) phổ biến những năm 50 của thế hệ Beatnik, qua đó chắt lọc, đan xen và kết hợp với niềm đam mê vũ trường. Đến tận bây giờ, sự vui tươi, trẻ trung và đầy sắc màu trong âm nhạc và thời trang của Mods vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế thời trang đương đại.

3 women standing in front of grass wall in 1960s style
(Ảnh: Retro Vintage)
2 women in a photoshoot during 1960s
(Ảnh: Twitter)

1960s (2) – Hippies

Bên kia địa cầu, chúng ta đến với nước Mỹ, nơi thập kỉ 60 đầy biến động gắn liền với những cuộc vận động quyền dân sự (civil rights movements), những cuộc mưu sát chính trị, sự khác biệt thế hệ (generation gap)… Như một hệ quả tất yếu, tinh thần chống đối chính quyền (anti-establishment) của người nhạc sĩ ở thập niên này cao hơn bao giờ hết. Nổi bật nhất có thể kể đến Bob Dylan, Pink Floyd, John Lennon và George Carlin. Lời nhạc của họ phản ánh một cách chân thực niềm khao khát tự do và ước vọng hoà bình.

Pink Floyd  Piccadilly Circus London 1967.
Ban nhạc Pink Floyd tại London, 1967
(Ảnh: Twitter)

Thời trang Hippies gắn liền với sự tự do, phóng khoáng, hoang dại nhưng cũng không kém phần mộc mạc và thân thuộc. Được thể hiện qua nghệ thuật thêu thủ công, quần jeans xanh ống loe, vải nhuộm loang màu, gile và chi tiết tua rua. Phụ kiện phổ biến là băng đô, chuỗi hạt, trang sức bạc,…

3 people in hippie style in a concert 1960s
(Ảnh: Hinactive)
thời trang family photo in hippie style during 1960
(Ảnh: All That’s Interesting)

1970s – Punk

Punk là thể loại nhạc có tiết tấu nhanh và bén hơn Rock ‘n Roll, thường là các bài hát ngắn và nhạc cụ không rườm rà. Chủ đề chính được khai thác trong Punk là tự do và chính trị khiến người ta hình ảnh hóa dòng nhạc này bằng nét nổi loạn, những bộ trang phục gai góc và sờn rách như từng đợt gào thét của vải vóc. Chi tiết đinh tán, lưỡi dao, dây xích, móc khoá… là ký hiệu về thông điệp “chống đối xã hội” của Punk. Một đặc điểm nhận dạng khác của người theo phong cách này là lỗ khuyên ở những vị trí như tai, lông mày và mũi.

thời trang 2 men in punk fashion in 1970s in black and white
(Ảnh: Living and Fighting)
thời trang Adam and Jordan Vortex in 1977 in black and white
(Ảnh: Twitter)
Vivienne Westwood in punk style during 1970 in black and white
Vivienne Westwood. (Ảnh: Artribune)

1970s – Glam Rock

Với bước đột phá trong hiệu ứng kỹ xảo phim Chiến tranh giữa các vì sao, thập kỉ 70 gắn liền với sự lên ngôi của khoa học viễn tưởng trong văn hoá đại chúng. Những nhạc sĩ như David Bowie, Marc Bolan, Elton John và ban nhạc Kiss đã mang phong cách Glam Rock đến gần hơn với fan hâm mộ. Chúng ta có giày đế xuồng, áo khoác da cùng với sự hiện diện của sequin, kim cương và pha lê. Trái nguợc với Hippie trẻ trung và mộc mạc 10 năm trước đó, Glam Rock sở hữu một tinh thần “thương mại” và “bóng bẩy” hơn với màu sắc neon và óng ánh kim loại.

thời trang David Bowie on stage with his glam rock style 1980s
David Bowie. (Ảnh: The Irish Sun)
Elton John and Cher in glam rock style during 1980s
Elton John và Cher. (Ảnh: Tumblr)

1980s – Goth

Nhạc Goth là một trong những biến thể xuất sắc nhất của Glam Rock. Chịu sự ảnh hưởng từ văn học Gothic thể kỉ 19, phim kinh dị Gothic cũng như phong cách thời đại Victoria và Edward ở Anh, thời trang thập kỉ này phảng phất sự u uất, ma mị và lãng mạn hoài niệm, được thể hiện qua gam màu trầm tối và đơn sắc. Sơn móng tay và tô son đen, tóc xù dày và boots da tối màu, chất liệu ren và sheer, đinh tán và đính đá, đó chính là hiện thân của một người theo phong cách Goth chính hiệu. Tiểu văn hoá cũng như thời trang Goth thường bị đánh giá là kì dị, khác người, hướng tới một lối sống tăm tối và phản địa đàng.

2 women in Goth style during 1980s
(Ảnh: Double Star)
Goth man posing in front of a wall in black and white 1980s
(Ảnh: The Collection)
thời trang 2 people in goth style during 1980s in colors
(Ảnh: Vocal)

1990s – Grunge

Nhạc Grunge là một nhánh nhỏ của alternative rock, thường kết hợp từ hai yếu tố là heavy mental và hardcore punk. Đặc điểm lời ca là sự giận dữ, tập trung vào các chủ đề như xa lánh xã hội, sự thờ ơ, sự hạn chế và khao khát tự do. Những ban nhạc nổi nhất thập kỉ 90 bao gồm Nirvana, Soundgarden, Pearl Jam, và ca sĩ Kurt Cobain. Họ lên án và phản đối lối sống “thương mại” đang thịnh hành ở Mỹ lúc bấy giờ: sinh sống tại các khu dân cư ngoại ô, làm việc từ thứ hai đến thứ sáu, tám tiếng một ngày, du lịch đến các địa điểm được ưa thích, tiêu thụ các thực phẩm có sẵn tại siêu thị,…

thời trang Band Nirvana in a grassland 1990s
Ban nhạc rock Nirvana. (Ảnh: Mark Seliger)

Thời trang Grunge chính là sự thách thức quan điểm thời trang xa hoa của những năm 90. Đi ngược lại sự tỉ mỉ trong đường may và chỉnh chu trong form dáng, Grunge đại diện cho sự trễ nải và luộm thuộm. Các item tiêu biểu là áo baby doll, combat boots thương hiệu Dr. Martens, họa tiết caro. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy những đôi Converse đã sờn rách và những chiếc quần baggy lùng thùng, rách rưới.

thời trang Anna Sui Xuân-Hè 1994
Kate Moss trên sàn diễn Anna Sui Xuân-Hè 1994. (Ảnh: Guy Marineau)

1990s – Hip Hop

Trong khoảng thời gian giữa những năm 80 và đầu những năm 90, Hip Hop trở thành dòng nhạc phổ biến và được yêu thích nhất bởi giới trẻ. Với xuất phát điểm từ những khu ghetto (quận Bronx, New York) – nơi ở của người nghèo và da màu thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, cũng là địa điểm tập trung của tệ nạn và các băng đảng, Hip Hop mang một hơi thở rất “đường phố”.

thời trang 3 young women in hip hop style during 1990s in colors
(Ảnh: New Idea)

Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, sức ảnh hưởng của dòng nhạc này đã lan toả ra toàn bộ nước Mỹ. Điều đấy dẫn đến việc thanh thiếu nhiên theo đuổi phong cách ăn mặc của các ngôi sao Hip Hop. Đặc điểm của thời trang Hip Hop bao gồm màu sắc táo bạo, quần thụng, trang sức vàng bản to, mũ snapback và giày Nike.

thời trang 4 men in hip hop style during 1990s in colors
(Ảnh: Tumblr)

 2010s – EDM

EDM viết tắt của Electric Dance Music, tức giai điệu nhạc được tạo ra từ các thiết bị điện tử. Tiểu văn hóa “rave” được hình thành từ đây với những “raver” luôn sẵn sàng “quẩy tung” các bữa tiệc âm nhạc ngoài trời. Thời trang theo đó tràn đầy sự phóng khoáng với những bộ bikini tí hon, bộ cánh đeo vai phát sáng, quần UFO (một dạng quần thụng và ống rộng), và tất lông xù cao tới bắp đùi…

thời trang A girl holding a flag in tiny bikini during an EDM concert
(Ảnh: Society19)
thời trang A girl in all white outfit during EDM concert
(Ảnh: Twitter)
thời trang women in colorful outfit during EDM concert
(Ảnh: Pinterest)

2020s – Thời trang đi ngược lại tiêu chuẩn giới

Thập kỉ mới, nơi danh giới giữa các giới tính ngày càng được xoá nhoà, chúng ta có những ngôi sao nhạc Pop như Dua Lipa, Miley Cyrus, Harry Styles,… Những người đã và đang ra sức xóa mờ lằn ranh giới tính trong thời trang. Xu hướng gender-fluid (linh hoạt giới) sẽ viết tiếp câu chuyện của thập kỷ này. 

thời trang Harry styles trong bộ suit da màu đen và khăn lông xanh
Harry Styles. (Ảnh: Insider)

Nhóm thực hiện

Bài: Từ Phương
Tham khảo: University of Fashion
Ảnh: Tổng hợp
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)