LVMH & Kering: Ai đang dẫn đầu trong cuộc đua tăng trưởng?
Louis Vuitton Moet Hennessy (LVMH) và Kering đang là hai đối trọng cạnh tranh nhau trong cuộc chạy đua tăng trưởng của làng thời trang Pháp. Và mới đây, Luca Solca, người đứng đầu các mặt hàng xa xỉ tại Exane BNP Paribas đã đưa ra phân tích về tương lai của hai “ông lớn” này.
Cân não với cuộc chiến chống giảm doanh thu
Xét riêng LVMH, họ đang từng bước thống trị thị trường bán lẻ chủ yếu thông qua Sephora và DFS bằng hai mặt hàng không liên quan là thuộc da và rượu. Hai lĩnh vực này đang mở rộng để cùng song hành với ngành sản xuất nước hoa và mỹ phẩm.
Còn đối với những nỗ lực của Kering trong các mặt hàng đời sống đã giúp cổ phiếu của họ tăng trưởng đều. Nhưng cái tên Puma đang làm họ lo lắng khi vẫn chưa ổn định được doanh thu sau khi mua lại năm 2007. Những năm gần đây, Kering đẩy mạnh phân khúc thời trang sang trọng hơn nhánh bán lẻ. Mục tiêu này đã được họ thiết lập cách đây 10 năm và đến nay hướng đi này đã tạo nên thành công phù hợp.
Hàng loạt thương hiệu đang phải gồng mình để tránh sự giảm sút doanh thu và đây không phải lần đầu tiên họ chịu áp lực như vậy. Từ Coach, Burberry đến Abercrombie & Fitch đều phải chịu chung tình cảnh. Các thương hiệu lớn như Louis Vuitton và Gucci, LVMH và Kering đều buộc phải làm việc cật lực để bảo vệ danh tiếng của họ bằng cách tăng giá bán, cập nhật sản phẩm mới, thu hẹp sự phân phối và mở rộng hệ thống cửa hàng.
Gucci đã sớm tăng giá và đẩy mạnh truyền thông nhưng sau đó vẫn bị Louis Vuitton vượt mặt. Lý do để Vuitton giành lợi thế thuộc về tầm nhìn của họ. LVMH đã dừng việc tăng giá và họ vẫn đi theo lối đi cũ là duy trì các kênh phân phối độc quyền của họ. Vuitton dường như đã đổ dồn tâm huyết vào việc làm mới phong cách của sản phẩm trong vài năm qua bằng việc bổ sung thêm nhà thiết kế mới Nicolas Ghesquière. Điều này có thể sẽ được Alessandro Michele của Gucci thực hiện trong vài năm tới đây.
Chăm chút cho thương hiệu nhỏ
Như đã biết, những thương hiệu lớn của họ đang dần mất đi vẻ uy nghi vốn có mà dần trở thành công cụ sản xuất sản phẩm khô cứng, vậy nên cần đẩy nhanh việc phát triển các thương hiệu nhỏ hơn. Kering đã làm tốt trong việc đẩy mạnh các thương hiệu nhỏ hơn và họ đã thu được thành công với Bottega Veneta và Saint Laurent. Hơn nữa, Alexander McQueen và Stella McCartney cũng hứa hẹn sẽ mang đến những điều bất ngờ trong tương lai.
Còn với LVMH thì chỉ mới manh nha nhận ra tầm quan trọng của việc dàn trải thương hiệu, đưa ra mức giá khác nhau cho từng thương hiệu, đặc điểm sản phẩm cho những phân khúc khách hàng khác nhau. Chính vì họ không chú trọng việc này nên việc quảng bá các thương hiệu nhỏ vẫn chưa khẳng định được sức ảnh hưởng.
Với LVMH, đồng hồ và trang sức Bvlgari đang chiếm ưu thế về doanh thu trong những mục tiêu ngắn hạn, đặc biệt các sản phẩm mới và hệ thống cửa hàng nhỏ hơn luôn chiếm ưu thế. Hơn nữa các sản phẩm rượu đang sẵn sàng cho cuộc chạy đua thu hút đầu tư dài hạn. Theo phân tích, lợi nhuận của champagne đang hồi phục, rượu cognac dần đi vào ổn định và rượu whisky đang tăng cường việc pha trộn mùi vị.
LVHM đang đẩy mạnh hoạt động bán lẻ thông qua Sephora và DFS và không ngừng tăng trưởng. Ngoài ra, các mặt hàng thuộc da vẫn tiếp tục chuyển động không ngừng và những cái tên Fendi, Marc Jacobs, Loro Piana là những cái tên đầy hứa hẹn.
Như vậy, câu hỏi đặt ra là: “Ai đang dẫn đầu hiện nay?”.
Hai đại gia, hai lối đi riêng
LVMH đang dẫn điểm trên thị trường chứng khoán còn trong khi đó Kering vẫn ở mức định giá. Alessandro Michele sẽ đóng vai trò chủ chốt trong mọi nỗ lực của Gucci. Ông đã triển khai các ý tưởng mới tại Tuần lễ thời trang Xuân-Hè 2018 sẽ được trình diễn trong tháng 9 tới. Ngoài ra Kering cũng đang đẩy mạnh sự hợp tác giữa Michele và Marco Bizzarri. Nhìn chung, Kering đang dẫn đầu trong những dự án ngắn hạn còn LVMH lại cho thấy sự ổn định dài hơi hơn.
—
Xem Thêm:
Tập đoàn LVMH ra mắt trang web bán hàng hiệu online
Những điều cần biết về dòng nước hoa đầu tiên của Louis Vuitton
Trang Ý (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE)