Hàn Quốc – miền đất hứa cho các NTK trẻ của làng mốt thế giới

Đăng ngày:

Thị trường thời trang Hàn Quốc hiện nay được ví như Nhật Bản những năm 90s, hấp dẫn, tươi mới và luôn đòi hỏi sự mới mẻ mỗi ngày từ các nhãn hàng trẻ.

Tuần lễ Thời trang Seoul vừa qua đã gây dấu ấn mạnh mẽ bởi phong cách của các fashionista và sự lên ngôi của những thiết kế từ các hãng thời trang Hàn Quốc như KYE, Blindness, Munn, Low Classics… Tuy nhiên, ngoài những sự kiện thường niên, xứ sở kim chi còn là “điểm nóng” thời trang bởi sức tiêu thụ mạnh mẽ các sản phẩm may mặc và phong cách.

Thiết kế của thương hiệu Munn tại Tuần lễ Thời trang Seoul 2018. (Ảnh: malefashiontrends.com)

Bến đỗ của các thương hiệu thời trang thế giới

Charles Jeffrey, NTK người London đã có dịp đến Seoul trong một đợt công tác. Trong suốt thời gian ở đây, có rất nhiều người nhận ra anh và tỏ vẻ phấn khích khi gặp anh ngoài đời. Hầu hết những người hâm mộ đều là những người mặc hàng hiệu. Điển hình là một phụ nữ trung niên mặc hoodie Vetements và đi giày thể thao hãng Balenciaga.

Giày Pump làm bằng vải Tweed của Balenciaga có giá $1,075. (Ảnh: balenciaga.com)

Phản ứng từ những người tiêu dùng của Seoul cũng phần nào cho thấy xu hướng thị trường thời trang tại nơi đây. Có khoảng hơn hai trăm người mua hàng từ các hãng thiết kế nước ngoài để tham dự Tuần lễ thời trang Seoul. Doanh số của rất nhiều cửa hàng bán buôn tại Paris phụ thuộc vào thị trường Hàn Quốc, chiếm từ 10-20% doanh thu.

Với Jeffrey, thị trường Hàn Quốc hiện chiếm 25% doanh thu và đồng thời, anh chỉ ra rằng các nhà đặt hàng Hàn Quốc luôn đặt cọc đúng hạn và thanh toán đầy đủ, kịp thời. Jeffrey cho biết các ca sĩ K-pop và ngôi sao Hàn Quốc có tầm ảnh hưởng lớn với nhãn hàng.

NTK Charles Jeffrey với BST của mình. (Ảnh: esignartmagazine.com)

Boon the Shop, một thương hiệu tài trợ trang phục cho các nhân vật VIP đã từng đặt đơn hàng trị giá $13,981 một chiếc áo cho nam ca sĩ K-pop. “Họ rất đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công việc kinh doanh của tôi”, Jeffrey khẳng định.

Miền đất hứa cho các NTK trẻ

Xứ sở kim chi là thị trường lớn thứ hai của Vetements sau Mỹ. “Khi Vetements tổ chức sự kiện ra mắt, địa điểm tổ chức cách Seoul hai giờ đồng hồ. Không có phương tiện di chuyển, nhưng mọi người đều đến tham dự. Điều này thể hiện rõ những ngôi sao thời trang đang lên ở châu Âu đều có ảnh hưởng rất lớn ở đây”, ông Jung Kuho, giám đốc điều hành của Tuần lễ Thời trang Seoul cho biết.

G-Dragon trong một thiết kế hiệu Vetements. (Ảnh: koreaboo.com)

Ngành công nghiệp thời trang Hàn Quốc đang đi lên nhưng chủ yếu nguồn thu bắt nguồn từ nguồn khách du lịch, đặc biệt là khách Trung Quốc. Theo Jung Kuho, thị hiếu của các khách hàng đang dần thay đổi, kể cả những khách hàng lớn tuổi. Họ muốn tìm kiếm những điều mới mẻ tại các thương hiệu mới thay vì những hãng truyền thống.

Hàn Quốc luôn là vùng đất khởi xướng những xu hướng mới tại châu Á. (Ảnh: keywordsuggest.org)

Các nhà mốt lâu đời chia sẻ với nhau 70% ngành công nghiệp thời trang may sẵn, thế nhưng các thương hiệu trẻ như Molly Goddard, Charles Jeffrey Loverboy, Roberts Wood, Shrimps, Wales Bonner và Eckhaus Latta chiễm lĩnh toàn bộ 30% còn lại.

Thách thức

Có ba thách thức các thương hiệu trẻ phải đối mặt:

  • Các hãng thời trang nội địa

Theo trang Euromonitor, thị trường may mặc và phụ kiện của Hàn Quốc có giá trị khoảng 5 tỷ USD và tăng trung bình 7,2% mỗi năm. Tuy nền công nghiệp thời trang Hàn Quốc đang có xu hướng tăng lên nhưng nó vẫn đang phải vật lộn vì sự hồi phục kinh tế chậm chạp.

Các hãng thời trang nội địa cũng phải đương đầu với thách thức tương tự nhưng họ đương đầu bằng việc ra mắt những sản phẩm có thiết kế độc đáo hoặc tận dụng những quán café hoặc phòng trưng bày thú vị để bày bán sản phẩm của mình.

Thiết kế độc đáo của hãng thời trang Hàn Quốc Gentle Monster. (Ảnh: pinterest.com)

Các hãng Boon the Shop, Space Mue hay 10 Corso Como đều được điều hành bởi tập đoàn đa quốc gia như Shinsegae, Hyundai và Samsung. Mặc dù ảnh hưởng của họ đã bị suy giảm trong những năm gần đây nhưng chúng vẫn chiếm khoảng 85% GDP, mặc dù chỉ sử dụng 13% nhân lực lao động.

Một góc cửa hàng của hãng Boon the Shop. (Ảnh: english.visitkorea.or.kr)

  • Thuế nhập khẩu cao

Monica Kim, biên tập viên thời trang người Mỹ gốc Hàn của American Vogue, tỏ ra hoài nghi về mức độ kinh doanh đang bùng nổ trong các cửa hàng thời trang Hàn Quốc. Lý do là hàng nhập khẩu bị đánh thuế cao, khiến giá bán lẻ của các mẫu thiết kế quốc tế tăng theo và người tiêu dùng có thể mua bộ đồ đó với giá ít hơn chỉ bằng một cú click.

Những thiết kế nước ngoài có giá thành cao vẫn được giới thượng lưu Hàn Quốc ưa chuộng. (Ảnh: Charlesjeffrey.net)

“Tôi đặt cược một nửa trong số họ là những người làm việc trong ngành công nghiệp giải trí và Kpop”, Bom Lee, tổng biên tập của ấn bản tiếng Hàn của tờ Dazed & Confused cùng đồng tình với ý kiến của Monica Kim.

  • Thương hiệu mới nổi “SPA”

Là nhãn hiệu áo tư nhân được làm tại khu vực may mặc Dongdaemun có giá thành sản xuất rẻ nhưng lại mang thiết kế hợp thời và dễ mặc như Stylenanda hoặc Imvely, SPA là đối thủ đáng gờm cho cả các hãng thời trang Hàn Quốc và quốc tế.

Khu chợ Dongdaemun với vô vàn các mẫu quần áo. (Ảnh: expedia.com)

Với sự “hậu thuẫn” không nhỏ từ các ngôi sao nổi tiếng và nhu cầu liên tục với những sản phẩm mới mẻ và độc đáo, mặc dù phải đối đầu với những khó khăn không nhỏ, Hàn Quốc sẽ vẫn là một miền đất hứa cho các nhà thiết kế trẻ của làng mốt thế giới.

Xem thêm:

Cận cảnh những thiết kế giúp Beyoncé đẹp hút hồn tại lễ hội âm nhạc Coachella 2018

ELLE Style Calendar: Những chiếc đầm sơmi bừng tỏa tính nữ giữa mùa hạ (15/4 – 21/4).

Nhóm thực hiện

Vân Anh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Hình ảnh: Tổng hợp)

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more