Thời trang / Thế giới thời trang

Những xu hướng thời trang tái chế nổi bật trong năm 2024

Thời trang tái chế nổi lên như một phương án tiêu biểu giảm thiểu rủi ro ô nhiễm, tiết kiệm nguồn tài nguyên và chi phí, đồng thời đóng góp tích cực cho cả môi trường và cộng đồng.

Đứng ở vị trí thứ hai chỉ sau ngành dầu mỏ, ngành công nghiệp thời trang là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nặng nhất. Cả quá trình sản xuất và việc loại bỏ sản phẩm đã qua sử dụng tạo ra lượng rác thải đáng kể, đặt ra áp lực đáng kể đối với hệ sinh thái.

Thời trang tái chế không chỉ đơn thuần là việc sử dụng lại vật liệu cũ, mà còn là quá trình tạo ra sản phẩm mới bằng cách tận dụng những nguyên liệu đã qua sử dụng. Từ quần áo cũ, vải vụn, giấy báo, đến nhựa… tất cả đều trở thành nguồn lực chính cho thời trang tái chế, có thể biến đổi thành các sản phẩm đa dạng như túi xách, giày dép, quần áo, mũ, thú bông… Việc tái chế những nguyên liệu đã qua sử dụng không chỉ giúp giảm lượng rác thải mà còn góp phần tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock

Theo fashionmagazine, thực tế cho thấy 73% khách hàng thuộc thế hệ Millennials đã chia sẻ rằng họ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để sở hữu các sản phẩm từ các thương hiệu thời trang bền vững và thiết kế mang phong cách vintage. Sự hòa nhã với môi trường kết hợp với duy trì lợi nhuận đang trở thành chiến lược kinh doanh mà nhiều thương hiệu thời trang trên thế giới đang hướng đến.Tính bền vững trong lĩnh vực thời trang đã thu hút sự chú ý từ những thập kỷ trước, nhưng chỉ đến ngày nay, nó mới thực sự trở thành một đề tài quan trọng. Điều này xuất phát từ sự chấp nhận và nhận thức ngày càng cao về những biến đổi khí hậu và tác động tiêu cực của con người đối với môi trường tự nhiên.

Ảnh: Imaxtree
Ảnh: Getty Images
Ảnh: Fiona Lake

Do đó, thời trang bền vững đang trở thành xu hướng chủ đạo cho tương lai, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp thời trang và giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường. Sử dụng các vật liệu như bông hữu cơ, len organic, vải tái chế từ chất thải nhựa, và lụa tái chế… giúp thúc đẩy phát triển của thời trang bền vững. Thiết kế thời trang bền vững cũng tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm đơn giản, có thể sử dụng được trong nhiều mùa và tình huống khác nhau, nhằm giảm thiểu lượng rác thải.

Ảnh: @ecoalf
Ảnh: Getty Images

2024 dự kiến sẽ là một năm bùng nổ của thời trang xanh. Hàng loạt bộ sưu tập được tung ra thị trường, là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thời trang. Mặc dù làng mốt đạt được quy mô và lợi nhuận khổng lồ, nhưng đằng sau đó, thiên nhiên đang phải đối mặt với việc chấp nhận hàng triệu tấn rác thải hàng năm và liên tục cung cấp nguồn tài nguyên cho quy trình sản xuất. Tuy nhiên, trong cuộc đua không ngừng, cơ hội “xanh hóa” thế giới thời trang đang nảy sinh thông qua việc sử dụng những chất liệu bền vững, hứa hẹn sẽ chiếm lĩnh vị thế trong xu hướng chất liệu của ngành công nghiệp may mặc.

Chloé là một trong những thương hiệu xa xỉ tiên phong làm mới hình ảnh bản thân bằng xu hướng bền vững. Trong thời gian gần đây, thương hiệu xa xỉ này đã chuyển đổi hoàn toàn cảm nhận về thiết kế thời trang sang một hình ảnh mới trên trang Instagram của mình, đặc trưng bởi những bức ảnh nghệ thuật tinh tế “nắm bắt” vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên.

Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Nhóm thực hiện

Bài: Hiếu Ngân
Ảnh: Tổng hợp 

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)