Thời trang / Thế giới thời trang

Sử dụng lông vũ thay chất liệu lông thú có thực sự nhân đạo hơn?

Chất liệu lông vũ không đòi hỏi tới hành động giết chóc động vật nhưng việc sử dụng lông vũ trong ngành công nghiệp thời trang vẫn được xem là không nhân đạo.

Những chiến dịch tuyên bố ngưng sử dụng chất liệu lông thú từ các thương hiệu lớn Gucci, Armani, Michael Kors và Versace dẫn đến việc cân nhắc lông vũ sẽ là lựa chọn tốt hơn hay không?

Một vài nhà thiết kế đã đem tới xu hướng lông vũ trong các bộ sưu tập ra mắt vào đầu năm nay như Proenza Schouler, Rodarte, hay Berta Balilti.

lông vũ

Một thiết kế xuất hiện trong BST Xuân 2018 của Proenza Schouler: phần lông vũ trắng được xếp buông rũ trên nền váy xám.  (Ảnh: Monica Feudi)

lông vũ

lông vũ

Những chiếc áo khoác bồng bềnh đầy màu sắc trong BST Xuân 2018 của thương hiệu Rodarte.  (Ảnh: Kim WestonArnold)

Phó giám đốc các chiến dịch tại PETA – Ashley Byrne nhấn mạnh rằng “Lông vũ cũng như lông thú là điều không cần thiết và tàn nhẫn, và việc sử dụng chất liệu này không mang tính nhân đạo hơn.” Byrne chia sẻ việc nghiêm cấm chất liệu lông vũ không tạo được sức ảnh hưởng mạnh mẽ bằng lông thú.

Khi diện một chiếc áo khoác lông thú bạn sẽ tưởng tượng ngay tới hình ảnh thú cưng như con mèo hay con chó của bạn. Ngược lại, với chất liệu lông vũ, chúng ta lại không có cùng cảm nhận trực quan hình ảnh rõ ràng như vậy.

Việc sử dụng chất liệu lông vũ trong lịch sử thời trang cũng đã từng là chủ đề mà các nhà hoạt động nhân quyền phản đối kịch liệt vì chúng được cân nhắc là tệ hơn cả lông thú. Các cuộc cách mạng bảo vệ lông vũ khá là chênh vênh.

Những năm 1800, phái đẹp khá ưu ái các chiếc mũ được phủ kín đầy lông vũ. Kích thước mũ tiếp tục tăng lên vào những năm 1820 và khi chiều rộng của vành tăng theo khiến cho nhu cầu lông vũ ngày càng cao. Nhiều nhà văn đã dùng ngôn từ của họ để châm biếm thói quen sử dụng lông vũ của phụ nữ thời đó. Nhu cầu dành cho lông vũ đã từng “bốc hơi” vào những năm đầu của Thế chiến thứ I 1914.

Vào thời đại Victoria, việc dùng lông vũ một cách quá mức lại tiếp diễn. Nhưng cũng chính việc thu hoạch quá nhiều, mọi người tự nhận thức được họ đang phá huỷ môi trường sống và công chúng chính thức quan tâm nhiều hơn về bảo tồn và phúc lợi của động vật. Kết quả của việc lạm dụng lông vũ cũng nhanh chóng chìm xuống sau đó.

lông vũ

Diễn viên người Mỹ Zoe Kravitz diện thiết kế lông vũ của thương hiệu Christian Dior tại lễ trao giải Emmy 2017. (Ảnh: Getty Images)

Nỗ lực đầu tiên bảo vệ quyền lợi cho các loài chim đến từ Hiệp hội nước Anh vào năm 1867. Nối tiếp chiến dịch là bốn Công vụ của Quốc hội Anh để bảo tồn các loài chim được tìm thấy tại địa phận Anh Quốc. Tuy nhiên, việc nhập khẩu các giống chim lạ vẫn không bị ngăn chặn.

Tại Mỹ, các Đạo luật như Lacey và chim di cư đều đã được thông qua để cấm việc buôn bán và giết hại chim để lấy lông vũ. Theo Tổng thống Trump, luật đã được sửa đổi vào tháng 12 với nội dung các nhà kinh doanh được phép giết chim di cư một cách vô tình nhằm giúp đỡ họ được miễn truy tố.

Việc thu hoạch lông vũ dường như không đòi hỏi tới hành động giết hại động vật như chất liệu lông thú hay da nhờ vào quá trình rụng lông – tức là lông chim sẽ tự rụng để thay lớp lông mới. Nhiều nhà nông nghiệp đà điểu đã lợi dụng “kẽ hở” này để thực hiện việc kinh doanh lông vũ. Tuy nhiên, không phải giống chim nào cũng áp dụng được phương pháp rụng lông, đặc biệt là lông đà điểu – loại lông vũ phổ biến nhất trong ngành công nghiệp thời trang.

lông vũ

Mẫu đầm trắng cổ cao với phần đính chi tiết long đà điểu trong BST Xuân 2018 của thương hiệu Ralph & Russo. (Ảnh: designersoutfits.com)

Lông của loài đà điểu được giới chuyên gia thời trang phải công nhận vì chúng không hề kén thuốc nhuộm nhờ vào tính tươi tốt, sang trọng và linh hoạt. Phương pháp thu hoạch lông đà điểu chỉ có trong hai cách: vặt lông trong khi chim còn sống hoặc lấy từ chim khi chúng đã chết.

Dù có nhiều ý kiến chống đối tới các nhà nông nghiệp đà điểu, nhưng phải thừa nhận rằng chính các doanh nghiệp này đã giúp bảo tồn loài đà điểu khỏi việc săn bắn.

Byrne tin rằng các cuộc tranh luận về tính nhân đạo của lông vũ rồi cũng sẽ bị bỏ qua trong tương lai gần. Theo Byrne, “Tiến bộ trong công nghệ có khả năng giúp tái tạo mọi thứ mà không đụng tay đến hành vi giết chóc loài động vật nào và đây có lẽ là tin tốt cho mọi người.”

Xem thêm

Paris Hilton và những lần khẳng định đẳng cấp “fashion icon”

ELLE Style Calendar: Thời trang lấy cảm hứng và tôn vinh cộng đồng LGBT (21/5 – 27/5)

Nhóm thực hiện

Quế Anh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Hình ảnh: Tổng hợp)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)