Sự thoát ly khỏi làn ranh giới tính của thời trang unisex

Đăng ngày:

Tính nữ và nam trong thời trang được định hình cụ thể qua màu sắc, mảng miếng và phân vải dưới góc nhìn của các nhà thiết kế.

Thời trang phi giới tính (unisex), một khía cạnh được tạo ra với những định dạng mới lạ, đã là đề tài thú vị cho nhiều biểu tượng thời trang muốn bước chân ra khỏi thị trường nội địa. Về bản chất, thời trang phi giới tính được hình thành dựa trên quyền tự do trong việc ăn mặc, bộc lộ mong muốn, phong cách của mình và sự thích nghi của ngành thời trang với nhu cầu của người dùng. Trong bối cảnh xã hội, định vị giới được xác định như một phần của việc hình thành thời trang nam-nữ. Tuy nhiên, trước sự phát triển của phong trào bình đẳng giới, thời trang unisex được hình thành như cách xoá đi vách ngăn và những chuẩn mực trước đó, thứ vốn định vị là thước đo vô hình cho ngành sáng tạo. 

Thời trang phi giới tính và sự phát triển trên dòng chảy bình đẳng giới 

Theo Jo Paoletti, nhà nghiên cứu thời trang tại đại học Maryland, thuật ngữ “phi giới tính” (unisex) được sử dụng vào giữa những năm 60 để chỉ những kiểu tóc không chải chuốt và tạo kiểu cầu kỳ. Đến tận vào cuối những năm 1900, Amelia Bloomer, một người ủng hộ chế độ nữ quyền đã giới thiệu thiết kế quần hoa để mặc dưới một chiếc váy ngắn.

unisex

Thời trang phi giới tính. Ảnh: Getty Images

Phong trào tiến bộ này đã nhận được nhiều sự quan tâm; tuy nhiên, lại chìm xuống nhanh chóng do sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy vậy, sau khi chiến tranh kết thúc, phái nữ một lần nữa lên tiếng để phá vỡ các chuẩn mực giới tính và kêu gọi nữ quyền. Vào những năm 1968, tại bài báo với tựa đề “The Era of the ‘Monster’ and the ‘Brute’ in Fashion” (Kỷ nguyên của “quái vật” trong thời trang) do The New York Times phát hành, thuật ngữ “phi giới tính” (unisex) mới thực sự được áp dụng trong lĩnh vực thời trang khi tập trung vào việc miêu tả đôi giày chunky là một thiết kế phù hợp với cả nam và nữ.

Phong trào thời trang phi giới tính thực sự rực rỡ nhất vào những năm 2000. Vào thời điểm mà những người phụ nữ như Coco Chanel đã bắt đầu sử dụng các thiết kế trong trang phục nam giới và “nữ tính hoá” các mảng miếng đó trong thời trang nữ. Về mặt xã hội, điều này có ý nghĩa rất lớn khi là một bước ngoặt mới về chủ nghĩa nữ quyền, điều mà phụ nữ đã theo đuổi trong nhiều thập kỷ. Và đó là lúc, công chúng chứng kiến những bộ sưu tập mang dấu ấn lịch sử về những thiết kế phi giới tính trên sàn diễn.

unisex

Yves Saint Laurent 1971. Ảnh: Getty Images

unisex

Gabrielle Chanel và phát kiến tweed kinh điển. Ảnh: The Richard Avedon Foundation

Tại các quốc gia châu Á, phong trào này cũng thực sự tạo ra hiệu ứng bởi các thương hiệu tiên phong có phong cách và nguồn gốc từ châu Âu như Comme des Garçons và Yohji Yamamoto. Tại Nhật Bản, từ năm 2016, thanh niên ở Tokyo đã thực hiện phong trào chống lại định vị tính dục trong thời trang, loại bỏ chủ nghĩa nhị phân và cho mọi người sự tự do hoàn toàn trong lựa chọn phong cách. Tại quốc gia có truyền thống văn hóa lâu năm như Trung Quốc và Việt Nam, các nhà thiết kế nội địa cũng bắt đầu tiếp cận phong cách phi giới tính vào và đang trên đường phá vỡ các khái niệm cố hữu trong văn hóa thời trang.

unisex

Ảnh: Comme des Garçons

unisex

Ảnh: Yohji Yamamoto

Trẻ hoá trên sàn diễn hiện đại unisex

Thời trang phi giới tính đang được giới trẻ ưa chuộng, đặc biệt là từ thời điểm đại dịch COVID-19 bùng nổ. Trong bối cảnh đó, người dân buộc phải ở nhà và hạn chế tiếp xúc ở những nơi công cộng nên có xu hướng mua những trang phục bình thường, thoải mái và phi giới tính hơn. Điều này cũng vô hình chung tạo ra sự hình thành của một dạng trang phục khác trong tủ đồ và bình thường hoá sự xuất hiện của chúng trong cuộc sống hằng ngày. Để rồi, chúng ta đã đón nhận phong cách phi giới tính một cách thụ động nhất. 

hed mayner

BST Hed Mayner Xuân 2023. (Ảnh: Hed Mayner)

BST Jean Paul Gaultier Xuân 2020. (Ảnh: Jean Paul Gaultier)

Ngoài ra, sự lớn mạnh của các trang mạng xã hội cũng là nguyên nhân dẫn đến sự trẻ hoá và lan rộng mạnh mẽ của phong cách này. Theo Priscilla Liu, Giám đốc thương hiệu của một trong những nền tảng mặt hàng cao cấp hàng đầu của Trung Quốc cho biết: “Các khách hàng Gen Z của Trung Quốc lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số, nơi họ được cung cấp những gì họ muốn biết về thời trang, nghệ thuật và lối sống. Do đó, đây có thể là lý do vì sao, phong cách unisex đang ngày càng lớn mạnh với người trẻ”. Và tại các quốc gia Châu Á, khi lề thói phong kiến đã đàn áp tư tưởng của phụ nữ trong nhiều năm, giờ đây, các bạn trẻ, những người được thừa hưởng tư duy mới mẻ và hiện đại, lại càng có nhu cầu được nói lên tiếng nói thể hiện sự hiểu biết của họ về xu hướng thời trang phi giới tính.

Ảnh: Simons

zayn malik gigi

Ảnh: Vogue

Với những tín hiệu tích cực đó, ngành thời trang cũng đón nhận những con số đáng kể cho nhóm hàng thời trang phi giới tính. Cụ thể, những món đồ “trung tính” như áo sơ mi, áo phông, hoodie và blazer là những sản phẩm đứng đầu danh sách khi góp phần làm nên doanh thu của nhiều nhãn hàng. 

Ảnh: Pinterest

unisex

Quỳnh Anh Shyn và Nam Phùng. Ảnh: @quynhanhshyn_

Đối với sàn diễn nội địa, định nghĩa “futuristic” (tương lai), “neutrality” (sự trung lập) được dùng để thoát ly khỏi làn ranh giới tính trong thời trang, và là bàn đạp để tạo ra các thiết kế unisex điển hình. Gần đây, các nhà thiết kế thời trang danh giá cũng đã bắt đầu đưa các sản phẩm phi giới tính mang tính trình diễn và sáng tạo cao như jumpsuit có khóa kéo, thiết kế cut-out hay những chất liệu mới mẻ. Sự bứt phá của nhiều khối óc mới cũng là nét phá cách mới cho ngôn ngữ thời trang. 

unisex

Sàn diễn Gucci 2016. Ảnh: Getty Images

Jill Sander unisex

Ảnh: Jill Sander

 Vivienne Westwood unisex

Ảnh: Vivienne Westwood

Nhóm thực hiện

Bài: Hiếu Ngân
Ảnh: Tổng hợp 

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more