Thời trang / Thế giới thời trang

Những cuộc tranh luận không hồi kết của việc dung hòa thời trang với văn hóa

Sự thật là, những năm trở lại đây, không một mùa thời trang nào trôi qua mà không có một hãng này hay hãng khác bị buộc tội là chiếm đoạt văn hóa.

Từ những người mẫu tết tóc dreadlocks của Marc Jacobs, qua BST chủ đề Châu Phi của Valentino, tới sàn diễn với những du khách Trung Quốc của Dolce & Gabbana hay những chiếc khăn Sikh của Gucci… và danh sách vẫn còn dài.

Câu hỏi đặt ra: Liệu có nên chỉ cho phép những thương hiệu Trung Hoa dùng họa tiết in hình rồng hay các nhãn hàng Anh Quốc mới có quyền được dùng kẻ sọc tartan?

Từ trái qua phải: BST Thu – Đông 2017 của Marc Jacobs, sàn diễn Thu – Đông 2016 của Valentino, show Thu – Đông 2015 của Dolce & Gabbana.

Cuộc tranh luận kéo dào cả thập kỉ vẫn mãi chưa tìm ra lối kết. Và giờ đây với sự phát triển của Facebook, Instagram, Twitter,…báo chí dường như không còn là tiếng nói duy nhất trong cuộc tranh cãi này.

“Lí do tại sao chủ đề “chiếm đoạt văn hóa” trong thời trang lại được coi trọng như vậy nằm ở việc “giám khảo” đã thay đổi. Đám đông trên mạng xã hội có thể quyết định xem đó là sự xâm hại văn hóa hay là nguồn cảm hứng từ văn hóa, và sau đó quyết định xem liệu nó có đáng lo ngại hay không”, Tory Turk, người phụ trách một triển lãm độc lập tại London, bày tỏ.

Gucci nhận phải nhiều “gạch đá” của cư dân mạng khi để người mẫu da trắng đội khăn Sikh.

Xâm hại hay chiếm đoạt văn hóa là khi một văn hóa chiếm ưu thế sử dụng các yêu tố của một văn hóa thiệt thòi hơn trong bối cảnh ngoài hoặc đi ngược lại với mong muốn văn hóa nguyên gốc ban đầu. Với những tranh luận nặng nề xung quanh vấn đề này ngày hôm nay, ý nghĩa của văn hóa nói trên dễ bị đánh mất, gây hại hoặc có lợi cho một nhãn hiệu cao cấp.

NTK John Gallino, trong 20 năm làm việc tại Dior, đã thực hiện nhiều BST tai tiếng như “Chuyến du hành trên tàu Diorient Express (chơi chữ Dior và Orient – phương Đông) hay Câu chuyện về Công chúa Pocahontas”, ra mắt năm 1998, với những trang phục lấy cảm hứng từ các bộ tộc, người Mĩ bản địa và cả Nhật Bản. BST đã gây không ít phẫn nộ.

Show diễn “Diorient Express” của Dior dưới sự chỉ đạo sáng tạo của John Galliano. (Video: fashiontv)

Nhiều năm trước khi cụm “chiếm đoạt văn hóa” trở nên quen thuộc với dư luận, ca sĩ nhạc pop Gwen Stefani đã cho ra mắt album đầy tranh cãi mang tên Harajuku Girls. Bài hát lấy cảm hứng từ văn hóa streetstyle của giới trẻ tại đất nước mặt trời mọc, kết hợp với dàn vũ công phụ họa phía sau ăn mặc như những cô gái Harajuku. Dư luận chỉ trích Stefani xâm hại văn hóa trắng trợn, cô ấy gọi đó là “đề cao văn hóa.” Vậy đâu là danh giới?

Ca sĩ nhạc pop Gwen Stefani cùng dàn nữ công phụ họa mặc theo phong cách Harajuku của Nhật Bản. (Ảnh: Sưu tầm)

Susan Scafidi, nhà sáng lập của Viện Luật Thời trang đưa ra một phương pháp giải quyết vấn đề: “Để phân biệt giữa sự chiếm đoạt gây hại và sự tìm cảm hứng tích cực, tôi sử dụng quy luật 3 S: nguồn gốc (source), ý nghĩa (significance) và sự giống nhau (similarity)”.

Bà đề nghị cần phải kiểm tra mức độ bất lợi về mặt lịch sử của cộng đồng “bị áp bức”, cũng như xem xét xem liệu sản phẩm được đưa ra có ý nghĩa lớn đối với cộng đồng hay nguồn văn hóa gốc hay không.

Victoria’s Secret đã gặp phải nhiều sự phản đối của dư luận khi để các thiên thần của mình sải bước trong các bộ đồ lót trang trí hình Rồng khi diễn ở Thượng Hải hay cải trang các người mẫu thành những cô gái Mỹ bản địa hở hang với những mảnh đồ lót tí hon vào năm 2012.

Victoria’s Secret đã nhiều lần vướng phải cáo buộc xâm hại văn hóa.

Valentino cũng tiếp nối xu hướng cùng những mái tóc tết luống ngô trong BST Xuân – Hè 2016 mang tên “Tribal America” với 8 trong số 87 người mẫu là người da màu. Hay gần đây nhất, Marc Jacobs đưa những người mẫu tết tóc dreadlocks bảy sắc cầu vồng lên sàn diễn, “mỉa mai” nhận văn hóa đen và goth là nguồn cảm hứng của mình.

BST “Tribal Africa” của Valentino với gần như toàn bộ người mẫu là người da trắng. (Ảnh: huffpost)

Hình ảnh người mẫu tết tóc dreadlocks bảy sắc cầu vồng trên sàn diễn Thu/Đông 2017 của Marc Jacobs (Ảnh: Reuters/ Andrew Kelly)

Trong khi hầu hết các hãng thời trang gọi những thiết kế của mình là một sự “trao đổi văn hóa”, nhiều người chỉ ra rằng bên duy nhất được ưu tiên hưởng lợi từ những cuộc “trao đổi” này là những tập đoàn giá trỉ hàng tỷ đô la. Điều đó đặt ra nghi vắn rằng liệu có phải các hãng đang có tấm vé miễn phí tới sự chiếm đoạt một cách tự do đơn giản nhờ sự thiếu hiểu biết về các nền văn hóa khác với văn hóa của họ?

“Những ý tưởng thực sự mới lạ rất hiếm, vậy nên hầu hết  sáng tạo hoặc các ý tưởng mới đều là kết quả của việc vay mượn từ một concept đã có sẵn, chính là các cấu trúc văn hóa, rồi biến hóa và tái sử dụng lại.” bà Linda Hewson, giám đốc sáng tạo của cửa hàng thời trang cao cấp Selffriges ở Anh, chia sẻ.

Từ Yves Saint Laurent lấy cảm hứng từ những đồng cỏ safari cho BST Châu Phi  năm 67, tới Jeremy Scott kết hợp pop art với quần áo cho Moschino năm 2016, việc “tái chế” các biểu tượng văn hóa đã không còn là điều gì mới.

BST “African Queen” (Nữ hoàng ChâU Phi) của Yves Saint Laurent. (Ảnh: Getty Image)

Jeremy Scott đã lấy McDonald để làm cảm hứng sáng tạo cho Moshino. (Ảnh: Moschino)

Để tránh việc khai thác văn hóa quá đà, bà Hewson nói rằng một thương hiệu cần phải tôn trọng tính vẹn toàn của concept hoặc một ý tưởng ban đầu, ngay cả khi nó được sử dụng bên ngoài ngữ cảnh lịch sử vốn có của nó. Còn bà Scafidi gợi ý các nhà thiết nên xem xét việc hợp tác sáng tạo cùng với các cộng đồng nguồn gốc và các nghệ sĩ của họ để tạo nên một quá trình có thể mang lại “sự công nhận và lợi ích kinh tế cho cả hai bên”.

Một ví dụ điển hình về việc đề cao văn hóa với ý định tốt của một hãng thời trang cao cấp Brazil: BST Xuân – Hè 2006 của Osklen, lấy cảm hứng và đồng thời hợp tác cùng một bộ tộc Amazon mang tên Ashánika. Người Asháninka được nhận tiền bản quyền từ bộ sưu tập và giúp đỡ nâng cao nhận thức về cuộc đấu tranh bảo vệ đất đai chống lại những kẻ buôn lậu bất hợp pháp.

Hãng thời trang Brazil Osklen trao đổi bình đẳng cùng với bộ tộc Ashánika. (Ảnh: @osklen)

Sau cùng thì, văn hóa không phải là một hiện vật cần được đóng băng và cất giữ bảo quản trong tủ kính. Còn thời trang thì là một ngành công nghiệp toàn cầu: từ văn phòng thiết kế qua người bán tới người mua đều là tập hợp những cá thể với nhiều quốc tịch, nguồn gốc khác nhau.

Vậy nên, trong thời đại chia rẻ và nhiều thách thức như hiện nay, chừng nào các hãng có sự thừa nhận đúng đắn và phát triển mở rộng lợi ích cho các cộng đồng, thì thay vì lên án, truyền thông nên ăn mừng những cuộc trao đổi văn hóa bình đẳng này.

Xem thêm:

Phong cách thời trang “quyền lực” của Kim Kardashian khi xuất hiện ở Nhà Trắng

Lí do nào mà hình thức mua hàng online đang phát triển vượt bậc?

Nhóm thực hiện

Hương Giang (Nguồn Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Ảnh: Tổng hợp)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)