Thời trang / Thế giới thời trang

Thạc sĩ chuyên ngành thời trang trong cuộc đấu khốc liệt

Nghiên cứu chỉ ra những sinh viên tốt nghiệp khóa thạc sĩ kinh doanh thời trang gặp nhiều rủi ro khi kiếm việc làm trong ngành công nghiệp hoa lệ này. Câu hỏi đặt ra là liệu tấm bằng thạc sĩ ngành thời trang có giúp bạn dễ dàng bước vào thế giới thời trang xa xỉ với mức lương thưởng ngang tầm tấm bằng?

Thành phố hoa lệ New York từng là một trong những kinh đô thời trang dẫn đầu mọi xu hướng. Tuy nhiên, mới đây, theo một nghiên cứu của một thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh thời trang của trường NYU (New York University), New York đang ở vị trí chạy theo xu hướng nhiều hơn là kẻ tiên phong.

Các khóa thạc sĩ chuyên sâu và nhiều chương trình quản trị kinh doanh (MBA) trong lĩnh vực thời trang xuất hiện ngày càng nhiều. Vô số trường kinh doanh khắp thế giới mở lớp dạy và hỗ trợ cho những ai muốn nâng cao trình độ hoặc muốn chuyển ngành sang lĩnh vực này, trong đó có những trường được xếp hạng cao trên Tuần báo Tài chính (Financial Times) như HEC Paris, London Business School, Polotecnico di Milano School of Management và EMLyon.

nganh thiet ke thoi trang

Tuy nhiên, một số câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề liệu trở thành một nhà quản trị chuyên sâu trong kinh doanh thời trang có là sự lựa chọn tốt nhất? Các công ty trong công nghiệp thời trang thông thường không đến các trường đại học để tuyển dụng và hứa hẹn mức lương hay một vị trí tốt như tài chính, ngân hàng… Theo một dịch vụ việc làm Transparent Career tại Mỹ, lương trung bình trả cho vị trí trong lĩnh vực tư vấn nói chung phải đảm bảo ở mức khởi điểm 140 ngàn đô la một năm, trong khi với ngành thời trang, con số chỉ dừng lại ở mức 95 ngàn đô một năm.

Thậm chí các trường học có sự hỗ trợ và bảo đảm tìm kiếm việc làm cho sinh viên trong thời gian học tập cũng phải thừa nhận rằng chỉ một tỷ lệ rất nhỏ mới được chọn lựa làm việc tại các nhãn hàng cao cấp đa quốc gia, số lượng thậm chí còn ít hơn đối với sinh viên đã tốt nghiệp.

thac si kinh doanh thoi trang

London Business School (LBS) luôn cung cấp công việc cho sinh viên MBA của mình nhờ sự hợp tác với Walpole – một tập đoàn thương mại của 170 nhãn hàng Anh quốc. Trong số 430 sinh viên, chỉ 12 ứng cử viên được chọn lựa vào năm 2013. Fiona Allsho, người quản lý chương trình MBA tại LBS cho biết, sau khi tốt nghiệp, chỉ 24 trong số đó hiện tại đang làm việc đúng chuyên ngành. Cô chia sẻ “Thời trang là một trong những ngành mà bạn phải cực kỳ đam mê để dẫn đến thành công. Sự thành công đó đòi hỏi sự mạnh mẽ, kiên trì không ngừng nghỉ.”

Theo Kevin Marvinac, người đồng sáng lập của Transparent Career, sự khó khăn đó thực sự được kiểm chứng bởi chính những sinh viên đang tìm những vị trí chuyên nghiệp trong ngành. Ông nói: “Kiếm được việc tại các công ty với tấm bằng MBA mà không có chính sách tuyền dụng ngay tại trường thì luôn luôn khó khăn hơn.”

Trường đại học Stern nhận thức được lợi tức thấp khi quyết định đầu tư đào tạo bằng cao học MBA trong công nghiệp thời trang. Sinh viên phải trả khoảng 96 ngàn đô cho chương trình đào tạo thời trang riêng biệt, trong khi với những ngành khác, mức học phí lên tới 138 ngàn đô. Theo Jeff Carr, giám đốc trung tâm đào đạo thời trang của Stern, trong số 352 sinh viên tốt nghiệp vào năm ngoài, chỉ có 3 phần trăm được nhận làm tại các công ty thời trang hoặc tại các nhãn hàng cao cấp. Ông cho rằng học MBA về thời trang thực tế là một chọn lựa thích hợp. “Chúng tôi bắt đầu chương trình học chỉ với 20 học sinh, và trong một vài năm, số lượng tăng lên 60 người. Họ đều có đam mê về thời trang và đó là một điều kiện cần thiết để họ có được thành công trong ngành công nghiệp này.”

thac si chuyen nganh thoi trang

Một cựu sinh viên Ấn Độ của học viện thời trang HEC, Bhavna Suresh, hiểu rất rõ mức độ rủi ro khi dấn thân vào ngành thời trang. Là sinh viên cao học ngành kỹ thuật cơ khí tại một trường đại học tại Pháp, cô nàng 29 tuổi này có quyết định táo bạo khi chuyển hẳn sang công nghiệp thời trang. 6 tháng sau khóa học 2 năm, Suresh đồng sáng lập dịch vụ cho thuê quần áo trực tuyến cùng Stylebank với sự hỗ trợ của giáo viên và bạn cùng lớp. Tuy nhiên dịch vụ đã phải đóng cửa trong chưa đầy 2 năm hoạt động. Tiếp tục đi theo con đường kinh doanh công nghệ, Suresh sử dụng những kinh nghiệm của mình để theo đuổi sự nghiệp thời trang. Cô được mời làm việc tại một nhóm khởi nghiệp Rocket Internet tại thủ đô Berlin, Đức. Suresh chia sẻ: “Tôi đã từng được giáo viên tại HEC cảnh báo về những khó khăn của ngành thời trang trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường và cung cấp quần áo cũng như nguy cơ chết của hàng tồn kho.”

Mạng lưới cựu học sinh và đối tác thường là cách tốt nhất để giúp sinh viên tốt nghiệp ra tìm được vị trí tốt trong ngành công nghiệp thời trang. Katherine Wadsworth đến với khóa học MBA tại LBS sau khi đã từng là tư vấn viên và quản lý đầu tư. Cô rời bỏ vị trí quản lý cấp cao tại Farfetch – một cửa hàng bán đồ trực tuyến cao cấp tại London. LBS đã mở rộng cơ hội cho sinh viên thực tập với nhãn hàng thời trang Emilia Wickstead và cửa hàng bán lẻ Harvey Nichols. Katherine chia sẻ rằng “tham gia chương trình MBA cũng như học ngoại ngữ trong kinh doanh và quản lý nhân sự chỉ là một trong những kỹ năng được học mà tôi phải sử dụng hàng ngày.”

ngành thời trang

Lớp học của Wadsworth có 10 người tham gia, nhưng chỉ 3 người trong số đó hiện đang làm việc trong ngành thời trang và họ thực sự rất thành công. Andrew Tudor là quản lý các hoạt động bán hàng tại Chloé, Pháp. Trước đó, Andrew từng làm kế toán trong công ty kiểm toán KPMG ở Canada, cùng lúc đó anh được nhận vào chương trình MBA tại HEC, Paris. Anh từng nghĩ rằng mình không chắc chắn lắm về niềm đam mê của mình nên đã chọn 1 khóa học kinh doanh tổng quát. Andrew chia sẻ: “Hãy thử xem bạn có thể làm gì với tấm bằng MBA. Và nếu không có kết quả như mong đợi thì bạn có thể xem xét tư vấn việc làm.”

Cũng có một số ý kiến khắt khe về chương trình MBA thời trang chuyên sâu. Nadia Danhash, Giám đốc học viện nghệ thuật Royal tại London đã dành 10 năm qua để phát triển chương trình doanh nghiệp và đào tạo doanh nhân. Tuy nhiên học viện này không cân nhắc ý tưởng cấp bằng MBA thời trang chuyên sâu. Thực sự cũng có khá nhiều nhu cầu từ nhiều nhãn hàng cho những ai có kỹ năng tốt trong kinh doanh, nhưng các công ty thường chú ý đến người đã có kinh nghiệm trong ngành. Nadia kết luận: “Chính vì vậy tôi nghĩ tấm bằng MBA không thể giúp bạn bước vào được ngành công nghiệp này.”

Xem thêm 

Những tỉ phú trong ngành thời trang 2013

Personal Shopper – Thế hệ mới của ngành thời trang

Những sự kiện chuyển mình của ngành thời trang thế giới 2015

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Giang Le (Nguồn: BOF)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)