Thời trang / Thế giới thời trang

Câu chuyện của những cặp thầy – trò trong thế giới thời trang

Kinh nghiệm và kiến thức là những tài sản vô giá mà thế hệ trước đã trao truyền lại cho thế hệ tiếp nối. Vào dịp 20/11, hãy cùng ELLE điểm lại những cặp thầy trò đã để lại dấu ấn đậm nét, ghi danh trong lịch sử thời trang thế giới.

Những hình mẫu nhà thiết kế thành công mà chúng ta thấy ngày nay cũng đã từng là những người học trò, người phụ tá, người giúp việc đầy tâm huyết của các thế hệ tiền nhân. Nhân dịp 20/11, hãy cùng ELLE điểm lại những người thầy giáo đã cùng học trò của mình chia sẻ tình yêu với cái đẹp trong thế giới thời trang nhé!

Dior – Yves Saint Laurent

Tháng 6 năm 1955, lần đầu tiên chàng sinh viên chập chững của trường École de la Chamber Syndicale de la Haute Couture đặt chân xin việc tại Maison Dior nổi tiếng bấy giờ. Ngay lập tức, khi nhìn thấy tiềm năng của Yves Saint Laurent, Christian Dior đã sẵn lòng trao ngay cơ hội cộng tác, khởi đầu cho màn hợp tác thời trang đình đám nhất thế kỷ.

Thời trang dior làm bởi YSL
Ảnh: Pinterest
Thời trang Dior kết hợp YSL
Ảnh: Pinterest

Yves Saint Laurent làm việc cùng Monsieur Dior trong vòng hai năm, bắt tay trong mọi quy trình sáng tạo từ lên ý tưởng, phác thảo, phát triển mẫu thử và thậm chí làm việc trực tiếp trên những chiếc váy thực sự. Chưa hết, ông còn được giao cho trọng trách trang trí lại tất cả các cửa hàng bán lẻ. Và để làm được điều này, ông phải tưởng tượng bản thân như khách hàng của mình, biết những phụ nữ Dior muốn mặc gì và đến nơi chốn như thế nào.

Tuy có nhiều tranh cãi sau này giữa hai người, nhưng chính Laurent cũng thú nhận rằng, Christian Dior đã dạy ông những “điều cốt lõi nhất” mà khó ở đâu có được. Chịu ảnh hưởng bởi phong thái làm việc chuyên nghiệp, kể cả khi mở thương hiệu riêng, nhiều hồi ức khi làm việc với Maison Dior vẫn xuất hiện trong nhiều BST của ông sau này.

thời trang váy voan Dior
Ảnh: Pinterest
YSL kết hợp thương hiệu Dior
Monsieur Dior (trái) và Yves Saint Laurent (phải). Ảnh: Pinterest
Thương hiệu thời trang Yves Saint Laurent
NTK Yves Saint Laurent. Ảnh: Pinterest

Cristóbal Balenciaga – Hubert de Givenchy

Hubert de Givenchy gặp Cristóbal Balenciaga vào năm 1953, hai năm sau khi Givenchy mở thương hiệu thời trang cao cấp của mình. Mặc dù Givenchy chưa bao giờ chính thức “học việc” dưới trướng Balenciaga, nhưng ông luôn biết ơn và thừa nhận vai trò cố vấn, đồng hành định hướng cho các quyết định kinh doanh và thẩm mỹ của ông. 

Để tri ân, ngược lại, Givenchy lại giúp người bạn Balenciaga nêu bật được căn tính quê hương gốc Basque của mình. Chính Givenchy cũng là người đã khởi xướng ý tưởng thành lập Bảo tàng Cristóbal Balenciaga tại Getaria để lưu giữ những kỷ niệm về cuộc đời mình. Không ngạc nhiên khi những thiết kế bồng bềnh nhưng kỳ lạ, nữ tính nhưng hiện đại của Balenciaga lại phảng phất ít nhiều trong sản phẩm của Givenchy.

Cristóbal Balenciaga nhà thiết kế
Cristóbal Balenciaga. Ảnh: Pinterest
Cảm hứng thời trang Givenchy
Ảnh: Pinterest
Nhà thiết kế Givenchy
Hubert de Givenchy. Ảnh: Pinterest
bản sketch thời trang
Ảnh: Pinterest
bản phối thời trang Givenchy
Ảnh: Pinterest

Không chỉ mỗi Hubert de Givenchy, những học trò khác từng làm việc dưới trướng Balenciaga cũng có được thành công cho riêng mình, có thể kể đến Oscar de la Renta (1949), Andre Courreges (1950) và Emanuel Ungaro (1958).

Rei Kawakubo – Junya Watanabe

Với tư cách là một học trò xuất sắc của huyền thoại Rei Kawakubo, Junya Watanabe là ứng cử viên xuất sắc khi có thể kế thừa và phát triển những tinh hoa của trường phái avant-garde, tạo nên một phong cách thời trang độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân.

thầy giáo junya watanabe
NTK Junya Watanabe. Ảnh: Pinterest
các thiết kế thời trang junya watanabe
Ảnh: Pinterest

Con đường sự nghiệp của Watanabe bắt đầu từ những năm 1984 khi ông gia nhập Comme des Garçons với vai trò một thợ may mẫu. Tài năng và sự đam mê đã nhanh chóng đưa ông lên vị trí nhà thiết kế chính của dòng sản phẩm dệt kim Tricot, rồi sau đó là dòng Comme Des Garçons Homme.

Năm 1992 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của Watanabe khi ông chính thức ra mắt thương hiệu riêng dưới cái tên “Junya Watanabe Comme Des Garçons”, vẫn trung thành lối thực hành “monozukuri” trong những sản phẩm của mình. Học hỏi từ người thầy của mình, Watanabe luôn hướng tới việc tạo ra những bộ trang phục bất quy tắc, phá vỡ mọi giới hạn của các khái niệm truyền thống và rất chú trọng đến kỹ thuật thủ công Nhật Bản.

nhà thiết kế thời trang thầy giáo junya watanabe
Ảnh: Pinterest
thời trang Rei Kawakubo
Ảnh: Pinterest

Alexander McQueen – Sarah Burton thầy giáo

Từng là cô học trò xuất sắc của Lee Alexander McQueen tại Central Saint Martins, Sarah Burton đã nhanh chóng trở thành cánh tay phải đắc lực. Bắt đầu sự nghiệp từ một thực tập sinh, sự kiên trì và tài năng của Burton đã giúp cô trở thành trợ lý duy nhất mà McQueen từng có. 

Sau sự ra đi đột ngột của McQueen, Burton đã đối mặt với một thử thách vô cùng lớn: kế thừa và phát triển di sản của một trong những nhà thiết kế thời trang tài năng nhất thế kỷ 20. Nhưng cô đã chứng minh mình là người kế thừa xứng đáng với những thiết kế may đo tinh xảo, chất liệu độc đáo, đường nét phóng đại đậm tính nữ nhưng không hề thiếu tinh thần táo bạo, “drama” ở người thầy của mình. 

Nhà thiết kế thầy giáo Alexander McQueen
NTK Sarah Burton. Ảnh: Pinterest
bản phối Alexander McQueen
Ảnh: Pinterest

Rất tiếc khi Burton vừa chính thức tạm biệt thương hiệu sau 26 năm gắn bó, nhưng điều đáng nói là những lời chia tay đầy xúc động mà cô dành cho ông: “Trên hết, tôi muốn cảm ơn Lee Alexander McQueen. Ông ấy đã dạy tôi rất nhiều và tôi mãi mãi biết ơn ông ấy.”

Sự kết hợp thầy giáo sarah x mcqueen
Lee Alexander McQueen (trái) và Sarah Burton (phải). Ảnh: Pinterest

Jean Paul Gaulthier và thế hệ NTK trẻ thầy giáo

Khép lại chặng hành trình sáng tạo của mình với BST Jean Paul Gaultier Haute Couture 2020, Gaultier tiếp tục đưa ra một quyết định đầy bất ngờ và sáng tạo để bảo tồn di sản thời trang đồ sộ của mình. Thay vì để những thiết kế mãi ngủ yên trong kho lưu trữ, ông đã quyết định mở rộng cánh cửa tiếp cận xưởng may cao cấp của mình cho các tài năng thiết kế trẻ tuổi thỏa sức khám phá, sáng tạo.

Cứ hai lần một năm, một nhà thiết kế khách mời sẽ được vinh dự tiếp quản xưởng may của Gaultier. Mô hình hợp tác độc đáo này không chỉ giúp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản thời trang Gaultier mà còn tạo ra một sân chơi sáng tạo đầy hứng khởi cho người trẻ, kết nối thế hệ tiền bối – hậu nhân trong làng thiết kế. 

Họ có cơ hội học hỏi từ một bậc thầy thời trang, rèn luyện kỹ năng và đồng thời được thể hiện tài năng của mình trên một sân khấu lớn. Không thiếu những tên tuổi đình đám trong làng thời trang đương đại như Chitose Abe (Sacai), Glenn Martens (Y/Project, Diesel), Olivier Rousteing (Balmain), Haider Ackermann, Simone Rocha, Nicolas Di Felice (Courrèges) hay gần đây nhất Ludovic de Saint Sernin được ngỏ lời. Simone Rocha đã từng hào hứng chia sẻ rằng: “Được làm khách mời của ông như một món quà vậy!”

Nhà thiết kế thầy giáo Jean Paul Gaulthier
Ảnh: Pinterest
Nhà thiết kế thầy giáo Jean Paul Gaulthier
Jean Paul Gaultier (trái) và Glenn Martens (phải). Ảnh: Pinterest
Jean Paul Gaulthier bản phối
Ảnh: Pinterest
simone rocha đầm voan
Jean Paul Gaultier x Simone Rocha. Ảnh: Pinterest thầy giáo
olivier roustering đầm cắt xẻ
Jean Paul Gaultier x Olivier Rousteing. Ảnh: Pinterest thầy giáo

 

Nhóm thực hiện

Bài: Bảo Quốc
Ảnh: Tổng hợp

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)