Xu hướng trang phục chính trị dường như đang thống lĩnh ở mọi lĩnh vực, từ nền công nghiệp điện ảnh cho đến thời trang. Tiêu biểu là sự kiện dàn sao Hollywood đồng loạt diện màu đen tại lễ trao giải Quả Cầu Vàng 2018 nhằm mục đích phản đối tình trạng lạm dụng và quấy rối tình dục. Ngay lập tức, truyền thông và dư luận gọi đó là “cuộc cách mạng của chính trị trong ngành thời trang”.
Ảnh: PopSugar
Ảnh hưởng của Brexit cùng với tác động của Donald Trump và sự bùng nổ của các nhà hoạt động nhân quyền ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã lan rộng qua các vùng nước văn hóa. Những người biểu tình, kể cả ủng hộ phong trào nữ quyền, ủng hộ công lý xã hội hay phản đối nạn phân biệt chủng tộc, đều chọn lựa phục trang chính trị theo dress code riêng.
Song, loại trang phục chính trị hoàn toàn không phải dress code của các chính trị gia. Nhưng vấn đề là ngay cả những học giả về thời trang cũng nhận định đó là thời trang.
Thời trang là gì? Trang phục chính trị có phải là thời trang?
Khía cạnh chính trị của thời trang được thấu hiểu ngay từ khi một cá nhân sinh ra. Bởi vì về cơ bản, cách con người ăn vận ra sao và khi nào chính là biểu hiện rõ rệt cho mức độ tự do và ảnh hưởng của xã hội.
Trang phục dường như được thể hiện dàn trải trên phạm vi chính trị bao quát, từ sự tuân thủ cho đến cuộc nổi loạn. Đơn giản thì phong cách ăn mặc đã đưa ra thách thức mà trong đó yêu cầu về ý nghĩa chính trị được đặt lên hàng đầu. Do đó quyền lực xã hội của thời trang đã được tác động bởi yếu tố chính trị.
Tiêu biểu trong cuộc phản kháng tại Charlottesville, bang Virginia mùa hè năm ngoái, vô số người biểu tình đã mặc trang phục màu đen (black bloc) nhằm thể hiện sự phản đối cứng rắn đến nạn phân biệt chủng tộc của những người da trắng.
(Ảnh: Civil Rights Movement Veterans)
Đồng thời, trang phục “black bloc” cho thấy sự sẵn lòng sử dụng bạo lực nếu cần thiết, giống như Black Panthers trong những năm 60s và 70s. Các Panthers đã lợi dụng lỗ hổng trong lần sửa đổi thứ hai của hiến pháp Hoa Kỳ nhằm hợp thức hóa việc mang vũ khí công khai.
Back Panther được thành lập năm 1966 với mục tiêu bảo vệ những người da màu khỏi nạn bạo hành. Những “chiến binh” da màu luôn sẵn sàng đấu tranh vì mục tiêu đoàn kết cộng đồng và chống lại những kẻ cầm quyền da trắng “hung hãn”. (Ảnh: CBS News)
Ngày nay, phong cách chính trị là một nỗ lực phối hợp của một nhóm các cá nhân để kêu gọi sự chú ý đến một vấn đề xã hội. Họ làm như vậy bằng cách diện trang phục theo phong cách đã được số đông tán thành. (Ảnh: Forbes)
Thời trang – như được định nghĩa – xảy ra khi một xã hội rộng lớn đồng ý với một phong cách, gu thẩm mỹ hay văn hóa trong một khoảng thời gian. Do đó, thời trang thay đổi theo thời gian ở quy mô xã hội. Thời trang xuất hiện trong bất kỳ lĩnh vực nào mà con người theo đuổi, bao gồm nghệ thuật, âm nhạc, công nghệ, thậm chí cả những học thuyết phức tạp.
Sự hỗn loạn về định nghĩa trang phục chính trị
Không có gì đáng ngạc nhiên khi thời đại ngày nay con người thường định nghĩa trang phục là thời trang. Từ thế kỷ 18 trở đi, một lĩnh vực lớn của nền công nghiệp được dùng để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của con người bao gồm: hàng may mặc, phụ kiện, dịch vụ làm đẹp. Ngành công nghiệp này, cùng với các hoạt động quảng cáo, hòa nhập vào một ngành công nghiệp thời trang toàn diện.
Những người mẫu của nhà mốt Chanel tại tuần lễ thời trang Paris 2015 đồng loạt giơ cao tấm bảng khẩu hiệu kêu gọi quyền phụ nữ. (Ảnh: Patrick Kovarik / AFP/Getty Images)
BÀI LIÊN QUAN
Xu hướng dress code chính trị
Nhóm thực hiện
Diệu Linh (Nguồn Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Hình ảnh: Tổng hợp)