Thời trang / Thế giới thời trang

Thời trang trong phim: Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road)

Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road) đã mang về cho NTK phục trang Albert Wolsky giải “Trang phục xuất sắc nhất” của Oscar lần thứ 81.

12 năm sau thành công vang dội của “Titanic” với mối tình Jack – Rose đã đi vào lịch sử điện ảnh thời hiện đại, bộ đôi Leonardo Di CaprioKate Winslet tái hợp trong phim “Khát Vọng Tình Yêu” (Revolutionary road), được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Richard Yates, do chồng cũ của “nàng Rose” Sam Mendes làm đạo diễn. Miêu tả chân thật về cuộc sống hòa bình lập lại sau thế chiến thứ II, người vợ trở lại công việc nội trợ cho người chồng từ mặt trận trở về. Đó vừa là giai đoạn hạnh phúc những cũng lắm nỗi bi ai trong cuộc sống hôn nhân của một số phụ nữ Mỹ vào thập niên 1950.

Thời trang trong phim: Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road)
Cặp đôi ăn ý Leonardo Di Caprio và Kate Winslet lột tả đầy đủ những cung bậc cảm xúc sâu sắc về cuộc sống hôn nhân kiểu Mỹ thông qua cái nhìn của hai nhân vật Frank Wheeler và April Wheeler.

Lấy bối cảnh vào những năm 1950 ở một vùng ngoại ô bang Connecticut nước Mỹ, câu chuyện “Khát vọng tình yêu” của đôi vợ chồng trung lưu nhà Wheeler đã đặt ra một câu hỏi vẫn luôn là đề tài trăn trở đối với cả những gia đình trẻ ngày nay: “Liệu hai người có thể thoát ra khỏi những xung đột thông thường mà không cần phải chia tay nhau hay không?”.

Thời trang trong phim: Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road)
“Chúng ta có thể hạnh phúc ở ngay đây” – Frank

Họ đến với nhau và lập gia đình tự nhiên như những đôi vợ chồng trẻ khác. April (Kate Winslet thủ vai) sinh cho Frank (Leonardo Di Caprio thủ vai) 2 cô con gái và ở nhà chăm lo gia đình. Frank – nhân viên marketing cho một công ty máy tính lớn, đi làm 10 tiếng/ngày, kiếm tiền nuôi vợ con. Mua được một ngôi nhà xinh xắn có vườn ở ngoại ô, trên con phố mang tên Cách mạng (Revolutionary Road). Đằng sau vỏ bọc yên ấm đó, cả April và Frank lại âm thầm nuôi những hoài bão được vượt ra khỏi những tầm thường của cuộc sống thường nhật. Ý định của April muốn cả gia đình sang Paris, đi tìm một cuộc sống khác, nơi mà cô sẽ làm việc với mức lương cao và Frank sẽ có thời gian để nghĩ xem mình muốn gì, đã mở ra một trang mới. Cuộc sống yên bình trước đây đã khép lại và bi kịch là kết quả tất yếu khi hai người không còn cùng nhìn về một hướng.

Những năm 50 cũng là giai đoạn cực thịnh của thời trang, bởi phụ nữ có thời gian chăm sóc sắc đẹp và chú ý nhiều đến phong cách ăn mặc, nên trang phục mang xu hướng đậm chất nữ tính và vô cùng thanh lịch. Nhờ các thiết kế tinh tế với những đường cắt cổ điển và màu sắc trung tính mang đậm âm hưởng thập niên 50, đã mang về cho NTK phục trang Albert Wolsky giải “Trang phục xuất sắc nhất” của Oscar lần thứ 81.

Thời trang trong phim: Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road)
NTK phục trang Albert Wolsky cho phim “Khát vọng tình yêu” từng 2 lần đoạt giải thưởng của Viện Hàn lâm về thiết kế trang phục trong hai bộ phim All That Jazz (1980) và Bugsy (1992).
Thời trang trong phim: Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road)
NTK phục trang Albert Wolsky ưng ý nhất chính là chiếc váy xanh dành cho “đóa hồng nước Anh” Kate Winslet. Trang phục được trưng bày ở ArcLight Hollywood cinema vào ngày 16 tháng 12, năm 2008.
Thời trang trong phim: Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road)
Mái tóc ngắn ngang vai được uốn xoăn cúp vào nếp, và chải ngược ra sau bồng bềnh là kiểu tóc phổ biến nhất, mang nét cổ điển nhưng cũng rất gợi cảm. Trên khuôn mặt, chân mày là đặc điểm được chú ý nhất đối với phái đẹp thời kỳ này.
Thời trang trong phim: Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road)
Chiếc váy chữ A có độ dài qua gối là một item đặc trưng của phong cách thời trang thập niên 50 trong phim “Khát vọng tình yêu”. Chiếc váy đã làm nên hình ảnh bà nội trợ xinh đẹp của gia đình.
Thời trang trong phim: Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road)
Kính mắt mèo đã trở thành tuyên ngôn thời trang bởi nét cá tính, sành điệu. Và quần shorts cũng là items được sử dụng phổ biến rộng rãi, mặc cùng với áo sơmi xắn tay, buộc vạt khi dạo chơi ở biển.
Thời trang trong phim: Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road)
Bộ phim “Khát vọng tình yêu” diễn ra xuyên suốt những năm 50, xu hướng thời trang của phái đẹp chủ yếu dựa trên kiểu dáng cách tân sáng tạo của BST New Look thương hiệu Dior cuối thập niên trước.
Thời trang trong phim: Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road)
Chiếc màu xanh pastel thanh lịch có thiết kế vòng eo được thắt chặt, ôm và làm nổi bật vùng hông tôn nét nữ tính cho April.
Thời trang trong phim: Khát Vọng Tình Yêu (Revolutionary Road)
Họa tiết in hoa nền nã rất được ưa chuộng bởi sắc màu tươi sáng.

Trailer phim “Khát Vọng Tình Yêu” (Revolutionary Road)

Xem thêm: 

Thời trang trong phim: The Dressmaker (Thợ may báo thù)

Thời trang trong phim: Vẻ Đẹp Cuộc Sống (Collateral Beauty)

Thời trang trong phim: Nơi Tình Yêu Bắt Đầu (The Holiday)

Nhóm thực hiện

Khánh Ly (Nguồn: Tạp chí phái đẹp ELLE, lược dịch popsugar.com)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)