Trong nhiều năm nay, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào ngành thời trang ngày càng phát triển và tìm được vị trí của mình. Đặc biệt là khi các nhà bán lẻ đang cố gắng dùng các thuật toán máy tính để đoán được những cảm xúc và suy nghĩ của người tiêu dùng, từ đó tăng lượng hàng sản xuất nhằm đáp ứng thị hiếu khách hàng.
Rei Inamoto, người sáng lập của Inamoto & Co, công ty có trụ sở tại New York đứng sau công nghệ Uniqlo, cho biết: “Thay vì tạo ra thứ gì đó hoàn toàn máy móc, chúng tôi đang truyền yếu tố con người vào quá trình này. Khi ai đó hỏi cho lời khuyên nên mặc gì, có lẽ họ đang tìm kiếm một câu trả lời mang tính cá nhân”.
Stitch Fix, dịch vụ đăng ký tư vấn thời trang trực tuyến, đã tập hợp khoảng 3.700 nhà tạo mẫu từ xa để chọn trang phục cho khách hàng dựa trên sự kết hợp của dữ liệu bán hàng, trí thông minh nhân tạo và phong cách riêng của họ. Mỗi giờ tư vấn, người dùng mất chi phí là 15 đô la Mỹ.
Trong khi đó, “ông trùm” công nghệ khổng lồ Amazon đã thuê hàng chục nhà thiết kế thời trang, biên tập viên ảnh và nhân viên bán lẻ trong những năm gần đây để giúp định hình phần mềm sở hữu độc quyền của mình.
Wendy Liebmann, giám đốc điều hành của công ty tư vấn WSL Strategic Retail cho biết: “Các công ty đang nhận ra rằng, bạn có thể tạo ra nhiều cơ hội mở rộng nếu kết hợp phân tích dữ liệu với suy nghĩ từ các nhà tạo mẫu. Chúng ta đều biết rằng trí thông minh nhân tạo là một công cụ có giá trị nhưng nó thường xuyên bỏ lỡ các sắc thái cảm xúc.”
BÀI LIÊN QUAN
Meredith Dunn, phó chủ tịch về phong cách và trải nghiệm khách hàng của công ty cho biết: “Khi chúng tôi tìm hiểu thêm về từng khách hàng trong một khoảng thời gian, công nghệ thời trang của chúng tôi trở nên chính xác hơn. Nhà tạo mẫu của chúng tôi sẽ đọc và phân tích phản hồi từ khách hàng, bên cạnh đó, các thuật toán của chúng tôi cũng ghi nhận dữ liệu lại”.
Milton Pedraza, giám đốc điều hành của Viện Luxury, một công ty nghiên cứu thị trường ở New York cho biết, áp dụng công nghệ vào ngành thời trang sẽ giúp giảm chi phí, song điều đó không có nghĩa là các nhà sản xuất có thể hiểu rõ được thị hiếu và lối sống của khách hàng.
Andrea Alder là một sinh viên thời trang và được một nhà tuyển dụng từ Amazon tiếp cận với một lời mời làm việc “hấp dẫn”: giúp máy móc của công ty đưa ra lời khuyên về phong cách, tương tự như vai trò của một nhà tạo mẫu chuyên nghiệp.
Trong một năm, cô dành hơn 40 giờ mỗi tuần để đưa ra nhận xét cho trang phục của mọi người. Nhiệm vụ của cô còn là cung cấp phản hồi thực tế cho người tiêu dùng khi họ tìm kiếm lời khuyên của Amazon về những gì cần mặc. Sau đó, Andrea “dạy” sản phẩm công nghệ thời trang của công ty cách đánh giá quần áo cho phù hợp, xu hướng, hình dáng và cuối cùng là phong cách.
Song song với đó, Alder cũng phân vân trong việc hướng dẫn các máy móc của Amazon về thời trang và phong cách. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là ngành thời trang có nhiều yếu tố phức tạp hơn những gì máy móc có thể hiểu. Làm sao chúng ta giúp máy móc hiểu rằng mẫu đầm này hay chiếc quần jeans kia đang là xu hướng mới?
Một phát ngôn viên của Amazon từ chối bình luận về thuật toán độc quyền của công ty nhưng cô xác nhận rằng, hàng chục nhà tạo mẫu đang giúp tinh chỉnh sự hiểu biết của công nghệ thời trang về những thứ như phong cách, xu hướng hiện tại, độ phù hợp cũng như màu sắc. Cuối cùng, Alder cho biết, vị trí của mình tại Amazon không cho phép tự do sáng tạo nhiều như cô đã hy vọng.
Khi hợp đồng kết thúc vào mùa Hè năm ngoái, Alder nhận được vị trí nhà tạo mẫu biên tập cho trang web thương mại điện tử Zulily. Cô cũng làm việc như một nhà tư vấn riêng cho các khách hàng cá nhân.
—
Xem thêm:
Thực tập sinh ngành thời trang – công việc không hào nhoáng như là mơ!
Doanh nghiệp ngành thời trang đang dùng trí tuệ nhân tạo để thay đổi trải nghiệm mua sắm.
Nhóm thực hiện
Lược dịch: Thùy My Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Tham khảo: independent.co.uk Ảnh: Tổng hợp