Triển lãm về Hồng Kông, nơi đã từng là nhà xuất khẩu dệt may chủ lực tại châu Á
Những hình ảnh về thời kì chuyển giao lịch sử của ngành công nghiệp dệt may Hồng Kông đã được 3 nghệ sĩ đương đại tái hiện trong buổi triển lãm mới đây.
3 nghệ sĩ góp công vào buổi triển lãm “(In)tangible Reminiscence” (ảnh: MILL6 Foundation)
Được tổ chức bởi Trung tâm di sản, nghệ thuật và dệt may phi lợi nhuận (CHAT), buổi triển lãm “(In)tangible Reminiscence” nhằm khám phá và tái diễn kí ức về lịch sử của ngành công nghiệp dệt may Hồng Kông, từ quá trình di cư sang thời kì công nghiệp hóa.
Khung cảnh bên trong buổi triển lãm của hoạ sĩ gốc Hàn Jung Yeondoo. (Ảnh: Centre for Heritage Arts and Textiles)
Jung Yeondoo chia sẻ: “Tôi muốn đào sâu hơn vào nền công nghiệp may mặc qua góc nhìn và trải nghiệm của những công nhân làm việc trong xưởng”.
Mặc dù các ngành công nghiệp như tài chính và du lịch được coi là thế mạnh của Hồng Kông ngày nay, nhưng chắc hẳn ngành công nghiệp dệt đóng một vai trò không nhỏ trong việc định hướng nền kinh tế của thành phố.
Vào những năm 1950, Hồng Kông là một trong những nhà xuất khẩu hàng dệt may chủ lực của châu Á.
Điển hình là trong những năm 1960 và 1970 thì phần lớn dân số của thành phố đã tham gia đóng góp cho ngành công nghiệp sản xuất hàng may mặc. Tuy nhiên, chi phí đất đai và lao động gia tăng, cùng với sự cạnh tranh ngày gay gắt trong khu vực đã đẩy nền công nghiệp dệt may của thành phố rơi vào tình trạng suy thoái, với hiện trạng nhiều nhà máy chuyển sang Trung Quốc, nơi chi phí thấp hơn đáng kể.
Jung đã sử dụng hai màn hình video để chia sẻ những câu chuyện của các nhân viên nhà máy trong cộng đồng Tsuen Wan. Các câu chuyện đồng thời bày tỏ lòng kính trọng đối với một nữ công nhân lớn tuổi đã di cư từ Thượng Hải đến Hồng Kông vào những năm 1950.
Theo lời kể của người phụ nữ thì bà bước chân đến Hồng Kông lần đầu tiên vào năm 1958. Tuy nhiên cuộc sống và công việc tại xưởng dệt lúc bấy giờ rất khó khăn: “Tôi sống gần bến tàu Kowloon City. Mỗi đêm trở về nhà tôi đều khóc. Tôi phải làm việc từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Nhưng lương của tôi chỉ ở mức 3 đô la“.
“Tôi phải kiểm tra những máy dệt rất lớn. Lúc đầu là sáu, tám máy, sau đó lên đến hơn hai mươi. Các máy được thiết lập rất lớn. Do đó tôi phải mang giày cao”, nữ công nhân tiết lộ.
Nhân vật tiếp theo, hoạ sĩ Nhật Takahiro Iwasaki – người nổi tiếng với những mô hình đô thị hiện đại và phức tạp, vẫn duy trì phong cách của ông trong tác phẩm “Out Of Disorder (In Flux)”.
Takahiro Iwasaki (ảnh: SCMP)
Triển lãm nghệ thuật sắp đặt của Takahiro “Out Of Disorder (In Flux)” vào năm 2012 từng gây được tiếng vang rất lớn. (Ảnh: URANO)
Đến với triển lãm “(In)tangible Reminiscence” tại Hồng Kông lần này, bằng việc lắp đặt những cỗ máy quy mô lớn và sử dụng chất liệu vải bông, Takahiro muốn truyền tải thông điệp về sự chuyển đổi của Hồng Kông từ những làng chài nhỏ lẻ sang nhà máy năng suất lớn.
Không gian trưng bày của Takahiro (ảnh: SCMP)
Kết thúc buổi triển lãm chính là hoạ sĩ Hồng Kông – Sarah Lai, người đã truyền cảm hứng tới khán giả qua việc gợi lên những kí ức về chuyến thăm các cửa hàng bách hóa Nhật Bản ở Hồng Kông vào những năm 1990.
Nữ họa sĩ trẻ người Hồng Kông – Sarah Lai. (ảnh: TimeOutHongKong)
Thông qua buổi triển lãm, Sarah Lai mong muốn sẽ tái hiện phong cách và gu thẩm mỹ của thời đại trước tại Hồng Kông. (Ảnh: Blindspot Gallery)
Xem thêm:
Điều gì hấp dẫn nhất ở những tài khoản Instagram về thời trang bền vững?
Diệu Linh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/Lược dịch: South China Morning Post/Ảnh: Sưu tầm)