Thời trang / Thế giới thời trang

Từ điển vải vóc mà dân mộ điệu thời trang phải biết (phần 1)

Bạn sẽ không còn phải choáng ngợp giữa “mê hồn trận” các loại vải khi đã có từ điển vải vóc này của ELLE.  

Con đường để một bản vẽ thiết kế trở thành siêu phẩm thời trang phải thông qua… “giao lộ” vải. Tại “giao lộ” này, chỉ cần “quẹo” sai loại vải là tác phẩm có thể không thành hình vì mỗi loại vải đều có một tính chất riêng. Làm sao để chọn vải đúng? Bạn hãy “bỏ túi” ngay từ điển vải vóc này nhé.

A

Acetate

Từ điển vải vóc mà dân mộ điệu thời trang phải biết (phần 1)

Vải Acetate (Ảnh: overstock)

Nén chặt sợi cotton và bột giấy để thu lấy Acid Acetic, sau đó làm đông cứng lại chính là công đoạn tạo Acetate. Vải Acetate mềm, mịn, đàn hồi, khô ráo thấm hút tốt và có vẻ ngoài sáng bóng nên thường được dùng để may vải lót, áo cưới hay đầm dạ hội. nhưng màu vải sẽ bị bạc dần trong quá trình sử dụng, thấm mồ hôi và giặt khô. Vải acetate mát mẻ vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Acetate cũng có thể pha trộn với các loại sợi tơ lụa, cotton, len, ni lông và cùng nhiều sợ khác để cho ra những loại vải có chức năng phục hồi nếp nhăn, nhanh khô…

Cách phân biệt: Ngoài việc xem thành phần sản phẩm trên nhãn vải, khi đốt vải Acetate, phần tro còn lại sẽ có mùi như mùi giấm.

B

Bamboo – Vải tre

Từ điển vải vóc mà dân mộ điệu thời trang phải biết (phần 1)

Vải Bamboo (Ảnh: Lazada)

Sợi vải tre là sợi tự nhiên được kéo từ xơ tre tự nhiên, xơ tre này được tạo thành từ thân cây tre sau khi qua một số công đoạn như hấp hơi, làm dập, phân rã mảnh tre, khử keo bằng enzym sinh học, chải thô xơ tre tạo thành xơ tre tự nhiên, kéo thành sợi và nhuộm để dệt thành vải… Vải tre chống lại ánh sáng mặt trời, nấm mốc, và thậm chí cung cấp một số chức năng chống lại tia cực tím. Đáng chú ý nhất, vải tre cũng có tính kháng khuẩn và kháng nấm ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trên bề mặt quần áo gây mùi khó chịu, không gây tĩnh điện. Khả năng giữ màu, bền vải cao, sợi vải tre đang là nguyên liệu được nhiều hãng thời trang thế giới sử dụng.

Vải tre giữ ấm vào mùa đông và làm mát vào mùa hè nên được dùng để sản xuất vớ, quần lót, áo sơ mi, đồ ngủ, áo thun, áo len, áo choàng tắm, áo tắm, khăn tắm… bởi các tính chất kháng khuẩn của nó.

Cách phân biệt: Vải rất nhẹ, mát, mềm mượt như tơ, khi chạm vào có cảm giác mát lạnh.

Barracan

Vải Barracan (Ảnh: reflejos de mi tierra)

Co thể nói Barracan là loại vải khá dày và nặng làm từ lông lạc đà được dệt kín và bền chặt với nhau. Vải Baraccan có bề mặt nhẵn bóng, chủ yếu được sử dụng phổ biến nhất để sản xuất áo khoác, áo choàng tắm, áo choàng và các sản phẩm may mặc bên ngoài khác cho cả nam và nữ.

Cách phân biệt: Lông lạc đà có 2 loại, lớp lông bên ngoài thường thô và dài và lớp lông trong rất mềm và mịn màng. Vải Barracan thường được dệt bằng lớp lông bên trong vì sợi lông mềm, nhẹ và có bóng mịn

Blend – Vải sợi pha

Vải Blend (Ảnh:ELLE Apparel)

Mỗi loại vải đều mang những ưu nhược điểm. Trong thực tế, người ta sử dụng vào lĩnh vực may mặc những loại vải pha thiên nhiên và sợi tổng hợp, nghĩa là các sợi khác nhau pha trộn theo một tỉ lệ nhất định để tạo thành loại vải mang tính ưu việt của các sợi thành phần.

Vải được kết hợp từ hai hay nhiều loại để tận dụng đặc tính ưu việt từng loại vải. Vải sợi pha Polyester và Cotton là một ví dụ về vải sợi pha điển hình, ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc để may quần áo và các sản phẩm khác.

Cách phân biệt: Vải pha có những ưu điểm hơn hẳn vải sợi bông hoặc vải sợi hoá học: bền, đẹp, dễ nhuộm màu, ít nhàu nát, mặc thoáng mát, giặt chóng sạch, mau khô… Nhưng tùy vào sự kết hợp của nhà sản xuất mà tính chất của mỗi loại vải pha sẽ khác nhau.

Bouclé

Vải Bouclé (Ảnh: Vegan Fashion Venture)

Từ từ tiếng Pháp có nghĩa là cong, boucle là một Đan hoặc dệt vải với các vòng để tạo ra một bề mặt không đồng đều, kết cấu theo chu kỳ. Vì các vải looped, thắt nút bề mặt, nó có một bàn tay rất dẻo dai, bouncy.

Bouclé trong tiếng Pháp có nghĩa là xoăn. Vải được dệt và đan từ những sợi vải có độ căng khác nhau để tạo lớp bề mặt thô ráp, không đồng đều, kết cấu theo chu kỳ. Vải thường áp dụng cho các mẫu áo len, áo khoác, đầm, váy…

Cách phân biệt: Mặt vải thô sần, từng sợi vải đan dọc ngang với kích cỡ khác nhau.

C

Cashmere

Từ điển vải vóc mà dân mộ điệu thời trang phải biết (phần 1)

Vải Cashmere (Ảnh: Glam Radar)

Nếu thế giới vải là một vương quốc thì vải len Cashmere là một ông hoàng bởi đây là loại vải đắt nhất và tốt nhất trên thế giới bởi tính chất mềm mại, trọng lượng nhẹ, thích hợp với mọi loại thời tiết. Chính vì thế, giá của loại vải này cũng xứng tầm “hoàng gia”. Vải cashmere được làm từ sợi tự nhiên. Sợi tự nhiên này được lấy từ những con dê cashmere được tìm thấy ở Mông Cổ, New Zealand, Úc, Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc .

Vải cashmere rất nhẹ, mềm và ấm áp nên thường được sử dụng để làm áo len, khăn choàng, áo khoác và quần áo trẻ sơ sinh.

Cách phân biệt: Vải cashmere rất mềm, mịn, không bị xước và dễ đàn hồi. Thông thường vải Cashmere sẽ có màu nhã chứ không sáng bóng, khi cháy sẽ có mùi như tóc cháy và tro vải hình thành dạng bột.

Carbon

Vải Carbon (Ảnh: Pinterest)

Vải kết hợp các sợi Carbon và pha trộn với chất tổng hợp tạo độ bền. Sợi cacbon có một số ưu điểm như độ cứng cao, độ bền kéo cao, trọng lượng nhẹ, tính kháng hóa chất cao, chống vi khuẩn, dễ thấm hút, chịu được nhiệt độ cao và sự giãn nở nhiệt thấp. Những đặc tính này đã làm cho sợi cacbon rất phổ biến trong ngành hàng không, kỹ thuật dân dụng, quân sự và đặc biệt là thể thao.

Cách phân biệt: Vải sợi carbon co giãn, không thấm nước.

Charmeuse

Charmeuse là loại vải sang trọng bậc nhất qua các thế kỷ, vải Charmeuse truyền thống được làm 100% tơ tự nhiên. Tuy nhiên ngày nay Charmeuse được sản xuất kêt hợp giữa tơ tự nhiên và các loại sợi polyester nhân tạo nên chúng có giá thành rẻ hơn

Vải mềm và rủ, tạo vẻ quyến rũ với bề mặt bóng mượt. Được làm từ tơ hoặc sợi Polyester, vải Charmeuse có bề mặt trước sáng bóng và mặt trái bóng mờ. Nét sang trọng của loại vải này rất phù hợp để làm đồ lót, áo choàng ngủ hay váy cưới.

Cách phân biệt: Nhìn bằng mắt thường, Charmeuse lụa và Charmeuse sợi tổng hợp khó có thể phân biệt được và Charmeuse sợi tổng hợp được sử dụng rộng rãi hơn vì tính năng của nó.

Chiffon

Vải Chiffon (Ảnh: forherandforhim)

Vải chiffon là loại vải có độ mỏng (hơi trong suốt) và sáng (hơi bóng), có độ rủ vừa phải. Cũng là chất liệu mỏng, nhẹ được rất nhiều nhà thiết kế ưa chuộng.

Ngoài chất liệu vải chiffon làm từ polyester, còn lại các chất liệu vải chiffon khác đều rất dễ nhuộm màu. Chiffon thường được dùng để may sơ mi, váy, đầm vì nó tạo cho bạn một dáng vẻ thanh lịch, quý phái và điệu. Chiffon khá “nhạy cảm” với các chất tẩy rửa mạnh, chỉ nên giặt tay với dầu gội đầu.

Cách phân biệt: Màu sắc tươi, có độ bóng. Vải nhẹ, xuyên thấu nhưng sờ vải dày dặn, càng dày nhưng lại mềm và mịn là vải tốt. Lấy móng tay cào nhẹ lên mặt vải ở viền xem vải có bị xước không.

Chinos

Từ điển vải vóc mà dân mộ điệu thời trang phải biết (phần 1)

Vải Chino (Ảnh: Theidleman)

Chinos là một cách gọi khác của loại vải làm từ chất liệu cotton dệt chéo (gần giống với kaki) với mật độ sợi cotton rất dày và chắc. Có người còn cho rằng chinos bắt nguồn trong quân đội như một thứ đồng phục từ thời chiến tranh Tây Ban Nha – Hoa Kỳ. Các mặt hàng phổ biến nhất được làm từ Chinos là quần tây.

Cách phân biệt: Tuy vải Chinos và kaki rất giống nhau nhưng vẫn có thể phân biệt nhờ vào ba mẹo nhỏ. Vải Chinos luôn nhẹ hơn kaki, vải Chinos khi lên form quần sẽ ôm sát hơn kaki và bạn cần điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn khi là ủi trang phục từ vải Chinos so với kaki.

Combed Cotton

Vải Combed Cotton (Ảnh: AliExpress)

Đắt hơn Cotton một chút, Cotton tinh chế – Combed Cotton rất mềm. Người ta xử lý bông trước khi dệt thành sợi. Để tạo ra được một chất vải mềm mại và bền hơn thì người thợ sử dụng những chiếc bàn chải loại tốt để loại bỏ những sợi bông ngắn và thẳng.

Cách phân biệt: Combed Cotton sẽ mềm mịn hơn vải Cotton rất nhiều. Nếu dùng tay sờ vào mẫu vải Combed cotton bạn cũng sẽ cảm nhận được sự mềm mại nhưng không rũ, không lạnh. Hoặc dùng một mẫu vải nhỏ và đem đốt, bạn quan sát nếu thấy lửa cháy màu hồng, khói xám và sau khi cháy hết không để lại chất nhựa thì đó là vải cotton.

Coolmax

Từ điển vải vóc mà dân mộ điệu thời trang phải biết (phần 1)

Vải Coolmax (Ảnh: Xpril Womens 2 Tone Pattern Coolmax Golf Polo Shirts)

Đúng như tên gọi, loại vải “làm mát tối đa” này thường dành cho những sản phẩm quần áo thể thao với công dụng giảm độ ẩm và tăng cường sự khô thoáng trên bề mặt.

Cách phân biệt: Hãy thử quan sát kỹ “lỗ chân lông” trên bề mặt vải Coolmax, chúng sẽ không tròn như các loại vải khác mà lại thuôn dẹt và chạy dọc theo sợi vải với “đội hình” đều đặn và thẳng tắp. Đây chính là lý do vì sao vải Coolmax có thể thấm hút và khô thoáng tuyệt đối như vậy.

Corduroy

Vải Corduroy (Ảnh: Glam Radar)

Thịnh hành ở Pháp và Anh từ thế kỷ 18, Corduroy có tên gọi bắt nguồn từ tiếng Pháp “corde du roi” có nghĩa là “vua của các loại vải”. Tính năng nổi bật nhất của Corduroy chính là độ bền, dễ giặt, có thể ủi ở nhiệt độ cao và khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Corduroy được dùng để làm ra quần tây, áo khoác, áo sơ mi…

Cách phân biệt: Vải trông như thể nó được làm từ nhiều sợi được đặt song song với nhau và sau đó khâu lại với nhau.

Cotton

Vải Cotton (Ảnh: Pinterest)

Bất kỳ ai cũng đã từng một lần trang phục làm từ vải Cotton. Trong thang đo vải Cotton “sang chảnh” đến “bình dân”, Cotton Pima và Cotton Ai Cập là hai loại vải Cotton có chất lượng tốt nhất hiện nay. Từ ngày xưa, con người đã trồng cây bông, thu hoạch quả và kéo sợi để dệt thành những tấm vải Cotton mịn màng. Vải Cotton mềm, mịn, thấm hút mồ hôi rất tốt. Vải Cotton càng tự nhiên (càng ít pha với các hợp chất) thì giá sẽ càng đắt và cực kỳ dễ nhăn.

Cách phân biệt: Cho một chút nước lên vải, Cotton sẽ thấm rất nhanh. Bạn cũng có thể sử dụng cách đốt vải để thử nghiệm. Nếu vải khi cháy có mùi giấy cháy, khi cháy hết có chút sáng hắt lên và tro vải mịn mượt thì đích thị là vải Cotton.

D

Denim

Vải Denim (Ảnh: Pinterest)

Denim là một loại vải được dệt từ sợi bông trong đó các sợi bông được nhuộm màu (thường là màu chàm – indigo) được dệt thành các sợi dọc, các sợi bông màu trắng được dệt thành các sợi ngang nằm bên dưới các sợi dọc khiến cho vải denim có màu xanh ở một mặt và màu trắng ở mặt còn lại. Vải Denim là một trong những loại vải phổ biến nhất hiện nay. Thời gian sử dụng lâu, không cần chăm chút quá nhiều mà Demin vẫn “sống khỏe sống tốt” là những ưu điểm nổi trội của Denim. Nếu là một tay “cuồng” Denim, bạn hoàn toàn có thể phá cách bằng một bộ trang phục Denim toàn tập từ nón – áo – quần – giày – túi xách.

Cách phân biệt: Vải Denim thường được dệt theo kiểu đường chéo, xen kẽ sợi không nhuộm và sợi nhuộm sắc xanh cô-ban.

Double knit – Vải dệt kim đôi

Vải Double Knit (Ảnh: Trim Fabric)

Được đan các vòng sợi nhau theo kiểu đan đôi nên vải dệt kim đôi cứng cáp nhưng cũng không kém phần mềm mại, co giãn tốt, không gây “chạy vải” (hiện tượng lệch vải khi may). Vải dệt kim đôi tạo form tốt, ôm sát cơ thể,  được ứng dụng trong nhiều loại trang phục khác nhau như là những quần legging, áo thun hoặc áo khoác ngoài bạn hay mặc.

Cách phân biệt: Quan sát kỹ ta sẽ thấy từng vòng sợi liên kết và song song với nhau. Vải dệt kim có thể co giãn theo nhiều chiều, độ đàn hồi của vải tốt.

Xem thêm

Brunello Cucinelli – Ông hoàng của thế giới cashmere

Chỉ là denim thôi, Châu Bùi cũng đã khiến fan ‘bấn loạn’

Ellewiki: Vải tweed – Từ trang phục lao động đến đẳng cấp thượng lưu

 

Nhóm thực hiện

Ngô Phương Thảo (Nguồn: Tạp chí Phái Đẹp ELLE)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)