Thời trang / Thế giới thời trang

Ứng dụng thời trang cho thuê hàng hiệu – mỏ vàng của công nghiệp thời trang Trung Quốc

Lấy cảm hứng từ dịch vụ trực tuyến cho thuê hàng hiệu cao cấp Rent the Runway của Mỹ, Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào các ứng dụng cho phép người dung có thể thuê trang phục một cách dễ dàng với giá thành rẻ nhưng cho cảm giác xài đồ hiệu thật.

Năm 2009, Rent the Runway được thành lập bởi Jennifer Hyman, chuyên mua đồ thiết kế từ các nhà bán buôn rồi đăng lên trang web cho thuê từ với giá chỉ bằng 15% giá trị thật của bộ trang phục. Chỉ sau bốn năm, Rent the Runway đã có hơn 5 triệu khách hàng trên toàn nước Mỹ. Với sự nhạy bén và thế mạnh về công nghệ thông tin của mình, Trung Quốc mượn ý tưởng này và cải tiến nó thành ứng dụng thời trang có thể cài đặt dể dàng trên điện thoại di động.

Tiên phong trong việc phát triển ứng dụng thời trang này tại Trung Quốc là YCloset được thành lập vào năm 2015. Với phí thành viên hàng tháng là 499 NDT (khoảng 1,8 triệu VNĐ), người dùng có thể thuê các loại quần áo và phụ kiện không giới hạn. Phí thành viên đã bao gồm phí giặt là và giao hàng.

YCloset với nhiều mẫu quần áo đa dạng, trong đó có cả mặt hàng nội địa đã chiều lòng được nhiều khách hàng. (Ảnh: scmp.com)

Giao diện tươi sáng, dễ nhìn của ứng dụng YCloset trên điện thoại và máy tính. (Ảnh: smartshanghai.com)

Ngoài ra thành viên cũng có thể chia sẻ những bức ảnh về trang phục của mình thông qua ứng dụng và được thử nhiều tất cả các mặt hàng mà họ muốn. Sản phẩm của YCloset có nguồn gốc chủ yếu từ các hãng thời trang nổi tiếng như Prada, Miu Miu, Kenzo, Acne Studios, Topshop, và Masha Ma của Trung Quốc với hơn một triệu mặt hàng khác nhau.

[article_inline id=258895]

Khác với Rent the Runway chuyên cung cấp trang phục dạ tiệc thì YCloset lại mở rộng thêm về trang phục công sở với khách hàng mục tiêu là phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 30.

Đây mới là những gì thực sự cần thiết cho người Trung Quốc,” Doris Ke, Giám đốc PR của YCloset chia sẻ. “Không giống Mỹ, Trung Quốc không có nhiều bữa tiệc trong ngày mà chúng tôi cần nhiều hơn trang phục mặc hàng ngày”.

Thị trường Trung Quốc ưu tiên phong cách công sở hoặc dạo phố hơn là trang phục dạ tiệc. (Ảnh: http://cwrochester.com)

Tháng 9/2017, ứng dụng thời trang này đã huy động được 50 triệu đô la Mỹ tiền vốn do Alibaba, Softbank China và Sequoia China tài trợ, hợp tác với những công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp bán buôn trực tuyến của Trung Quốc như Taobao và Tmall.

Nhận ra đây là mảnh đất vàng của ngành công nghiệp thời trang tương lai, một số ứng dụng thời trang tương tự khác cũng đang nổi lên như MSParis và Le Tote có trụ sở tại Mỹ đang chạy đua để đáp ứng tầng lớp trung lưu nhu cầu hàng hiệu cao cấp với giá phải chăng.

Giao diện trên website của Le Tote với đầy đủ thông tin của trang phục. (Ảnh: spiceandsass.com)

Một trong nhiều yếu tố thúc đẩy ngành dịch vụ này phát triển là nhu cầu muốn làm đa dạng tủ quần áo của khách hàng với chi phí thấp hơn và ít gặp rủi ro hơn trong việc mua hàng trực tuyến bởi họ không thể xác định được chất lượng của bộ quần áo cho tới khi nhận chúng. Để sở hữu một món đồ hiệu, họ phải bỏ số tiền quá cao và chỉ mặc vài lần một năm. Chi phí này chiếm 20-30% thu nhập cá nhân của mỗi người.

“Thật khó để phụ nữ tìm thấy thiết kế có chất lượng, giá cả phải chăng ở Trung Quốc”, bà Ke cho biết.

Chiếc đầm lụa cao cấp của Kenzo có giá khoảng 3,000 NDT (khoảng 11 triệu VNĐ) sẽ rẻ đi nhiều lần nếu được “chia sẻ” bởi những người dùng ứng dụng thuê quần áo. (Ảnh: Kenzo)

MSParis vốn chỉ tập trung vào dòng hàng hiệu dạ tiệc cao cấp nay cũng đang chuyển hướng sang nhưng bộ trang phục hàng ngày với những hàng thời trang bình dân hơn để bắt kịp nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Hầu hết người dùng ứng dụng tập trung ở các thành phố loại một của Trung Quốc, có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên khái niệm mặc quần áo đi thuê vẫn còn khá mới. Vấn đề khách hàng lo ngại nhất là vấn đề vệ sinh. Giám đốc điều hành của ứng dụng Le Tote, ông Rakesh Tondon trả lời rằng sự sạch sẽ và sự tin tưởng của khách hàng là mối quan tâm chính của công ty tại thị trường ở Trung Quốc.

Bảo quản những bộ quần áo để giữ vẻ ngoài luôn mới và bảo đảm vệ sinh là một trang những thách thức lớn những công ty ứng dụng thời trang này. (Ảnh: Le Tote)

Bên cạnh đó là những ý kiến trái chiều cho rằng với số tiền phải bỏ ra mỗi tháng để thuê quần áo hàng hiệu, họ có thể mua đứt hai đến ba bộ quần áo chất lượng khác với giá thành rẻ hơn. Dù có những khó khăn nhất định nhưng không thể phủ nhận rằng dịch vụ cho thuê trang phục trực tuyến có thể soán ngôi thời trang nhanh trong tương lai bởi tính tiện lợi, dễ dàng và tiết kiệm của nó.

Xem thêm:

Bạn biết gì về thương hiệu Guo Pei – nhà mốt thời trang cao cấp đầu tiên của Trung Quốc

Hàn Quốc – miền đất hứa cho các NTK trẻ của làng mốt thế giới

Nhóm thực hiện

Vân Anh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Hình ảnh: Tổng hợp)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)