TRUYỆN CỔ NHẬT BẢN
Nhắc đến văn học Nhật Bản, bạn đọc vốn đã quen với những cái tên như Haruki Murakami, Banana Yoshimoto… nhưng những câu chuyện dân gian Nhật Bản cũng là một kho tàng độc đáo và thú vị. Hà Nội, tháng Bảy năm 2015, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam sẽ mang đến bạn đọc một góc nhìn mới về đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản qua tập sách Truyện cổ Nhật Bản.
Thủa ban đầu, nghệ thuật và văn học Nhật Bản chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng từ thế kỷ XI, các nghệ sĩ Nhật Bản bắt đầu viết ra những tác phẩm văn học vô cùng độc đáo, thường xuất phát từ truyền thống dân gian, truyền thuyết. Truyện cổ Nhật Bản sẽ minh chứng rõ nét cho điểm này.
Truyện cổ Nhật Bản, tập hợp 26 truyện, là những tác phẩm tiêu biểu nhất trong kho tàng truyện cổ và truyền thuyết Nhật Bản, như: Momotaro, Chú bé trái đào; Chuyện con cáo và con lửng thách đố…
Truyện cổ Nhật Bản phần nhiều kể về các anh hùng giản dị nhưng dũng cảm, những con vật – đặc biệt là cáo và lửng, có phép thần thông biến hóa. Và cũng như truyện dân gian của nhiều nước.
Với Truyện cổ Nhật Bản, bạn đọc không những có thể khám phá ra gốc gác sâu xa của dân tộc Nhật Bản mà còn liên hệ được đến những chủ đề rất gần gũi với đời sống.
BÀI LIÊN QUAN
Angelina Jolie: Phù thủy cổ tích
TRUYỆN CỔ TRIỀU TIÊN
Triều Tiên, vốn nổi tiếng với những sản vật như nhân sâm, kim chi, bánh gạo, rượu sochu… Và cũng giống hầu hết các quốc gia trên thế giới, Triều Tiên cũng không thiếu những giai thoại thú vị. Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam giới thiệu đến bạn đọc một cái nhìn khác về văn hóa Triều Tiên qua tập sách Truyện cổ Triều Tiên.
Truyện cổ Triều Tiên là tập hợp những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyện ngụ ngôn loài vật và cả những truyện dân gian. Bạn đọc có thể tìm thấy chuyện về Ông Trời và các thần linh; chuyện về những thầy pháp đạo shaman; chuyện về tokkaebi, hay còn được gọi với cái tên “quỷ một chân” hay “linh hồn của bóng tối và hư vô”; và dĩ nhiên không thể thiếu những câu chuyện về hổ, gấu, rùa, và những loài vật thiêng liêng như rồng, phượng hoàng.
Bên cạnh loạt truyện cổ tích mang màu sắc thần thoại và truyện ngụ ngôn loài vật, trong tập sách còn xuất hiện những truyện kể dân gian về cuộc sống của những người dân bình thường, thường là nông dân hoặc dân miền núi. Bối cảnh của truyện có thể là trong rừng, trong những thôn bản nhưng cũng có khi lại xảy ra tại những thị trấn lớn, nơi có giới quý tộc hay tầng lớp Lưỡng Ban – những người học hành đỗ đạt, làm quan lại triều đình.
Thông qua những câu chuyện đó, người xưa đã thể hiện suy nghĩ, tâm tư tình cảm của bản thân, sự quyến luyến, yêu thương giữa những người cùng huyết thống, hàng xóm láng giềng, đến mối quan hệ với thiên nhiên, đất nước cũng như thể hiện quan niệm về nhìn nhận lý giải thiên nhiên và thích nghi, đối phó với môi trường
Ngoài ra trong mỗi câu chuyện là một bài học ẩn chứa. Người xưa nhấn mạnh và đề cao lòng tốt, sự chân thành, quả cảm, lòng hiếu thảo, trí thông minh và sự hóm hỉnh của những thường dân, lên án thói kiêu căng và hám lợi hay những hành vi bất lương của những kẻ nắm trong tay quyền lực. Những kẻ bất lương, độc ác, thất đức sẽ bị trừng phạt. Còn những người tốt, thật thà, chăm chỉ sẽ được đền đáp xứng đáng.
Ngoài những nét tương đồng vốn đã tồn tại trong tín ngưỡng và đời sống của các nước châu Á, các câu chuyện trong Truyện cổ Triều Tiên vẫn còn đó những nét đặc sắc riêng cần khám phá. Tất cả làm nên một kho truyện cổ kỳ thú.
Nhóm thực hiện