Văn hóa / Thế giới văn hóa

Alice in Wonderland 2: Giấc mộng nữ quyền

[Tạp chí ELLE - 5/2016] Bộ phim thu được cả tỉ đôla Mỹ cho Walt Disney 6 năm trước cuối cùng cũng có phần tiếp theo mang tên: Alice in Wonderland 2!

Ra đời từ thế kỷ 19, cuốn sách Alice’s Adventures in Wonderland mau chóng trở thành một tác phẩm kinh điển khi câu chuyện gần như chẳng tuân theo một logic kể chuyện nào, góp phần vào trào lưu “literary nonsense” (văn học phi lý) nhưng vẫn hết sức hấp dẫn đối với trẻ em và người lớn. Cuốn sách đồng thời cũng cho thấy một thế giới nữ trị, khi tất cả các nhân vật quyền lực – dù chính nghĩa hay phản diện – đều là phụ nữ.

Alice in Wonderland 2: Giấc mộng nữ quyền

Tất cả các tác phẩm dựa trên cuốn sách Lewis Carroll đều cố gắng cắt nghĩa câu chuyện theo cách của mình. Đặc biệt khi được đưa lên màn ảnh rộng, phần cốt truyện được viết lại hết sức chặt chẽ để không gây đau đầu cho những khán giả mong muốn được giải trí và thư giãn khi bước chân vào rạp chiếu. Tuy vậy, khi Tim Burton – vị đạo diễn lập dị tham gia vào dự án Alice in Wonderland vào năm 2010 thì có vẻ như Lewis Carroll đã tìm ra người thực sự muốn biến thế giới phi lý của ông thành hình ảnh.

Vẫn có một câu chuyện rõ ràng, nhưng các chi tiết và tính cách nhân vật trong Alice in Wonderland của Tim Burton trở nên hết sức kỳ dị và các hành động của họ cũng chẳng tuân theo quá nhiều logic thông thường. Tim Burton cũng biến Alice, một cô bé tuổi còn nhỏ nằm mơ bên bãi cỏ, trở thành một thiếu nữ trong hành trình tìm kiếm tiếng nói của cá nhân và dám sống theo mơ ước của mình. Với dự án mới Alice Through the Looking Glass, Tim Burton đã rút khỏi vị trí đạo diễn nhưng vẫn tiếp tục nắm giữ vai trò nhà sản xuất.

.

Alice Through The Looking Glass
Alice Through The Looking Glass

Hiện đại hóa thông điệp cũ

Trong phần phim “Alice in Wonderland 2” này, Alice (Mia Wasikowska) sẽ quay lại thế giới kỳ dị của Underland và du hành ngược thời gian để cứu Mad Hatter (Johnny Depp) khi tâm hồn anh ta ngày càng trở nên hắc ám. Toàn bộ các gương mặt diễn viên quan trọng trong phần trước sẽ tiếp tục tham gia “Alice in Wonderland 2” và có vẻ như tinh thần “kỳ quặc” của Tim Burton sẽ vẫn được kế thừa.

Nhân vật Alice sẽ không còn là một cô gái mới lớn đi tìm tiếng nói cá nhân, thay vào đó, cô đã trở thành một người phụ nữ trưởng thành, nối nghiệp cha lênh đênh trên biển. Khi trở lại London, cô tình cờ quay trở lại xứ sở Underland qua một tấm gương soi và được nữ hoàng Mirana (Anne Hathaway) cử đi tìm cách cứu Mad Hatter.

Bộ phim một lần nữa nhấn mạnh vào vị thế của người phụ nữ khi một cô gái trẻ lại được đóng vai người cứu thế. Và thú vị hơn bao giờ hết, khi du hành ngược thời gian, cô cũng được gặp lại cả bạn bè và kẻ thù khi họ còn trẻ trung hơn, mang một tính cách và mong muốn hoàn toàn khác những gì cô đã biết.

Tác phẩm điện ảnh “Alice in Wonderland 2” mới của Walt Disney tuy tiếp tục lấy cảm hứng từ cuốn sách cũ, nhưng là một nỗ lực mang tư tưởng hiện đại vào điện ảnh chuyển thể. Bên cạnh vấn đề nữ quyền rõ ràng, bộ phim nhấn mạnh vào sự cảm thông và nhắc nhở con người ngừng phán xét. Tấm gương là một biểu tượng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong phim, ngụ ý về sự đa chiều của mọi con người.

Để hiểu được một ai đó đối diện với mình, chúng ta phải nhìn thấy được nhiều chiều kích của họ, bước qua thế giới phẳng trước mắt chúng ta.

__

Xem thêm:

Alice In Wonderland

Vivienne Westwood thiết kế bìa cho quyển Alice in Wonderland

20 bộ phim giúp tìm cảm hứng về phong cách thời trang

Nhóm thực hiện

Bài: P.H - Ảnh: Corbis
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)