Các nghệ sĩ vẽ tranh biếm họa đã đã mỉa mai bất bình đẳng giới như thế nào?

Đăng ngày:

Qua nét vẽ của các nghệ sĩ hoạt họa, bình đẳng giới đã được châm chiếm sâu cay như thế nào? Cùng ELLE Việt Nam tìm hiểu nhé!

Có thể nói sự hài hước và châm biếm là mảnh đất tiềm năng để mở rộng tầm nhìn và thúc đẩy tư duy phê phán về các vấn đề bình đẳng giới. Với những nét vẽ chi tiết và sâu cay về sự bất bình đẳng và những bất công mà phụ nữ phải đối mặt, nhiều nghệ sĩ vẽ tranh biếm họa trên khắp thế giới đang góp phần không nhỏ vào việc chấm dứt nạn phân biệt đối xử về giới. Dù chi phí được nhận cho những bức tranh đầy tính thời cuộc này không cao và đôi khi các họa sĩ phải đối mặt với sự phản đối từ một bộ phận khán giả, họ vẫn kiên trì dùng tài năng và đầu óc mang tính xã luận của mình để tạo nên những thành quả rất đáng ngợi ca.

Trước tình huống đó, Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women) và Cartooning for Peace – một mạng lưới quốc tế phi lợi nhuận gồm 162 nhà hoạt họa từ 59 quốc gia khác nhau, đã được thành lập và dần trở thành lực lượng nòng cốt về mặt tinh thần chống lại những bất công mà phái yếu đang chịu đựng. Được thành lập năm 2006 bởi nhà biên tập truyện tranh Plantu và được bảo trợ bởi cựu Tổng thư ký LHQ, người đoạt giải Nobel Hòa bình – Kofi Annan, Cartooning for Peace cam kết quảng bá các sản phẩm tranh biếm họa của những họa sĩ thuộc mạng lưới này thông qua các sự kiện, ấn phẩm và các buổi triển lãm. Các tác phẩm sau đó sẽ đóng vai trò như một phương tiện để bảo vệ quyền con người, bao gồm bình đẳng giới và tự do ngôn luận. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp cứng rắn của Liên Hợp Quốc giúp tố cáo mọi hình thức không khoan nhượng nhắm vào phụ nữ, nâng cao nhận thức của giới trẻ và những người dễ bị tổn thương về các vấn đề nóng bỏng của xã hội; đặc biệt cung cấp các tiềm năng mới cho những nghệ sĩ vẽ tranh biếm họa – những cá nhân đang bị hình thức đồ họa vi tính đe dọa đến thành quả của mình.

Dưới tính thức thời và sự châm biếm ẩn dụ đằng sau, nhiều tác phẩm đã trở thành một phần của quyển sách Make place for women! – quyển sách thay mặt phái yếu nói lên nhiều thách thức mà họ đang gặp phải trong cuộc sống hàng ngày như giáo dục, tình dục, công việc hay tôn giáo. Lời nói đầu của Make place for women! được chấp bút bởi Elisabeth Badinter – một người có tiếng nói trong lĩnh vực ủng hộ nữ quyền và được Gallimard biên soạn. Để quý độc giả hiểu sâu hơn về bình đẳng giới và tài năng của những họa sĩ hoạt động trong lĩnh vực hoạt họa, ELLE xin được giới thiệu đến các bạn 12 họa sĩ, cùng 12 tác phẩm nổi bật của họ trong quyển sách Make place for women!

Angel Boligan

Tranh biếm họa 1

Angel Boligan, đến từ Cuba, hiện đang sống ở Mexico. Ông là biên tập viên và là họa sĩ vẽ tranh biếm họa cho El UniversalConozca mas. Ông hiện đang làm việc như một nghệ sĩ hoạt họa cho tạp chí châm biếm El Chamuco. Ông đã nhận được sự công nhận và hơn 120 giải thưởng tại các cuộc thi hoạt họa quốc tế.

Cecile Bertrand

Tranh biếm họa 2

Hãy cùng chúc mừng ngày Phụ Nữ!
– Em không biết gì về rượu cả.
– Nhưng anh biết. Hãy uống một chai Bordeaux 2007 đi.

Cecile Bertrand, đến từ Bỉ, là nhà thiết kế biên tập tại La Libre Belgique từ năm 2005. Cô đã từng làm việc cho nhiều tờ báo và tạp chí khác nhau, chẳng hạn như Le Vif / L’Express,La Libre Belgique, Imagine Magazine, Axelle Plus Magazine. Năm 1999, cô nhận được giải nhì trong cuộc thi Press Cartoon Belgium với tác phẩm được xuất bản ở La Libre Belgique.

Patrick Chappatte

Tranh biếm họa 3

– Còn cậu, lớn lên cậu muốn làm gì?
– … Một học sinh.

Patrick Chappatte, sinh ra ở Pakistan, hiện đang làm việc tại Geneva, là một nghệ sĩ vẽ tranh biếm họa cho tờ The New York Times, cũng như cho các tờ báo của Thụy Sĩ Le TempsNZZ am Sonntag. Trong năm 2011 và 2015, Chappatte đã nhận được một phần thưởng tại Giải thưởng Thomas Nast của Mỹ về những tác phẩm hay nhất liên quan các vấn đề quốc tế. Ông cũng là người đồng sáng lập và phó chủ tịch của Cartooning for Peace.

Liza Donnelly

Tranh biếm họa 4

– Ông thuê tôi bởi vì tôi rẻ tiền, vì tôi đủ năng lực, hay vì tôi vừa có đủ năng lực mà còn rẻ tiền vậy?

Liza Donnelly, đến từ Hoa Kỳ, là một người vẽ tranh biếm họa và nhà văn của The New Yorker, và nghệ sĩ hoạt họa tại CBS News. Tác phẩm của bà cũng xuất hiện ở một số tòa soạn khác, từ New York Times đến PoliticoGlamour. Donnelly là một phái viên văn hóa của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Bà đã đi khắp thế giới để truyền bá về tự do ngôn luận, ngành hoạt họa và quyền của phụ nữ. Bà cũng là người nhận Giải thưởng Những người phụ nữ nổi bật của Hiệp hội Phụ nữ Đại học Hoa Kỳ.

Firoozeh Mozaffari

Tranh biếm họa 5

Firoozeh Mozaffari, đến từ Iran, từng làm việc với một số tờ báo như Shargh, Etemad, Farhikhtegan và trang web tin tức Khabaronline. Bà đã nhận được một số giải thưởng cho tác phẩm của mình trong các lễ hội ở Iran và là người đầu tiên nhận được nhận Giải thưởng Quốc tế của Cartooning for Peace từ Kofi Annan vào năm 2012.

Adriana Mosquera Soto (Nani)

Tranh biếm họa 6

Adriana Mosquera Soto (Nani), mang trong mình nửa dòng máu người Colombia và Tây Ban Nha, đã từng làm việc với rất nhiều tờ báo như El Tiempo, El Espectador, La RazónEl País. Cô là người đóng góp rất tích cực cho cuộc chiến chống lại sự bất bình đẳng giới. Bên cạnh đó, cô cũng có công lớn trong việc giúp đỡ các họa sĩ nữ vẽ tranh biếm họa nhận được sự công nhận từ xã hội. Ngoài ra, cô đã hợp tác với Liên Hợp Quốc thông qua việc tạo ra nhân vật truyện tranh Magola ở Colombia. Nhân vật này đã được sử dụng như một biểu tượng cho các chiến dịch bình đẳng giới và được đưa vào sách giáo khoa.

Marilena Nardi

Tranh biếm họa 7

Marilena Nardi đến từ Ý, đã cộng tác với nhiều tờ báo Ý như Corriere della Sera, Diario, Barricate! hoặc L’Antitempo. Bà hiện đang là họa sĩ cho tờ Il Fatto Quotidiano, tạp chí Espoir và các tờ báo trực tuyến như Aspirina. Bà đã nhận được hơn 50 giải thưởng trong sự nghiệp của mình.

Plantu

Tranh biếm họa 8

Và, như một nhà thơ nói: “Phụ nữ là tương lai của nhân loại”.
Viết cái đó xuống đi Brigitte.

Họa sĩ người Pháp Plantu đã xuất bản tranh hoạt họa đầu tiên về Chiến tranh Việt Nam trên báo Le Monde vào tháng 10/1972. Bản vẽ của ông được xuất bản thường xuyên trên các trang báo từ năm 1985. Ông cũng làm việc cho tạp chí Phosphore và tạp chí L’Express. Năm 2006, Plantu và cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc, Kofi Annan (người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2001) đã tổ chức một hội nghị chuyên đề ở New York, nơi tổ chức Cartooning for Peace được thành lập.

Rayma Suprani

Tranh biếm họa 9

Rayma Suprani đến từ Venezuela, từng là người vẽ tranh biếm họa chính cho nhiều tờ báo có trụ sở tại Caracas như El Diaro Economia Hoy, Diario de Caracas, và El Universal trong suốt 19 năm. Vì các tác phẩm chân thực của mình, Rayma đã từng bị đe dọa nhiều lần. Ngoài ra, cô cũng trở thành người ủng hộ cho vấn đề bảo vệ nhân quyền và từng tổ chức một cuộc triển lãm chỉ dành riêng cho tranh vẽ của phụ nữ.

Cristina Sampaio

Tranh biếm họa 10

Cristina Sampaio đến từ Bồ Đào Nha, đã làm việc từ năm 1986 với tư cách họa sĩ minh họa và vẽ tranh biếm họa cho nhiều tạp chí và báo chí ở Bồ Đào Nha và nước ngoài, cụ thể như Expresso, Kleine Zeitung, Courrier International, Boston Globe, Wall Street JournalThe New York Times. Cô cũng từng làm việc trong ngành hoạt hình, truyền thông đa phương tiện, thiết kế và xuất bản sách cho trẻ em.

Nicolas Vadot

Tranh biếm họa 11

Đàn ông/ Phụ nữ: Chênh lệch lương
– Tôi đang tìm kiếm một người đầy tham vọng, người không lãng phí thời gian của họ vào việc chăm sóc con cái và giặt ủi.

Nicolas Vadot, mang trong mình 3 dòng máu Pháp, Anh và Úc, hiện đang làm việc cho tạp chí Newsmagazine Le Vif/L’expressFinance L’Echo. Ông cũng tham gia sản xuất truyện tranh và là một người phát thanh trên kênh RTBF kể từ tháng 9 năm 2011.

Nadia Khiari

Tranh biếm họa 12

Bạn có chán ngấy khi thấy tất cả những người phụ nữ khỏa thân trên các tạp chí không?
– Vâng!
– Chúng tôi muốn thấy nhiều chàng trai trần truồng hơn!

Nadia Khiari, đến từ Tunisia, là một giáo viên nghệ thuật, một họa sĩ minh họa và vẽ tranh biếm họa. Cô cũng từng là tác giả của một số bộ sưu tập biên niên sử về Arab Springs (tạm dịch: Mùa xuân Ả rập. Đây là từ ngữ chỉ một loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ và các cuộc nổi dậy vũ trang lan rộng khắp Trung Đông vào đầu năm 2011). Tác phẩm của cô cũng được xuất bản trong Siné Mensuel, Courrier International, Zelium. Khiari tạo ra bộ truyện tranh Willis from Tunis để thể hiện cảm xúc của bản thân về Arab Spring trên Facebook. Không lâu sau, chú mèo ngộ nghĩnh – nhân vật trong truyện đã trở thành một hiện tượng trên Internet.

Xem thêm:

10 bộ phim về thiên nhiên khiến bạn say đắm vẻ đẹp hùng vĩ của Trái Đất

Lời khuyên cho bạn trẻ mới bắt đầu con đường nghệ thuật

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Như Trần

Nguồn: Tạp chí phái đẹp ELLE/ UN Women

Ảnh: UN Women

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more