Văn hóa / Thế giới văn hóa

Bridget Jones’s baby – Quyền hạnh phúc bất chấp tuổi tác

Nhật ký tiểu thư Jones (Bridget Jones’s diary) khi ra mắt năm 2001 đã tạo ra một “cú nổ lớn” cho dòng phim chick flicks của điện ảnh Anh Quốc.

Câu chuyện khiến những thiếu nữ và phụ nữ hiện đại thời điểm ấy “nhận ra mình” trong hình mẫu Bridget Jones, gái 30 độc thân, nặng cân, độc lập, vui tính. Chuyện đó đã xảy ra gần 20 năm rồi, liệu bạn còn nhớ? Sự trở lại lần này sau gần hai thập niên, câu chuyện về Bridget trong phần mới nhất Bridget Jone’s Baby có còn gì để chúng ta mong đợi?

.

Nhật ký tiểu thư Jones phần 3 là mối tình tay 3 đầy kịch tính.
Nhật ký tiểu thư Jones phần 3 là mối tình tay 3 đầy kịch tính.

maxresdefault

Khán giả luôn nhớ về Bridget Jones ở phần đầu tiên, một phụ nữ cuồng nhiệt gào thét “all by myself” ở bất cứ thời điểm nào trong đời, định nghĩa tình yêu chỉ dài như một kỳ nghỉ cuối tuần. Có kế hoạch giảm cân chóng vánh, và cũng rất nhanh cho phép chỉ số cơ thể tịnh tiến theo nỗi buồn. Ngập trong rượu, thuốc lá, những cuộc tình tồi tệ, Jones vẫn sống sót ngay cả khi bị họ hàng soi xét hay xã hội mỉa mai. Cô vẫn phải duy trì cuộc đời riêng của mình, bù khú với nhóm bạn thân, những kẻ sẵn sàng cho cô đủ loại lời khuyên từ hời hợt đến trầm trọng. Kinh nghiệm tình trường không thể giúp Bridget ngăn mình ngã vào lòng gã sếp đào hoa, đểu cáng dù thừa biết chẳng có kết quả gì sáng sủa. Tổn thương không khiến Bridget vứt bỏ sự mơ mộng, nuôi dưỡng hi vọng tìm được tình yêu đích thực. Người có thể nhận thấy cô là ai và yêu cô vì chính bản thân cô .

1

2

Thất bại của bản thân chưa phải là tất cả bi kịch của cuộc đời. Jones lúc ấy còn phải đối mặt chuyện gia đình tan vỡ. Bà mẹ già quá chán chường đời sống hôn nhân quyết định bỏ nhà ra đi tìm nguồn cảm hứng mới, nghe như là chuyện kỳ quặc không mấy đạo đức. Nhưng Jones xem đó là chuyện cô cần lắng nghe và tôn trọng. Hôn nhân làm người phụ nữ kiệt sức, chỉ biết chăm sóc chồng, con cái, nhà cửa đến một lúc già đi họ cảm thấy như chẳng còn gì cho riêng mình, không việc làm, không thành tựu, không người bầu bạn. Chỉ thuộc phần nhỏ trong câu chuyện về Jones, nhưng đó là vấn đề đáng suy ngẫm. 20 năm trước, thời điểm mà cái nhìn ở phụ nữ dành cho chính họ cũng còn quá nhiều dè chừng, thì đây rõ ràng là một quan điểm đầy cởi mở. Tư tưởng mới mẻ của bộ phim càng dễ dàng được chấp nhận thông qua cách kể chuyện vô cùng hài hước.

Bridget Jones (2004)1

Khai thác tình tiết đời thường gần gũi, đầy hóm hỉnh về nỗi trăn trở thực tế của phụ nữ, Bridget Jones’s diary trở thành một trong những bộ phim chick flicks đáng xem ở mọi thời đại. Helen Fielding, tác giả của cả hai phần sách ăn khách về Bridget Jones từng cho biết, phụ nữ độc thân 30 tuổi vào những năm 90 ở Anh thường bị đem ra  giễu cợt. Đã có nhiều cái nhìn khắt khe và cằn cỗi nhằm vào họ. Và Jones phải xuất hiện để khẳng định cô đơn tuổi 30 chẳng có gì là đáng tuyệt vọng hay cân nặng nghĩa chẳng che lấp phần duyên dáng nào trong bạn cả. Bạn vẫn có thể kiếm việc để làm, có bạn bè để tỉ tê và thất tình triền miên không làm bạn dừng việc lên kế hoạch cho cuộc đời mình, thậm chí là để tiếp tục mơ mộng…Cả hai phần sách ra mắt năm 1996 và năm 1999 đều nằm trong “top” những cuốn sách bán chạy nhất thế giới, hàng chục triệu bản đã xuất bản ở hơn 40 quốc gia.

MCDBRJO EC041

Phần hai, Bridget Jones (2004): The Edge of Reason tuy không vượt qua được sức hút quá lớn như phần phim đầu ra mắt năm 2001, nhưng cả hai đều là tác phẩm ăn khách với thành tích hơn 500 triệu đô. Khi Helen Fielding thông báo bà sẽ viết tiếp cuốn thứ 3 về Jones, khán giả tin phần 3 phiên bản điện ảnh sẽ sớm xuất hiện. Có ý kiến cho rằng, thất bại của phần phim thứ hai, một tác phẩm chẳng khác gì một bộ phim truyền hình nhiều tập cho thấy Bridget Jones’s diary không còn nhiều chất liệu để khai thác trên màn ảnh rộng, nhất là trong tình hình xu hướng các phim phần tiếp theo đang gây nhiều thất vọng. Rồi liệu câu chuyện cách đây 20 năm có còn thích hợp ở thời đại này cũng khiến dự án gặp thách thức. Tuy nhiên sự đồng thuận tái hợp từ hai ngôi sao lớn của bộ phim là Renee Zellweger và Colin Firth một lần nữa đã đủ dấy lên sự mong mỏi của khán giả dành cho Bridget Jones’s baby 2016.

Film Title: Bridget Jones: The Edge of Reason

Jones chạm ngưỡng 50 trong phim
Jones tạo hình có tuổi và mang thai trong phim

Không hoàn toàn giống nguyên tác ở phần sách thứ ba, sau cuộc hôn nhân “trong mơ” với vị hôn phu Mark Darcy (Colin Firth) tan vỡ, Jones (Renée Zellweger) nhận ra rằng cái kết “và họ sống bên nhau hạnh phúc mãi mãi” thực sự chỉ tồn tại trong những câu chuyện cổ tích. Trở về với cuộc sống độc thân, cô nàng quyết tâm tập trung vào công việc và say sưa tụ tập bạn bè. Bridget tiếp tục đối mặt với nỗi cô độc ở giai đoạn mới. Một bước ngoặt quan trọng xảy đến khi Bridget khi cô tình cờ gặp gỡ Jack Qwant – người đàn ông đẹp trai từ Mỹ có tính cách trái ngược hoàn toàn so với Darcy, và tất nhiên lịch thiệp, ngọt ngào đứng đắn hơn Daniel Cleaver (từng do Hugh Grant thủ diễn). Bridget vốn không hoàn mỹ lại luôn gặp hoàn cảnh trớ trêu. Tình huống kẹt giữa hai người đàn ông lại tái diễn. Lần này ngặt nghèo hơn vì cô nhận ra rằng mình đang có thai. Cô nàng không thể biết được ai là cha của đứa bé trong bụng: người chồng cũ mà cô từng rất yêu thương hay người đàn ông thú vị mà cô đang phải lòng? Dù kết cục hơi dễ đoán nhưng phim vẫn đủ lôi cuốn bạn bởi khả năng tung hứng ăn ý của dàn diễn viên.

Zellweger thật sự quá can đảm khi quyết định quay trở lại. Cô không còn mũm mĩm và căng tràn sức sống nữa. Thế nhưng, nhan sắc có tuổi của Zellweger lại thích hợp để giới thiệu về Jones ở ngưỡng 40, lột tả một giai đoạn khủng hoảng mới của phụ nữ một cách thực tế và sống động hơn. Điều quan trọng khán giả vẫn nhận ra một Bridget nguyên vẹn ở Zellweger, giọng nói cô ấy không thay đổi theo thời gian, kể cả cung cách duyên dáng, thô vụng và một chút đáo để của Bridget. Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến Emma Thompson trong vai Rawling, người có màn trình diễn xuất sắc, làm nền hoàn hảo cho Bridget của Zellweger ở phần này.

Bridget Jones’s baby 3

Bộ phim mang đến góc nhìn hài hước về những vấn đề phức tạp trong cuộc sống khiến khán giả thấy mình ở đó. Vào độ tuổi bạn cần tìm kiếm một nửa khác ngoài bản thân, mọi chuyện thật khó khăn. Khó khăn không dừng lại. Bạn tìm thấy điều mình tin tưởng nhưng rồi lại phải tự xốc lại niềm tin đó qua mỗi giai đoạn. Chỉ có niềm tin vào bản thân, tin mình hoàn có khả năng yêu và được hạnh phúc mới là một tài sản quan trọng.

Không nên quá trông đợi vào phần 3 khiến bạn có thể cười rũ rượi, vì phim chứa đựng những vấn đề khá phức tạp về trái tim phụ nữ giữa bối cảnh sống hiện đại. Bridget Jones’s baby vẫn duy trì tuyên ngôn của tác giả Helen Fielding, dù chưa hẳn đã tạo ra cuộc cách mạng nhưng phim đã góp phần tạo nên làn sóng mạnh mẽ, ủng hộ phụ nữ có quyền được sống với lựa chọn của họ. Dù là ở độ tuổi nào, độc thân hay kết hôn, ly dị hay tái lập một cuộc hôn nhân lần nữa, làm sếp hay làm single mom, phụ nữ đều có thể lựa chọn bất cứ điều gì. Bắt đầu lại cuộc đời theo nhiều cách miễn họ cảm thấy phù hợp và nhận ra là bản thân đích thực đang sống cuộc đời ý nghĩa của riêng mình…

Bridget Jones’s baby không phải là phần tiếp theo quá chán chường nếu không muốn nói nổi bật hơn phần 2 rất nhiều. Cũng giống như mỗi người trong chúng ta, Jones có một cuộc đời với nhiều sự kiện tiếp nối thú vị, nên nó đáng dõi theo để cùng khóc cùng cười.

Bridget Jones’s baby (tên phát hành tại Việt Nam: NHÓC TÌ CỦA TIỂU THƯ JONES) khởi chiếu toàn quốc ngày 16/9/2016.

Xem thêm

Nhật Ký Tiểu Thư Jones về nàng độc thân 50 tuổi

Renée Zellweger tái xuất với Nhật Ký Tiểu Thư Jones 3

11 thương hiệu phim điện ảnh đình đám trở lại

Nhóm thực hiện

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)