“Thước đo của trí thông minh chính là khả năng tạo nên những thay đổi lớn lao”. Trong một thế giới đầy biến động và thử thách như ngày nay, chúng ta lại càng thấm thía hơn câu nói của Albert Einstein bởi lẽ nhân loại đang cần những khối óc tài ba với khả năng đem lại hướng giải quyết cho các vấn đề nhức nhối trong xã hội. Thật may mắn thay, những cá thể đạt giải Nobel trong năm 2015 là một trong những tấm gương đã làm được điều đó. Để tôn vinh những tư tưởng cống hiến ấy, ngày 10/12 vừa qua, Hoàng gia Thụy Điển đã tổ chức một buổi yến tiệc trang trọng nhằm chiêu đãi 10 nhân tài đạt giải Nobel 2015 với tmờihành tựu trong các lĩnh vực như khoa học, văn chương và y học.
.
Giải thưởng Nobel được sáng lập bởi Alfred Nobel, một nhà hóa học được sinh ra và lớn lên tại Stockholm, Thụy Điển. Vì thế vương quốc Thụy Điển được xem là cái nôi của giải thưởng Nobel danh giá. Không lạ gì nữa khi lễ trao giải Nobel cùng với buổi tiệc thiết đãi nhân tài là một trong những truyền thống thường niên mà Hoàng gia Thụy Điển tự hào nhất.
.
Trong năm nay, buổi yến tiệc Nobel được tổ chức tại Quảng Trường Thành Phố Stockholm. Không gian buổi tiệc được trang trí xa hoa và trịnh trọng bởi những chân nến bằng vàng lấp lánh, 20,000 đóa hoa mang những màu sắc sang trọng từ thành phố San Remo, Ý được kết bằng tay, và đáng chú ý nhất là sự có mặt của những thành viên trong gia đình hoàng gia trong những bộ xiêm y thật lộng lẫy. Trong từng chi tiết của buổi tiệc, chúng ta thấy được lòng hiếu khách của Hoàng gia Thụy Điển. Thay mặt cho thế giới, họ đền đáp những thành tựu vĩ đại bằng một cách tinh tế và tao nhã nhất.
.
Trong buổi lễ trao giải trước đó, đức vua Thụy Điển King Carl XVI Gustaf đã trao tặng những chiếc huy chương Nobel danh giá đến 10 học giả trong các lĩnh vực như y học, khoa học và văn chương như một lời khen tặng chân thành đến những thành tựu có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới.
.
Năm nay, giải Nobel Y học thuộc về bà Tu Youyou từ Trung Quốc, cùng với hai nhà nghiên cứu, ông Wiliam Campbell từ Mỹ và ông Satoshi Omura từ Nhật vì đã tìm ra phương pháp điều trị cho bệnh sốt rét và các bệnh nhiễm ký sinh giun tròn.
Hai nhà vật lý học người Nhật và người Canda Takaaki Kajita và Arthur McDonalds được trao tặng giải Nobel Vật lý vì xác định những hạt neutrino thuộc dạng vật thể có khối lượng.
3 nhà nghiên cứu sinh học gồm Tomas Lindahl đến từ Thụy Điển, Paul Morich đến từ Mỹ và Aziz Sancar, nhà khoa học người Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ thắng giải Nobel Sinh học vì công trình nghiên cứu về cách tế bào sửa chữa DNA lỗi, một nguyên giúp con người có thể tìm ra phương pháp chữa căn bệnh ung thư.
Hai nhà văn Svetlana Alexievich được trao tặng giải Nobel Văn học cho công trình “Bách khoa toàn thư về thời kỳ Xô Viết”.
Giải Nobel Kinh tế thuộc về nhà kinh tế học người Mỹ gốc Scotland, Angus Deaton , đồng thời là giáo sư đại học Princeton, Mỹ. Nghiên cứu đoạt giải của ông phân tích về mối quan hệ giữa tiêu thụ, nghèo đói và sung túc trong xã hội của chúng ta.
Cùng ngắm lại những hình ảnh đẹp của buổi yến tiệc Nobel được diễn ra tại Quảng trường Stockholm:
.
—
Xem thêm
5 chuyện tình hoàng gia nổi tiếng đáng ngưỡng mộ
Queen of the night – Cảm hứng trang điểm dạ tiệc
Nhóm thực hiện
Bài: Natalie Nguyen Nguồn: Daily Mail UK