Văn hóa / Thế giới văn hóa

[Review sách hay] Mark Boyle – Kẻ đi ngược dòng thời cuộc

[Tạp chí Phái đẹp ELLE - số tháng 6/2018] Khi giá trị vật chất đang lên cao trong xã hội thời nay, ý tưởng Sống không cần tiền của Mark Boyle trở nên điên rồ đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một năm sống không tiền của anh đã chứng tỏ được nhiều điều khiến chúng ta không thể không suy nghĩ.

Đối với hầu hết chúng ta, một cuộc sống không có tiền là hết sức phi lý. Chúng ta luôn cố gắng nghĩ cách kiếm tiền nhiều hơn vì tin rằng điều đó sẽ làm cho cuộc sống dễ dàng hơn, thoải mái hơn và hạnh phúc hơn, ít nhất là vẻ bề ngoài. Theo Mark Boyle, đây không phải là cách để sống, đặc biệt nếu nó ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tương lai của môi trường. Trong lúc lao vào kiếm nhiều tiền hơn, tình cờ, chúng ta đã thờ ơ với những tác hại của việc tiêu thụ quá mức và lãng phí hàng loạt tài nguyên trên Trái đất. Vì vậy, Mark Boyle quyết định làm một thí nghiệm nhỏ – sống không cần đến tiền trong một năm. Suy nghĩ này nghe có vẻ hoang đường nhưng thực tế, nó lại gây tò mò cho độc giả bởi làm sao mà một người có thể sống không cần đến tiền ở thời đại này. Nếu không có khả năng kiếm tiền, nhận hay tiêu tiền, người ta trả tiền cho những nhu yếu phẩm cơ bản như thế nào? Nếu bạn không thể trả tiền vay ngân hàng hoặc tiền thuê nhà hay không thể thanh toán bất kỳ hóa đơn nào?

Mark Boyle 1
Mark Boyle, 31 tuổi, bắt đầu sống không tiền kể từ tháng 11/2008. Anh sống trong một căn nhà lưu động tại Briston, Anh.

Tuy nhiên, những thứ mà Mark nêu ra trong cuốn sách không hẳn là khủng khiếp. Theo những quy tắc của riêng mình, Mark Boyle không thể chỉ là một kẻ ăn mày, sống hào phóng và chờ phát chẩn. Anh tự đi tìm thức ăn nơi hoang dã, trồng ngũ cốc, và “nghía qua” các thùng rác siêu thị (tất cả đều ăn được, đồ ăn đóng gói vẫn còn hạn sử dụng bị vứt bỏ). Anh không tự ngăn mình sử dụng các sản phẩm được sản xuất bởi thế giới tư bản, miễn là nó không mất một xu, ví dụ như điện thoại di động chỉ có thể nhận cuộc gọi hoặc máy tính xách tay chạy bằng năng lượng mặt trời.

Mark Boyle 2
Cuốn sách được viết như một cuốn hồi ký với những phân tích và rất nhiều lời khuyên thiết thực cho những người có thể muốn thử sống thân thiện với môi trường hơn. Mặc dù Mark không phải là một nhà văn thích thổi phồng mọi thứ, anh chỉ kể câu chuyện của mình với vẻ khiêm nhường.

Ban đầu, mọi người có vẻ hoài nghi Mark Boyle. Anh ta đang muốn nổi tiếng? Anh ta có thể kiếm một món hời khi ra sách? Và đây có phải chỉ là một thử nghiệm hay anh ta sẽ tiếp tục với nó sau đó? Trên thực tế, sau một năm thử nghiệm vất vả, Mark vẫn tiếp tục cuộc sống “không tiền” như vậy một cách khá suôn sẻ.

Mark Boyle 3

Thật dễ dàng để gọi Mark Boyle là một kẻ đạo đức giả (như nhiều nhà phê bình đã tuyên bố), nhưng vậy thì sao? Điều đó không làm cho những gì anh nói về số liệu tiêu thụ dư thừa và lãng phí ít trung thực hơn. Thay vì cố gắng đào bới những lỗ hổng trong triết lý của Mark, có lẽ chúng ta nên bắt đầu suy nghĩ theo một cách tích cực hơn, mang tính xây dựng hơn. Đây không thể là một cuốn sách thay đổi cuộc sống. Hầu hết những điều Mark làm và đề xuất trong cuốn sách đều quá khắc nghiệt đối với đại đa số dân chúng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể cố gắng để tạo ra một vài thay đổi nhỏ trong lối sống của chính chúng ta.

Xem thêm:

5 cuốn sách tỉ phú Bill Gates khuyên bạn nên đọc vào hè 2017

Những cuốn sách hay để tặng và đọc cùng mẹ

Nhóm thực hiện

Bài: Quỳnh Hương Ảnh: Duy Lê Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)