Văn hóa / Thế giới văn hóa

Nghệ thuật vẽ tranh tường mang lại sức sống mới cho thủ đô Havana, Cuba

Trong khoảng hai năm trở lại đây, những bức chân dung đen và trắng khổng lồ của trẻ em bắt đầu xuất hiện trên các bức tường xung quanh một khu phố ngoại thành của Havana được thực hiện bởi họa sĩ người Cuba tên là Maisel Lopez.

Cuba

Sự tương phản với vẻ cổ kính của thủ đô Havana, Cuba

Tại đất nước Cuba, nơi các không gian công cộng được kiểm soát chặt chẽ, nghệ thuật xuất hiện vô cùng hiếm hoi, nếu có cũng chỉ là những áp phích mang chủ đề chính trị hoặc miêu tả những nhân vật như Ernesto “Che” Guevara.

Maisel Lopez, 31 tuổi, chia sẻ: “Tôi muốn mở rộng hơn nữa”. Anh bắt đầu vẽ tranh trên các bức tường của khu nhà và các cửa hiệu ở quận Playa nơi anh sinh sống và hiện đang hoàn thành tác phẩm đầu tiên ở khu Marianao láng giềng.

Gần 30 tranh tường là những bức chân dung khổng lồ đã được hoàn thành. Các nhân vật trong tranh đều là những đứa trẻ với đôi mắt mở to, màu sắc trang nhã, tương phản hoàn toàn với những tòa nhà đổ nát của Cuba và những con phố vàng nắng, những chiếc xe hơi cổ rực rỡ màu hồng hay màu ngọc lam trên nền kiến ​​trúc chiết trung.

Một cô bé gái mũm mĩm với mái tóc vàng hoe ngơ ngác tì đôi bàn tay trên cằm, hay một cậu bé da đen tóc sát da đầu với ánh mắt nhìn người qua đường có một chút thách thức… Thần thái sống động biểu cảm trên những gương mặt gây ấn tượng cho bất cứ ai tình cờ đi ngang qua.

Ở Cuba, nghệ thuật vẽ tranh tường được coi là không bình thường và vô cùng hiếm hoi. Một nghệ sĩ khác ở Havana, Yulier Rodriguez, thể hiện loại hình nghệ thuật vẽ tranh tường trên đường phố Cuba dưới một cách khác. Những nhân vật trong tác phẩm của ông là người ngoài hành tinh – những bức tranh tường đầy màu sắc. Trong khi đó, các chủ đề của Lopez là đơn sắc và gần gũi với thực tế hơn.

Mang lại sự sống cho đường phố

Lopez cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây rằng nghệ thuật trong chính trị đã khiến anh vẽ bức tranh tường. Anh đã giúp đỡ một số người tổ chức kỷ niệm cuộc cách mạng Bolivarian, đồng minh của Venezuela trong sứ mệnh văn hoá vào năm 2009 với Venezuela. Những tác phẩm của anh được lấy cảm hứng từ anh hùng độc lập Cuba, Jose Marti với câu nói: “Trẻ em là niềm hy vọng của thế giới”.

“Đó là lý do tại sao tôi vẽ những đứa trẻ, để đánh dấu tầm quan trọng của chúng”, Lopez chia sẻ.

Maisel Lopez mất khoảng từ bốn ngày đến một tuần để vẽ mỗi bức tranh tường. Đặc biệt, anh vẽ không công. Để trang trải cuộc sống, anh kiếm được một lớp dạy nghệ thuật sống và bán những tác phẩm bức chân dung bằng vải canvas có thể giá trị đến 1500 đô-la Mỹ mỗi bức.

Không giống nhiều nghệ sĩ đường phố, kể cả Rodriguez, Lopez xin giấy phép để thực hiện những bức tranh tường này. Mặc dù gặp phải khó khăn ban đầu nhưng dần dần anh cũng giành được sự tin tưởng và ủng hộ của chính quyền và người dân địa phương. Họ tuyến bố là fan hâm mộ của Lopez và tự nguyện chăm sóc chúng mỗi khi có ai dừng lại để chụp ảnh.

Vivian Herrera, 47 tuổi, người quản lý một tiệm bánh bên cạnh một trong những bức tranh tường của nghệ sĩ Lopez, nói: “Nó thực sự nổi bật và tạo ra sự sống cho đường phố. Nó giống như cô gái thực sự ở đó với đôi mắt đang mở to.”

Nhóm thực hiện

Hương Tôn (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)