Văn hóa / Thế giới văn hóa

Cảm nhận về một thế giới khác lạ qua lăng kính của nhiếp ảnh gia Rodney Smith

Di sản nghệ thuật mà Rodney Smith - vị nhiếp ảnh gia tài hoa - để lại vô cùng quý báu. Cùng ELLE tìm hiểu nghệ thuật nhiếp ảnh trong tác phẩm của Roney nhé!

Trong 45 năm qua, nhiếp ảnh gia Rodney Smith đã mang tầm nhìn độc đáo của mình đến thế giới thông qua những tác phẩm xuất sắc. Vui tươi và siêu thực, các kiệt tác của ông đã xuất hiện trên các tờ báo lớn như TIME, The Wall Street Journal và The New York Times. Sau khi qua đời vào năm 2016, di sản của ông vẫn tiếp tục xuất hiện trong các phòng trưng bày và các viện bảo tàng. Ngay cả các ấn phẩm và các nhiếp ảnh gia thế hệ sau này cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi phong cách của “người thợ” đầy tài năng này. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về nhiếp ảnh gia Rodney Smith và nghệ thuật kỳ lạ mà ông theo đuổi nhé!

Nhiếp ảnh gia 1
Tác phẩm Người đàn ông ngồi trên thang ở Quảng trường Thời đại, New York, NY, năm 1999. (Ảnh: My Modern Met)

Nhiếp ảnh gia Rodney may mắn sớm được thừa hưởng khả năng thưởng thức cái đẹp từ người cha Stanford Smith – chủ tịch của Anne Klein. Khi học tập tại Đại học Yale, ông bắt đầu theo học nhiếp ảnh với Walker Evans – một thợ chụp ảnh nổi tiếng. Ông nghiền ngẫm các bài học và biến chúng thành phong cách của riêng mình. Kết hợp với những kiến thức đã được học, 4 yếu tố chính làm nên một kiệt tác của Rodney chính là bố cục, tỷ lệ, sự cân xứng và tính tương quan.

“Bố cục trong nhiếp ảnh tương tự như giai điệu trong âm nhạc”, ông chia sẻ trong năm 2015. “Tôi là sản phẩm của nghệ thuật nhiếp ảnh từ thập niên trước. Cảm quan về bố cục của các nhà nhiếp ảnh như Henri Cartier-Bresson, W. Eugene Smith và Andr Kertsz đều hoàn hảo. Mọi thứ đều nằm đúng chỗ của nó”. Trong thời đại mà các hiệu ứng hình ảnh lên ngôi, bố cục của Rodney lại được tạo ra từ chính ống kính camera của ông.

Trên cương vị là một người tận hiến trung thành của nghệ thuật chụp phim, ông chưa bao giờ đổi qua công nghệ kỹ thuật số, vị nhiếp ảnh gia này muốn tạo ra thành phẩm tại chỗ hơn là trong giai đoạn hậu kỳ. Trong suốt sự nghiệp, Rodney hầu như chỉ chụp hình trắng đen, và chỉ chuyển sang chụp ảnh màu từ năm 2002. Tuy nhiên, tất cả các bức ảnh của ông vẫn đem lại cảm giác cổ điển, bất hủ, dù các nhân vật trong bức ảnh đều bị đặt trong các trạng thái mơ hồ. Với các kỹ năng của Rodney trong vai trò của nhiếp ảnh gia, thậm chí khi lưng của người mẫu quay về phía máy ảnh, hay gương mặt của họ không hiển thị rõ thì các bức ảnh vẫn mang lại những cảm xúc khó tả cho người xem. Trong thế giới riêng của Rodney, nhiệm vụ của ông là “tìm kiếm trật tự trong sự hỗn loạn”.

Nhiếp ảnh gia 2
Tác phẩm Edythe và Andrew hôn nhau trên những chiếc xe taxi, New York, năm 2007. (Ảnh: My Modern Met)
Nhiếp ảnh gia 3
Tác phẩm Zoe giữ thăng bằng bình trà trên đầu, Biệt thự Burden, New York, NY, năm 2006. (Ảnh: My Modern Met)
Nhiếp ảnh gia 4
Tác phẩm Viktoria dưới nón đèn, Rhinebeck, New York, năm 2006. (Ảnh: My Modern Met)
Nhiếp ảnh gia 5
Tác phẩm Gương mặt kính ngắm với mũ, Công viên Liberty, New Jersey, năm 1997. (Ảnh: My Modern Met)

Rodney Smith và chủ nghĩa siêu thực

Các bức ảnh mang tính thương hiệu của Rodney là một minh chứng rõ ràng cho chủ nghĩa siêu thực. Rodney xem tác phẩm của mình như một phần của hành trình tìm hiểu bản nhân, giúp ông giải quyết và bộc lộ những cảm xúc thầm kín nhất. “Tôi cống hiến cả đời mình cho nhiếp ảnh và nó đã mang lại cho tôi rất nhiều thứ”, ông viết trên blog trong năm 2014.

Dù những người theo chủ nghĩa siêu thực xem các tác phẩm của họ là phương tiện để vô thức bộc lộ bản thân, Rodney chưa bao giờ cảm thấy chắc chắn về kết quả của các bức ảnh mình đã chụp. Thái độ này giúp ông làm việc một cách linh hoạt ở bất cứ đâu và nắm bắt được từng khoảnh khắc khi nó diễn ra.   

“Tôi không có bất kì ý tưởng hay kế hoạch nào trước cả. Địa điểm chính là chìa khóa để tôi có thể sáng tác. Một khi tôi đã tìm được địa điểm thích hợp, mọi thứ đều trở nên đúng ý tôi. Chính địa điểm chụp ảnh đã điều khiển mọi bức ảnh của tôi”, ông nói trong năm 2011. “Một trong những thứ thú vị và tôi nghĩ mọi người cũng bị hấp dẫn bởi nó, chính là sự ngẫu hứng trong các bức ảnh của tôi, dù thoạt nhìn nó như đã được lên kế hoạch từ trước. 95% các bức ảnh mà tôi đã chụp, vài phút trước tôi còn hoàn toàn không biết tôi sẽ chụp chúng như vậy”.

Nhiếp ảnh gia 6
Tác phẩm Alan liều mạng từ tầng 515 của Biệt thự Avenue, New York City, năm 1999. (Ảnh: My Modern Met)
Nhiếp ảnh gia 7
Tác phẩm Nathan đang cầm bức chân dung của chính mình, Amenia, New York, 2011. (Ảnh: My Modern Met)
Nhiếp ảnh gia 8
Tác phẩm Đường chân trời, Sông Hudson, New York, năm 1995. (Ảnh: My Modern Met)
Nhiếp ảnh gia 9
Tác phẩm Saori đứng trên cánh máy bay trên biển, Cộng hòa Dominican, năm 2010. (Ảnh: My Modern Met)
Nhiếp ảnh gia 10
Tác phẩm Saori và Mossimo nắm tay nhau, Amalfi, Ý, năm 2007. (Ảnh: My Modern Met)

Di sản nghệ thuật của nhiếp ảnh gia Rodney Smith

Các bức ảnh kì lạ cùng studio của Rodney Smith đã tồn tại qua bao năm tháng, tiếp tục truyền đạt lại những bài học quý giá mà ông đã chắt lọc trong suốt sự nghiệp nhiếp ảnh cho thế hệ sau. Khi ngày càng nhiều nhiếp ảnh gia chuyển sang chụp film thì bạn chỉ cần chọn cho mình một cái Leica M4 yêu thích và một máy ảnh cỡ trung – những công cụ đã góp phần đưa tên tuổi và các tác phẩm của Rodney trở thành kiệt tác để đời.

Thông qua các ấn phẩm như Rodney Smith: Photographs – một góc nhìn đầy đủ về sự nghiệp nhiếp ảnh của Rodney – bạn có thể cảm nhận kho tàng nghệ thuật phong phú của vị nhiếp ảnh gia đầy tài năng. Các nhà sưu tầm có thể treo các bản in của một số bức ảnh nổi tiếng nhất của Rodney trong nhà. Hơn nữa, các tác phẩm của Rodney cũng được trưng bày tại các phòng triễn lãm trên khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Tại Hoa Kỳ, các phòng trưng bày uy tín như Gilman Contemporary, phòng trưng bày Robert Klein và phòng trưng bày Fahey Klein cũng vinh danh các tác phẩm nghệ thuật của vị nhiếp ảnh gia tài hoa này.

Nhiếp ảnh gia 11
(Ảnh: My Modern Met)
Nhiếp ảnh gia 12
(Ảnh: My Modern Met)
Nhiếp ảnh gia 13
Tác phẩm Bernadette trong chiếc mũ đỏ và quyển sách, Thư viện New York, NY, năm 2003. (Ảnh: My Modern Met)
Nhiếp ảnh gia 14
(Ảnh: My Modern Met)
nhiếp ảnh gia
Chân dung nhiếp ảnh gia Rodney Smith. (Ảnh: PDN Online)

Xem thêm:

Không dùng người mẫu trong bộ ảnh quảng cáo, Alexander Wang đưa những gì vào khung hình?

Cuộc sống trong cung điện Buckingham của Hoàng gia Anh xa hoa như thế nào?

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Như Trần Nguồn: Tạp chí phái đẹp ELLE/ My Modern Met
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)