Văn hóa / Thế giới văn hóa

5 cuốn sách sẽ thay đổi suy nghĩ của phái đẹp về nữ quyền

Quyền lợi của nữ giới không phải là điều hiển nhiên sẵn có mà đó là kết quả của quá trình đấu tranh không ngừng.

Không ai khác chính những người phụ nữ can đảm ở cả quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ mãi chiến đấu nếu quyền lợi của họ không được chấp nhận.Trên nhiều phương diện đấu tranh, có lẽ sách chính là vũ khí sắc bén nhất, có tính thuyết phục nhất đối với nhiều người. Và đó là lý do tại sao mà nhiều nhà văn, nhà hoạt động xã hội,…lựa chọn sách để nói lên tiếng lòng của mình, tiếng nói đòi quyền lợi cho phụ nữ.

1. Ain’t I A Woman: Black Women And Feminism (Bell Hooks)

Tên thật của nữ nhà văn người Mỹ là Gloria Jean Watkins và thường được biết đến với bút danh Bell Hooks. Trong các tác phẩm của mình, bà luôn khắc họa một xã hội Mỹ bị chia rẽ bởi những vấn đề gây nhức nhối như nạn phân biệt chủng tộc và đối xử bất công với nữ giới. Và tác phẩm tiêu biểu nhất, có thể nói đã làm nên tên tuối của Bell Hooks chính là Ain’t I A Woman: Black Women And Feminism(1981)

sach viet ve nu quyen-5

Black Women And Feminism là một trong số ít cuốn sách viết về nữ quyền và bình đẳng giới hướng tới đối tượng những phụ nữ da màu. Sở dĩ bà lựa chọn đề tài này cũng để đấu tranh cho chính bản thân mình. Trong sách tác giả kể ra rằng, thực chất trong xã hội Mỹ, vị thế của người phụ nữ vốn đã bị phân biệt. Tuy nhiên điều này càng trở nên nặng nề hơn khi chủ nghĩa nô lệ xuất hiện và đối tượng bị đẩy xuống tầng đáy xã hội không ai khác chính là những nô lệ nữ da màu. Bên cạnh đó, bà cũng nêu ý kiến khi nhận thấy những khuôn mẫu mà phụ nữ da màu bị áp đặt thì cho đến xã hội ngày nay vẫn bị ảnh hưởng.

Vì vậy qua Ain’t I A Woman: Black Women And Feminism, nữ nhà văn đã đưa ra các đánh ía khách quan về cách nhìn nhận phụ nữ da màu, ý kiến của mình về nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính mà phụ nữ da màu phải gánh chịu.

2. The Second Sex (Simone de Beauvoir)

Simone de Beauvoir là một nhà văn, nhà triết học và một nhà đấu tranh cho nữ quyền người Pháp. The Second Sex không đơn thuần chỉ là một cuốn sách mà nó còn là một chuyên luận triết học, một trong những tác phẩm quan trọng của thế kỷ XX và là cơ sở lý luận, là tiền đề cho phong trào nữ quyền.

Trong The Second Sex, tác giả đã nói về bản chất của “nữ tính”; trình bày nguyên nhân, thực trạng sự bình đẳng giới; hay đề cập tới sự giải phóng phụ nữ và địa vị của họ,… Hơn nữa, với giọng văn hóm hỉnh nhưng không kém phần sắt đá, nhà văn còn đề cập tới những vấn đề hàng ngày người phụ nữ phải đối mặt như công việc nhà, thiên chức làm vợ, hình ảnh người phụ nữ truyền thống vốn luôn bị xã hội gán cho những giá trị đạo đức, khả năng tự chủ tài chính,…Tất cả điều đó được bà lập luận vô cùng chặt chẽ, có tính thuyết phục và The Second Sex được đánh giá là tiền đề cho phong trào nữ quyền sau này.

sach viet ve nu quyen-3

Sách được xuất bản năm 1949 và nhanh chóng bán hết 22.000 bản chỉ trong tuần đầu tạo Paris. Ở Mỹ, cuốn sách luôn nằm trong danh sách sách bán chạy nhất và được tái bản, dịch ra nhiều thứ tiếng khác.

3. The Feminine Mystique (Betty Friedan)

Betty Friedan sinh năm 1921 trong gia đình gốc Do Thái. Từ nhỏ bà đã nhận thấy mẹ mình thường có lời lẽ khinh thường bố mà chỉ khi lớn lên bà mới hiểu rằng đó là lời lẽ để che dấu những ấm ức đè nén trong lòng.

đâu-tranh-cho-nu-quyen-3

Ở thời đó, cho dù người phụ nữ có tài giỏi tới đâu cũng không được công nhận và nhiều bạn học cùng trường đại học Smith với bà sẵn sàng chịu đựng là các bà nội trợ, ước ao có người chồng có chức tước, địa vị nhưng đằng sau bức màn đó, họ luôn cảm thấy chán nản, buồn bực, phải dựa vào những viên thuốc an thần hay bác sĩ tâm lý. Vì vậy, Friedan quyết định viết cuốn sách “The Feminine Mystique” (1963)- tác phẩm bán chạy nhất của bà.

Sự ra đời của The Feminine Mystique đã tạo ra một cuộc cách mạng xã hội bằng cách vạch trần hệ tư tưởng về đời sống gia đình- điều đã làm cho những người phụ nữ ở tầng lớp trung và thượng lưu bị phụ thuộc vào người đàn ông về kinh tế, đời sống gia đình, tình cảm,…Bà đã xua tan quan niệm truyền thống rằng phụ nữ muốn trở thành người nội trợ hạnh phúc. Friedan khẳng định rằng, phụ nữ có khả năng như những người đàn ông đối với bất kỳ công việc nào và khuyến khích họ mạnh dạn tìm kiếm cơ hội mới cho bản thân.

sach viet ve nu quyen-1

Khi mới xuất bản, cuốn sách đã gây ra nhiều tranh cãi. Có người cho rằng đây là thủ phạm khơi dậy phong trào đấu tranh của phụ nữ Mỹ, hay tác giả đã nhận được hàng trăm bức thư từ các bà nội trợ giận dữ phản đối ý kiến của bà. Tuy nhiên càng về sau người ta càng hiểu và ủng hộ quan điểm này: Người phụ nữ có quyền bình đẳng với đàn ông trên tất cả các lĩnh vực.

Không chỉ vậy, The Feminine Mystique còn làm dấy lên phong trào nữ quyền thứ 2 của Mỹ trong thế kỷ XX. Cuốn sách được xem như một bản tuyên ngôn, đặt nền tảng cho phong trào nữ quyền của phụ nữ Mỹ nói riêng và phong trào nữ quyền thê giới nói chung.

4. Lean In (Sheryl Sandberg)

sach viet ve nu quyen-2

Nằm trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới, nữ tướng của Facebook- Sheryl Sandberg năm 2013 đã cho ra mắt cuốn sách Lean In: Women, Work and The Will To Lean. Đây được xem là cú nổ lớn trong làng xuất bản và nó được xem là một tuyên ngôn mới về sự bình đẳng của phụ nữ và sự nghiệp trong thế kỉ 21.

Từ kinh nghiệm và quan sát của bản thân, cuốn sách thể hiện sự bất bình đẳng giới trong môi trường công việc. Sheryl chỉ ra lối mòn của phụ nữ hiện đại đó là luôn tự nghi ngờ trình độ của bản thân, hạ thấp ước mơ của mình- Đây là một trong số rất nhiều nguyên nhân khiến con đường phụ nữ hướng đến vị trí lãnh đạo bị chững lại. Bằng giọng văn gần gũi, hóm hỉnh, tác giả đã đưa ra những giải pháp rất có tính thuyết phục. Bên cạnh đó cũng khuyến khích phụ nữ đặt ra các ranh giới và bỏ qua quan điểm “muốn mọi thứ”. Bà hướng dẫn phụ nữ cách để vừa thành công trong công việc vừa hoàn thiện nhân cách.

5. We Should All Be Feminists (Chimamada Ngozzi Adichie)

Nhắc đến các sách viết về bình đẳng giới, ta không thể bỏ qua We Should Be All Feminists của Chimamada Ngozzi Adichie. Với độ dài vừa phải cùng cách viết lôi cuốn, ngôn ngữ nhẹ nhàng và gần gũi, đây là một tác phẩm viết về nữ quyền dễ đọc, dễ tiếp cận tới mọi người.

sach viet ve nu quyen-4

Bằng cách sử dụng những ví dụ về định kiến đang tồn tại trên chính quê hương Nigeria- quốc gia vẫn còn tồn tại sự lạc hậu và chỉ mới đang bước đầu phát triển, Adichie khiến người đọc cảm thấy cuốn sách dễ tiếp cận hơn so với những cuốn sách viết về nữ quyền kinh điển khác như The feminine mystiques, A room of one’s own… Trong sách, tác giả đã nhắc đến cuộc nói chuyện giữa mình và người bạn thân về nữ quyền và nhận được câu hỏi: “Tại sao cậu lại cần nữ quyền? Chả phải quyền phụ nữ hiện giờ đã tốt hơn quá khứ rất nhiều chăng?”. Điều này như thể hiện nhận thức của người phụ nữ trong xã hội hiện đại chưa thực sự nhận thức đúng thế nào là bình đẳng. Adichie đã chỉ ra rằng, mặc dù quyền lợi của phụ nữ đã khá hơn nhưng điều này không có người là nó không tồn tại sự bất bình đẳng.

Thông qua tác phẩm của mình, tác giả đã truyền tải một thông điệp nhẹ nhàng và hóm hỉnh về nữ quyền: Đó là mong muốn đem lại cho xã hội một môi trường bình đẳng, không trói buộc, gò bó và áp đặt.

Xem thêm

“Yakuza moon”- Hồi ức của con gái một Yakuza

Thời trang đang nuôi lớn làn sóng nữ quyền?

Quan điểm của phái mạnh về quyền bình đẳng giới

Nhóm thực hiện

Trần Linh Trang (Nguồn: Tạp chí Phái Đẹp ELLE)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)