Những sự thật về ô nhiễm môi trường

Đăng ngày:

Ô nhiễm môi trường không còn là một vấn đề của “nhân loại”. Hơn bao giờ hết, mỗi người trong chúng ta cần phải hành động để bảo vệ lấy hành tinh xinh đẹp này.

Biến đổi khí hậu không còn là đề tài có thể lảng tránh, nhưng liệu bạn đã nhận thức đầy đủ về những gì đang thật sự diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta? Những con số sau đây sẽ buộc chúng ta phải ý thức nhiều hơn về các vấn đề toàn cầu, ô nhiễm môi trường và bảo vệ sinh thái.

ô nhiễm môi trường 1 ô nhiễm môi trường 2 ô nhiễm môi trường 3 ô nhiễm môi trường 4 ô nhiễm môi trường 5 ô nhiễm môi trường 6 ô nhiễm môi trường 7

  • Đài Loan cam kết sẽ loại bỏ tất cả sản phẩm nhựa dùng một lần trước năm 2030.
  • Các thành phố thuộc quận Denton (Mỹ), với khoảng 130.000 cư dân, sẽ hoàn toàn sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
  • Pháp cam kết sẽ ngừng sử dụng năng lượng than đá trước năm 2021.
  • Sự phát triển hệ thống quạt gió vùng bờ biển của New York sẽ cung cấp điện cho 1,2 triệu căn nhà và tạo ra 5.000 việc làm.
  • Thuỵ Điển tái chế 99% lượng rác thải.
  • Đức thiết lập mục tiêu sử dụng 60% năng lượng tái sinh trước năm 2050.
  • 300 trong số 364 ngày, nguồn điện của Costa Rica hoàn toàn chạy bằng năng lượng tái sinh như thuỷ điện, địa nhiệt, gió và năng lượng mặt trời.
  • Mực nước biển tăng khoảng 3,2 mét mỗi năm.
  • Một vòi nước rỉ lãng phí trung bình 120 lít nước mỗi ngày.
  • Mỗi ngày có 35 tấn rác đổ ra đại dương, đồng nghĩa việc tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng gần mức báo động.
  • Đảo rác Thái Bình Dương nằm giữa Hawaii và California chứa 80.000 tấn rác, rộng gấp 3 lần kích thước của nước Pháp.
  • Các đại dương bao phủ 71% bề mặt trái đất của chúng ta.
  • Đến năm 2050, đại dương sẽ chứa nhiều rác thải nhựa hơn cả cá.
  • Ô nhiễm không khí trong nhà cao hơn 100 lần so với không khí bên ngoài.
  • Cây xanh trong các khu rừng nhiệt đới sản xuất 40% lượng ôxy trên trái đất.
  • Một nửa trong tổng số các loài động vật trên toàn thế giới sống trong các rừng mưa nhiệt đới.
  • Hãy tắt các thiết bị điện hoàn toàn. Chỉ cần để chúng ở chế độ chờ, bạn đã tiêu hao thêm 10% năng lượng.
  • 100% rác thải, yếu tố chủ chốt gây nân ô nhiễm môi trường hiện nay là do con người tạo ra.
  • “Con tàu Noah” của thực vật được đặt ở Svalbard, một nơi nằm ở Bắc Cực. Ở đó có hầm hạt giống cất giữ gần một triệu mẫu hạt từ khắp nơi trên thế giới. Các hạt giống được đông lạnh bởi băng giá vĩnh cửu và nằm cách sườn núi 120 mét. Đó là cách để bảo vệ hạt giống phòng khi chúng ta cần chúng trong tương lai.
  • Tái chế một chai nước có thể tiết kiệm đủ năng lượng để thắp sáng một bóng đèn 60W trong 6 giờ liên tục.
  • Hàng năm, 17 triệu thùng dầu mỏ được sử dụng để sản xuất những chai nước dùng một lần.
  • Nữ hoàng Elizabeth II chống ô nhiễm môi trường bằng biện pháp cấm ống hút nhựa, chai nhựa và các dụng cụ bàn ăn bằng nhựa xuất hiện trong khu vực của Hoàng gia.
  • Mỗi một phút lại có 1 triệu chai nhựa được bán ra.
  • Tái chế 1 tấn giấy có thể tiết kiệm 17 cây, 2.590 lít dầu, 26.500 lít nước và 3,3 mét khối bãi rác.
  • Khoảng 80% món đồ bị chôn lấp bên dưới các bãi rác có thể tái chế được.
  • Thời gian phân rã của thuốc lá là 2 năm; keo cao su là 5 năm; lon nhôm là 100 năm và túi nhựa là 450 năm (chúng thậm chí còn kéo dài hơn ở vùng núi, vì nhiệt độ lạnh khiến cho rác thải khó phân huỷ hơn).
  • Bằng việc kéo dài gấp đôi tuổi thọ của quần áo từ 1 thành 2 năm, bạn có thể giúp giảm 24% lượng khí thải mỗi năm.
  • Cần 2.650 lít nước để sản xuất một chiếc áp thun cotton.
  • Khi giặt quần áo, 80% điện năng được sử dụng để đun nóng nước. Hãy sử dụng nước ở nhiệt độ thấp.
  • 20% lượng nước ô nhiễm trong ngành công nghiệp trên toàn cầu đến từ việc xử lý và nhuộm vải dệt.
  • 99% quần áo đã qua sử dụng có thể tái chế được.
  • Có đến 70% món đồ trong tủ quần áo không được dùng đến.
  • Mỗi người công nhân phải làm việc không ngừng nghỉ và chỉ được trả 37.500 đồng để sản xuất ra một chiếc áo thun có giá bản là 695.000 đồng.
  • Chỉ có 20% tổng số vải được tái chế. Điều đó có nghĩa là 80% còn lại bị chôn vùi dưới những bãi rác.
  • Mất khoảng bao lâu để quần áo phân huỷ? Đối với áo thun vải vicose là từ 1 – 6 tuần; áo vest linen là 2 tuần; vớ cotton 1 tuần đến 5 tháng; áo khoác denim 10 – 20 tháng; áo len 1 – 5 năm; cà vạt nylon 30 – 40 năm, túi da 50 năm và váy polyester hơn 200 năm.
  • Lượng nước tiêu thụ trong ngày công nghiệp may mặc có thể đổ đầy 32 triệu hồ bơi của cuộc thi Oplympic.
  • Sản xuất quần áo tăng trưởng gấp đôi từ năm 2000 đến năm 2014, tạo ra 100 tỉ món đồ trong năm đó.
  • 9 triệu là số người tử vong mỗi năm do ô nhiễm (chiếm 1/6 ca tử vong trên toàn thế giới).
  • 325 triệu người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường hiện nay.
  • 4 độ C là mức nhiệt độ trung bình dự đoán sẽ tăng thêm trước năm 2100.

Xem thêm:

Stella McCartney là thương hiệu đầu tiên sản xuất giày sneakers thân thiện với môi trường

Làm đẹp da tự nhiên: Bảo vệ da và bảo vệ môi trường

Nhóm thực hiện

Bài: Marine Le Bris

Chuyển ngữ: Đoàn Trúc

Ảnh: Tư liệu

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more