9 trò chơi dân gian của các quốc gia vào ngày Tết

Đăng ngày:

Nhắc đến Tết, chúng ta luôn nhớ đến dịp trở về đoàn tụ gia đình, quây quần bên nồi luộc bánh chưng hoặc thời khắc cùng cha mẹ đón giao thừa,….

Trong văn hóa Việt Nam, vào mỗi dịp Tết đến, hình ảnh cụ đồ già bày mực tàu, giấy đỏ ngồi cho chữ hay các trò chơi dân gian dịp Tết đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Không chỉ Việt Nam, nhiều quốc gia khác cũng có các trò chơi dân gian riêng của mình trong dành cho dịp năm mới.

Hãy cùng ELLE tìm hiểu một vài trò chơi tiêu biểu của các quốc gia.

1.Nhật Bản: 

Hanafuda

bai-hoa-nhat-ban-2

Đánh bài là một dạng nghệ thuật của Nhật, ban đầu đây là trò chơi của giới thượng lưu nhưng dần dần lan rộng đến thường dân. Thực chất, đánh bài có ở Nhật từ lâu nhưng chỉ khi đến thế kỉ XVI khi Francisco Xavier đặt chân đến Nhật, mang theo bộ bài thông dụng để đánh poker của người Tây, thì đánh bài dưới hình thức cờ bạc bắt đầu phát triển trên toàn Nhật Bản.

bai-hoa-nhat-ban-1

Nhưng vì cờ bạc gây ra sự hỗn loạn trong xã hội nên chính phủ Nhật đã ra sức ngăn cấm. Tuy nhiên, họ nhận ra rằng, mỗi khi cấm được 1 dạng bài thì lại có dạng bài khác phát triển nhanh hơn, vì vậy mà các chính sách của chính phủ đều không có hiệu quả nhất định. Chính những suy nghĩ đó đã dẫn đến việc ra đời của một loại bài không có số được chơi hợp pháp, nhưng không thể tính điểm trong mỗi cuộc chơi. Và loại bài này được gọi là Hanafuda. Đây là loại bài truyền thống của Nhật, họa tiết trên các quân bài tượng trưng cho các loài hoa đặc trưng trong 12 tháng ở Nhật . Bài gồm 48 lá, mỗi tháng có 4 lá bài. Có nhiều cách để chơi loại bài này nhưng thông dụng nhất là kiểu chơi 2 người “Koikoi” và chơi 3 người “Nanaawase”.

Hanetsuki

hanetsuki Nhat Ban-1

Đây là trò chơi đánh cầu truyền thống của người Nhật, các bạn có thể đã biết tới trò chơi này qua bộ truyện Doremon nổi tiếng thế giới. Trò chơi này thường được chơi vào dịp đầu năm mới, sử dụng một chiếc vợt gỗ có hình dáng mái chèo được gọi là Hagoita và trái cầu Hane làm bằng quả bồ hòn. Vào thời Edo, người ta tin rằng có thể trừ tà bằng trò chơi này nên nguồi Nhật cũng thường tặng nhau những chiếc vợt đánh cầu khi cuối năm.

hanetsuki Nhat Ban 2

Có hai cách chơi cầu đó là chơi một mình và chơi hai người. Nếu chơi một mình, bạn cần phải tâng cầu trên vợt càng lâu càng tốt. Còn nếu chơi hai người thì hai người cần đánh cầu qua lại. Ai để cầu chạm xuống đất thì coi như thua và sẽ bị quẹt mực tàu vào mặt.

hanetsuki-Nhat-Ban-2

Takoage

takoage Nhat Ban 3

Takoage là trò chơi thả diều giống như trò thả diều của Việt Nam. Lúc đầu đây là trò chơi của giới quý tộc nhưng dần dần cũng phổ biến với tầng lớp thường dân. Và trò thả diều chúc mừng sinh nhật các bé trai vì họ cho rằng, con diều càng bay cao thì ước nguyện sẽ thành sự thật, nếu lời cầu xin đến với các vị thần thì các em bé càng cao lớn khỏe mạnh. Ngoài ra, người Nhật cũng cho rằng việc hướng mặt lên trời trong thời tiết lập xuân thì đây cũng là một phương pháp dưỡng sinh. Vì thế người Nhật cũng thường thả diều vào những ngày đầu xuân.

takoage Nhat Ban 2

Omikuji

Omikuji nhat ban 1

Omikuji là từ để gọi những quẻ gieo vận mệnh trong một năm. Do có truyền thống đi đền, chùa vào thời khắc giao thừa hay ngày mùng một đầu năm mà người Nhật sẽ thường rút quẻ tại thần điện với 100 yên (hoặc 200-300 yên).

Omikuji nhat ban 2

Omikuji đoán trước cơ hội của một người thành hiện thực, hay là tình yêu, hoặc là vấn đề về sức khỏe, may mắn, cuộc sống. Khi sự tiên đoán là xấu- quẻ xấu nhất là “daikyou” nghĩa là đại hung, có một phong tục là cuộn tròn mảnh giấy và gắn nó vào cây thông hoặc lên những bức tường ở những ngôi chùa hoặc đền. Nguyên nhân của phong tục này là ở sự chơi chữ của từ cây thông (松 matsu) và động từ ‘đợi’ (待つ matsu), làm như vậy thì người nhận được vận rủi cho rằng điềm xấu sẽ gắn ở trên cây. Có truyền thuyết lại cho rằng, nếu rút phải quẻ xấu, bạn buộc Omikuji bằng tay đang mở tờ giấy vào tay còn lại, vận mệnh sẽ thay đổi. Tuy nhiên, vài người lựa chọn mang về nhà để nhắc nhở bản thân.

Omikuji nhat ban 3

Ngày nay, để hội nhập hơn với thế giới, các quẻ Omikuji không chỉ dành cho người Nhật mà người nước ngoài cũng đến rút quẻ. Vì thế, tờ Omikuji cũng có cả tiếng Anh.

2. Hàn Quốc:

Yutnori

Yunori han quoc 1

Trong dịp Tết Seollal, người Hàn quốc cũng có nhiều trò chơi dân gian dành cho người lớn và trẻ em. Nổi tiếng nhất chắc chắn phải kể đến Yutnori. Yutnori là trò chơi gậy, chơi bằng cách di chuyển các quân cờ trên bàn cờ và lấy gâỵ làm xúc xắc. Ưu điểm của trò chơi này là rất dễ chơi và nhiều người có thể cùng tham gia, có thể chia thành hai hay nhiều đội.

Yunori han quoc 2

Yutnori được biết đến là trò chơi có lịch sử lâu đời và mang tính tượng trưng phong phú. Ở nghĩa rộng thì trof chơi này tượng trưng cho sự vận động của Mặt Trời, còn ở nghĩa hẹp hơn thì mang nghĩa cầu mong một năm mới sung túc.

Neolttwigi

Trò chơi neolttwigi cũng giống trò bập bênh, ngoại trừ việc người chơi đứng ở hai đầu tấm ván và nhảy, tạo sức bật cho người đối diện. Đây là trò chơi yêu thích của phụ nữ thời xưa trong các mùa lễ hội hay dịp Tết truyền thống.

Neolttwigi han quoc 2

Neolttwigi han quoc 1

Jegichagi

Đây là trò chơi đá cầu rất quen thuộc với người dân Việt Nam.  Những tư liệu đầu tiên về đá cầu là vào thế kỷ thứ 5 TCN tại Trung Quốc. Sau đó trò chơi này đã được chơi lần lượt tại các nước châu Á. Đá cầu đòi hỏi những tố chất như nhanh nhẹn, khéo léo của thể chất, đồng thời cần sự tập trung của tinh thần khi tham gia. Ở Hàn Quốc, đá cầu được gọi là Jegichagi. Không đơn thuần chỉ là trò chơi dân gian mà đá cầu còn là một trong những môn thể thao phổ biến và được người dân xứ Hàn yêu thích.

da-cau-han-quoc

Giống như Việt Nam, đá cầu là môn thể thao dùng chân để đá quả cầu bay lên cao. Tùy mỗi nơi mà có nhiều cách chơi khác nhau: đá một người, hai hoặc nhiều người cùng đá. Nếu ai để quả cầu rơi xuống đất thì coi như thua. Nhưng cũng có kiểu chơi  phải để cầu rơi xuống đất rồi mới lại đá và cứ thế đá 1 lần rồi lại để cầu rơi xuống đất 1 lần. Hoặc còn có kiểu phải đá để cầu rơi xuống đầu rồi lắc nhẹ cho rơi xuống và đá tiếp, cứ như thế….

 3. Trung Quốc:

Múa sư tử

mua lan trung quoc 1

Múa sư tử được cho là điệu múa phổ biến vào dịp Tết của người Trung Quốc vì nó tượng trưng cho sự may mắn và là chúa tể muôn loài. Hiện nay chưa có một tài liệu chính thức nào lý giải chính xác truyền thống múa sư tử có từ bao giờ. Theo một số tài liệu thì cho rằng múa sư tử có từ thời nhà Đường (618-907), được các nghệ sĩ trình diễn cho các gia đình quý tộc. Cũng có tài liệu nói rằng múa sư tử có từ thời nhà Tần, nhà Hán,…Nhưng cho dù mùa sư tử có từ bao giờ thì nó cũng đã trở thành điệu múa truyền thống của người Trung Quốc vào các dịp quan trọng.

mua lan trung quoc 2

mua rong o trung quoc

Thực chất, các điệu múa sư tử, rồng không chỉ Trung Quốc mới có mà nó có mặt ở nhiều nước trong khu vực Châu Á do các quốc gia này đều chịu ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau.

Đi cà kheo

di ca kheo trung quoc 2

Đi cà kheo cũng là màn trình diễn phổ biến trên đường phố vào dịp Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc, đặc biệt là ở miền bắc. Một số tài kiệu nói rằng, từ xa xưa người Trung Quốc đã biết sử dụng cà kheo để hái quả trên cao, dần dần nó trở thành điệu mua dân gian và được lưu truyền cho tớ ngày nay.

di ca kheo trung quoc 1

Trình diễn đi cà kheo có độ khó cao, đòi hỏi sự khéo léo của người nghệ sĩ.

Cuộc sống luôn bận rộn, Tết là dịp để mọi người trở về đoàn tụ với gia đình, cùng nhau trò chuyện, vừa chơi các trò chơi dân gian truyền thống. Điều này vừa giúp gắn kết các thành viên trong gia đình và cũng là cách để chúng ta bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.

Xem thêm

Bạn có đồng ý gộp Tết Tây và Tết Ta lại làm một?

Bộ tranh “Tết xưa Tết nay”: Để có những ngày Tết cổ truyền đúng nghĩa

Tết Huế – Quá khứ & hiện tại

Nhóm thực hiện

Linh Trang Trần (Nguồn: Tạp chí Phái Đẹp)

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more