Danh sách những bộ phim lấy nước mắt của người xem (Phần 2)
Chúng ta xem những bộ phim tâm lý không chỉ để cảm nhận được thông điệp nhân văn mà còn để được khơi gợi những cảm xúc đẹp đẽ về con người và cuộc sống. Những bộ phim tâm lý lấy nước mắt người xem sau đây chắc chắn sẽ đưa bạn đi qua một hành trình cảm xúc khó quên.
Tiếp nối bài viết trước về những bộ phim lấy nước mắt khán giả, hãy cùng ELLE tiếp tục cuộc hành trình đầy cảm xúc này nhé.
Charlie St. Cloud
Charlie St. Cloud (2010) là phim chuyển thể dựa trên tiểu thuyết bán chạy của Ben Sherwood mang tên The Death and Life of Charlie St. Cloud xuất bản năm 2004, với sự tham gia của Zac Efron và Amanda Crew. Đây là bộ phim đánh dấu sự lột xác của Zac Efron, thoát khỏi hình ảnh chàng trai trung học vốn gắn liên với anh qua các sản phẩm của Disney.
Charlie St. Cloud là câu chuyện cảm động về hành trình hàn gắn tổn thương của trái tim. Charlie – nhân vật mà Zac Afron thủ vai – là một ngôi sao đua thuyền buồm sống tại thị trấn nhỏ bên bờ biển Thái Bình Dương cùng người mẹ và cậu em trai tên Sam. Tương lai của Charlie đang rộng mở trước mắt với suất học bổng thể thao tại trường đại học Stanford thì cái chết của Sam trong một tai nạn thảm khốc đã thay đổi tất cả.
Bên cạnh cốt truyện độc đáo, phim lấy nước mắt người xem bởi thông điệp ý nghĩa: Quá khứ luôn là hành trang quý giá để con người vững bước trên đường đời, nhưng tương lai mới là đích đến của mỗi chúng ta.
Pearl Harbor
Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) là bộ phim sản xuất năm 2001 về đề tài chiến tranh do Micheal Bay đạo diễn. Đồng thời, đây cũng là một trong những phim có doanh thu cao nhất năm 2001.
Trân Châu Cảng miêu tả lại một trong những trận chiến khủng khiếp nhất trong Thế chiến thứ hai, đó chính là sự kiện lịch sử kinh điển khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng năm 1941. Trong bộ phim, trận tập kích Trân Châu Cảng là bối cảnh cho cuộc tình tay ba éo le giữa một nữ y tá và hai phi công Mỹ: Rafe McCawley (Ben Affleck) và Danny Walker (Josh Hartnett) – hai người bạn rất thân thiết.
Becoming Jane
Fan của nữ nhà văn Jane Austen nhất định không thể bỏ qua Becoming Jane bởi đây là phần phim được làm lại dựa trên cuốn sách kể vể tiểu sử của nữ nhà văn tài năng.
Trong phim, Anne vào vai Jane – một thiếu nữ yêu say đắm chàng trai có tên là Tom LeFroy. Tình yêu của họ gặp phải sự phản đối của bố mẹ Jane vì họ muốn con gái kết hôn với một người có địa vị trong xã hội, chứ không phải là một anh chàng sống phóng túng như Tom. Hình ảnh cô tiểu thư xinh đẹp, thông minh và khoáng đạt Jane Austen được nữ diễn viên Anne Hathaway thể hiện rất thành công, trong khi đó, nam diễn viên James McAvoy hóa thân thành chàng luật sư Tom Lefroy. Với chi phí sản xuất chỉ 16,5 triệu USD, bộ phim đã mang về doanh thu gần 40 triệu USD và nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình.
Schindler’s List
Đây là một phim điện ảnh chích kịch sử thi được sản xuất năm 1993 do Steven Spielberg làm đạo diễn kiêm đồng sản xuất; và do Steven Zailian cầm bút biết viết kịch bản. Bộ phim dựa trên cuộc đời của Oskar Schindler – một doanh nhân người Đức đã cứu sống hơn một nghìn người, trong đó phần lớn là người Do Thái gốc Ba Lan tị nạn trong thời kỳ phát xít Đức chủ trương tàn sát người Do Thái. Oskar Schindler đã cứu những người Do Thái này bằng cách thuê họ vào làm trong các nhà máy của ông.
Bộ phim khai thác chủ đề về sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, thông qua nhân vật chính là một người công dân Đức và quá trình chuộc lỗi của nhân vật. Bản chất hướng thiện trong con người Schindler trỗi dậy, biến ông từ một người ủng hộ chủ nghĩa Phát Xít trở thành một người hùng cứu sống hàng nghìn người vô tội.
The Boy in the Striped Pyjamas
Được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn người Ireland John Boyne vào năm 2008, The Boy in the Striped Pyjamas là bộ phim nhẹ nhàng nhưng cũng không kém phần sâu sắc về tội ác của Phát xít dưới cái nhìn ngây thơ của một cậu bé.
Điều khiến cho phim lấy nước mắt khản giá chính là lối kể chuyện tưởng chừng như nhẹ nhàng nhưng rất đỗi chua cay, khiến cho người xem day dứt và ám ảnh. The Boy in the Striped Pyjamas tuy không đạt được nhiều thành công trên các cuộc đua giải thưởng nhưng diễn xuất của hai diễn viên nhí cùng ánh mắt trong veo và nụ cười ngây thơ chính là chi tiết khiến khán giả luôn nhắc mãi về bộ phim có sức ám ảnh mãnh liệt này.
To The Bone
Bộ phim khai thác chủ đề về căn bệnh rối loạn sợ ăn uống Anorexia. Nhân vật chính trong phim là cô sinh viên đại học 20 tuổi tên Ellen (do nữ diễn viên Lily Collins thủ vai) phải tạm ngừng việc học đại học của mình để trở về nhà điều trị căn bệnh này. Cô không thể ăn uống bất cứ thứ gì, thậm chí còn có cảm giác sợ tất cả những thức ăn, mùi vị ở ngay trước mặt cho dù đang đói như thế nào.
Bộ phim đưa người xem đi qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, giúp chúng ta cảm thông cho những người mắc bệnh, đồng cảm với người nhà bệnh nhân khi phải chứng kiến người thân yêu của mình chống chọi bệnh tật mà không thể giúp được gì.
Không chỉ là phim lấy nước mắt khán giả bởi cách kể chuyện gây xúc động, To The Bone còn là lời kêu gọi sự quan tâm của xã hội về căn bệnh này.
Brain on Fire
Brain on Fire chuyển thể từ cuốn hồi ký cùng tên của tác giả Susannah Cahalan. Phim kể về một nữ phóng viên trẻ của tờ New York Post (Chloë Grace Moretz thủ vai) mắc phải chứng rối loạn tự miễn dịch do bị chẩn đoán sai liên tiếp sau nhiều lần mất trí nhớ nghiêm trọng. Susannah vừa mới tốt nghiệp hạng xuất sắc của trường báo chí, có một công việc đáng mơ ước, có gia đình và người bạn trai yêu thương hết mực. Khi căn bệnh lạ xuất hiện, cuộc sống của cô bị đặt giữa ranh giới của sự sống và cái chết.
The Other Woman
Sau cái chết của con gái, Emilia tếp tục duy trì cuộc hôn nhân mới bắt đầu của mình, đồng thời cố gắng xây dựng lại mối quan hệ với con trai. Trong The Other Woman, Natalie Portman đã thể hiện rất thành công những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ, đồng thời cho ta thấy rằng khó khăn, căng thẳng có thể xảy ra trong mọi mối quan hệ, ngay cả khi chúng ta có yêu họ đến nhường nào.
Blackfish
Đây là bộ phim tài liệu nói về vụ vây bắt Tilikum – một con cá voi sát thủ đã gây ra cái chết cho 3 người, và những hệ quá phía sau quyết định này. Bộ phim kể lại những câu chuyện về Tilikum, bao gồm việc nó bị bắt vào đất liền năm 1983, những lần xô xát với đồng loại và bị giam cầm chung ở khu giải trí Sealand of the Pacific – những vụ việc có liên quan đến thái độ cực kì hung hãn và bất tuân lệnh của Tilikum sau này, trong đó có cái chết của một huấn luyện viên cá voi tại Sealand.
Thông qua bộ phim, đạo diễn muốn lên án vấn đề nuôi bắt và giam giữ cá voi phục vụ mục đích kinh tế của các khu giải trí, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc về con người.
Theo: Tạp chí phái đẹp ELLE
Bài: TN
Tham khảo: Townandcountry