BÀI LIÊN QUAN
Năm 2017 là năm đánh dấu sắc hồng được bao phủ khắp các thành thị tại Mỹ, phong trào #MeToo (#Tôicũngvậy) của nhóm “The Silence Breakers” (Phá vỡ sự im lặng) đã trở thành phong trào đại diện cho nữ quyền, nhằm chống lại nạn tấn công và quấy rối tình dục. Nhờ đóng góp to lớn trong phong trào bảo vệ quyền lợi phụ nữ, nhóm đã được tạp chí Times vinh danh trong hạng mục “Nhân vật của năm 2017”.
Nhà xuất bản từ điển lớn và danh tiếng Merriam-Webster (Mỹ) cho rằng “Năm 2017 là năm mà các phong trào bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ diễn ra mạnh mẽ nhất”. Là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2017, “Feminism” (Phong trào nữ quyền) đã được trang từ điển trực tuyến Merriam-Webster gọi là “Từ khóa của năm”. Với mỗi sự kiện diễn ra, cụm từ này lại xuất hiện và ngày càng phổ biến hơn.
Peter Sokolowski, biên tập của trang Merriam-Webster đã nhận xét: “Không từ ngữ nào có thể diễn tả chính xác nhất tất cả các vấn đề, sự kiện diễn ra trong suốt một năm. Nhưng khi một từ được tìm kiếm với tần suất liên tục thì có nghĩa là từ đó đã nêu bật được vấn đề của năm. Chúng ta có thể nhìn nhận được khá nhiều bài học cho bản thân mình thông qua lăng kính của từ ngữ”.
Nữ quyền trên chính trường
Theo Sokolowski, cột mốc đầu tiên của phong trào này là sự kiện hàng ngàn phụ nữ Mỹ đổ xuống đường biểu tình vào tháng Một năm nay. Cuộc biểu tình có tên gọi chính thức là “Tuần hành phụ nữ” hay “Women’s March”, được tổ chức đúng một ngày sau lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump. Những người phụ nữ đã giương cao biểu ngữ đòi lại quyền bình đẳng cho chính mình, bất chấp cả chính quyền của vị Tổng thống đương nhiệm.
(Nguồn: Tạp chí New York Times)o
Nửa cuối năm 2017, cụm từ #MeToo ra đời và nhanh chóng được lan rộng trong cộng đồng. Rất nhiều phụ nữ từng là nạn nhân của bạo lực và quấy rồi tình dục đã sử dụng cụm từ này trên mạng xã hội. Càng về cuối năm, phong trào càng mạnh mẽ, dư luận cũng chứng kiến rất nhiều cái tên được các nạn nhân đưa ra ánh sáng, trong đó có nhiều người nổi tiếng và quyền lực như Harvey Weinstein, Sen. Al Franken, Rep. John Conyers Jr., Matt Lauer, Charlie Rose, Louis C.K….
Song song với #MeToo, chiến dịch #morewomen cũng đã được tạp chí ELLE tổ chức, nhằm tôn vinh vẻ đẹp và sức mạnh của người phụ nữ Việt. Từ đó chứng minh, không có bất cứ giới hạn nào giành cho phụ nữ.
Phim ảnh cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong phong trào đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ
Một ví dụ điển hình là phim Wonder Woman. Đây là bộ phim bom tấn đầu tiên lấy hình ảnh về người nữ anh hùng mạnh mẽ – một người phụ nữ toàn diện: ngây thơ, trong sáng, quả cảm, chính trực, bao dung, tin vào những điều tốt đẹp và tất nhiên, có sức mạnh của một vị thần. Có thể nói, Wonder Woman là hình mẫu lý tưởng mà mọi người phụ nữ muốn hướng tới, đồng thời thay đổi cái nhìn về vai trò của nữ giới trong nền công nghiệp điện ảnh.
(Nguồn: Wanner Bros)
Hay như phim The Handmaid’s Tale (Chuyện người hầu gái), lấy ý tưởng từ cuốn tiểu thuyết cùng tên với bối cảnh là một xã hội chuyên chế cực đoan, nơi mà phụ nữ bị tước đoạt mọi quyền lợi và bị ép trở thành nô lệ tình dục. Là TV series mới toanh đến từ hãng sản xuất Hulu, một thương hiệu TV streaming mới nổi và cũng là một tân binh lần đầu tiên có tên trong bảng vàng Emmy 69, không ai nghĩ The Handmaid’s Tale lại có khả năng vượt mặt các ứng cử viên kỳ cựu của hai anh lớn là HBO và Netflix để nắm giữ kỷ lục 22 đề cử của giải Emmy lần này. The Handmaid’s Tale chiến thắng 8 hạng mục trên tổng 13 đề cử và tất cả đều là giải thưởng quan trọng nhất.
(Nguồn: IMDb)
Theo sau ánh hào quanh của The Handmaid’s Tale là Big Little Lies, series phim ngắn về những người phụ nữ nội trợ xuất sắc của Mỹ năm 2016 với sự góp mặt của các ngôi sao lớn như Nicole Kidman, Resse Witherspoon, Shailene Woodley, Zoe Kravitz và Laura Dern. Bộ phim mang đến câu chuyện thú vị về cuộc xung đột của những người phụ nữ quanh chuyện hôn nhân, con cái và cuộc sống thường nhật nhưng trên hết là cuộc xung đột nội tâm của chính họ khi phải định nghĩa về bộ mặt thật bên trong mỗi con người và giá trị họ khao khát tìm kiếm. Bộ phim đề cao sức mạnh tương trợ giữa những người phụ nữ và phản ánh vấn đề lạm dụng tình dục, bạo lực gia đình. Dù là TV series nhưng Big Little Lies đã đưa diễn xuất của Nicole Kidman lên một tầm cao mới. Vì vậy không có gì phải ngạc nhiên khi chiến thắng về tay nàng thiên nga kiều diễm nhất nước Úc.
Ngoài The Handmaid’s Tale, Big Little Lies, Veep hay cuộc bứt phá của các tân binh phim truyện dài tập năm nay, rất nhiều tác phẩm truyền hình có mặt tại Emmy 2017 mang dấu ấn sáng tạo của nữ giới.
BÀI LIÊN QUAN
Điện ảnh Việt Nam năm 2017 cũng đã chứng kiến sự lên ngôi của nữ quyền trong những tác phẩm gần đây như Cô Ba Sài Gòn hay Mẹ Chồng… Trong phim, hình ảnh cũng như quyền lực của người đàn ông gần như bị lu mờ gần như hoàn toàn trước sự tài năng, độc lập của người phụ nữ.
Ngày càng nhiều những người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam, đứng đầu các công ty, tập đoàn lớn. Họ đang dần phá vỡ đi định kiến người phụ nữ chỉ có thể làm nội trợ, khẳng định vai trò quan trọng của họ trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Và “Nữ quyền” sẽ không phải là một xu hướng đến rồi đi, nó sẽ luôn luôn là vấn đề của xã hội, cho đến khi tất cả mọi người thực sự tôn trọng lẫn nhau.
Nhóm thực hiện
Lược dịch: Mia Thủy Tiên (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ The Washington Post)