Văn hóa / Thế giới văn hóa

7 người phụ nữ thay đổi thế giới theo hướng tích cực năm 2019

Ngày nay, cùng với sự lên ngôi của phong trào nữ quyền, vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực, ngành nghề càng được xem trọng. Nhiều người còn để lại dấu ấn đặc biệt trong những việc làm ý nghĩa của mình.

Ai sẽ điều hành thế giới trong năm nay? Cùng gặp gỡ 7 người phụ nữ có tầm quan trọng trong các ngành phim ảnh, kinh doanh, thể thao… và có ảnh hưởng trong cộng đồng phụ nữ thế giới.

1. Pip Jamieson, người sáng lập và CEO của The Dots

Địa điểm: Luân Đôn, Vương quốc Anh

7 phụ nữ làm thay đổi thế giới theo hướng tích cực năm 2019
(Nguồn: Internet)

Tại Luân Đôn, chỉ có 12% giám đốc sáng tạo là nữ, trong đó phụ nữ da đen, Á châu và dân tộc thiểu số (BAME) chiếm chưa đến hai phần trăm con số. Chủ động thách thức hiện trạng đó, nữ doanh nhân Pip Jamieson đã thành lập The Dots, một mạng lưới chuyên nghiệp kết nối nhân viên và doanh nghiệp thông qua các dự án sáng tạo thay vì CV xin việc.

Với sự đa dạng trong nền tảng cốt lõi của mình, Jamieson đã phát huy tài năng chưa từng thấy. Thuật toán của Dots thúc đẩy kết quả tìm kiếm tài năng và các tính năng như Bias Blocker cho phép giấu đi dữ liệu cá nhân của ứng viên như tên, ảnh, bằng cấp và các thông tin khác có thể ảnh hưởng không công bằng đến quyết định của người tuyển dụng.

“The Dots không nâng tầm một người nhất định, nó tạo nên một nhóm người. Người ta nên được đánh giá từ những gì họ làm được chứ không phải dựa vào giới tính, chủng tộc hay bằng cấp. Các ngành công nghiệp sáng tạo và công nghệ mang bản chất đồng nhất rõ rệt hơn so với các ngành công nghiệp khác. Lý do tôi thực hiện công việc này, đó là vì tất cả chúng ta vô tình chỉ xây dựng sản phẩm cho chính mình. Nếu bạn mong muốn xây dựng sản phẩm cho tất cả mọi người, thì thành lập các nhóm phản ánh hiện trạng xã hội là điều cần thiết”.

2. Meenu Vadera, doanh nhân xã hội và người sáng lập Women on Wheels

Địa điểm: New Delhi, Ấn Độ

7 phụ nữ làm thay đổi thế giới theo hướng tích cực năm 2019
(Nguồn: Internet)

Meenu Vadera, người đã vận động nữ quyền ở Ấn Độ trong hơn 30 năm, lần đầu tiên ra mắt taxi chỉ dành cho phụ nữ ở Delhi vào năm 2008. Ở Delhi và Ấn Độ nói chung, những người ủng hộ nữ quyền về các vấn đề an toàn cho phụ nữ thường xuyên phải phản kháng. Theo dữ liệu tội phạm hàng năm do cảnh sát Delhi công bố, trung bình ít nhất năm phụ nữ bị hãm hiếp mỗi ngày tại thủ đô Ấn Độ vào năm 2018 và một cuộc khảo sát gia đình quốc gia từ 2015-2016 cho thấy 2 trong số 5 vụ hãm hiếp không được báo cáo.

Ngoài việc đảm bảo chuyên chở an toàn cho phụ nữ đến thăm hoặc sống tại Ấn Độ, Vadera đang sử dụng nền tảng của mình, Women on Wheels, để cung cấp cơ hội việc làm cho phụ nữ từ các cộng đồng chịu thiệt thòi, thiếu nguồn lực để cải thiện tình trạng kinh tế. Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ của Ấn Độ (LFPR) giảm mạnh từ 35,8% xuống 20,2% trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2012. Trong khi đó, Thụy Điển đang vượt lên trước với tỷ lệ LFPR là 88%. Phụ nữ từ các khu ổ chuột và nông thôn nghèo khổ ở Ấn Độ thường xuyên được giao những công việc rập khuôn khó nhằn, và Vadera hy vọng sẽ thay đổi nhận thức của xã hội thông qua dự án của mình.

“Lớp kính bảo bọc này có ý nghĩa mạnh mẽ đối với phụ nữ nghèo. Cơ hội sinh kế cho họ trong khu vực phi hợp thức chủ yếu là các công việc định kiến ​​giới tính như nấu ăn, dọn dẹp, làm người giúp việc trong nhà và bây giờ, họ có cơ hội làm việc tại nhà máy, chẳng hạn như thêu thùa”, Vadera giải thích. “Mặc dù cũng nhiều phụ nữ tìm đến vì họ có ước mơ và khát vọng làm điều gì đó khác biệt, nhưng phần lớn là vì họ gặp khó khăn về tài chính”.

Women on Wheels là mô hình doanh nghiệp lai được cung cấp bởi hai tổ chức: Azad, một tổ chức đào tạo phi lợi nhuận, nhằm tạo ra và nuôi dưỡng một nhóm các tài xế nữ chuyên nghiệp; sau đó có thể được thuê bởi doanh nghiệp xã hội vì lợi nhuận là Sakha. Cho đến nay, sáng kiến này ​​đã tuyển dụng hơn 600 phụ nữ. Kể từ khi thành lập, mô hình kinh doanh đã mở rộng đến Jaipur, Kolkata, Ahmedabad, Bangalore và Indore. Mục tiêu của năm 2019 là tăng cường hợp tác và truyền tải khái niệm này đến các thành phố khác trên khắp Ấn Độ.

3. Corrina Antrobus, người sáng lập Bechdel Test Fest

Địa điểm: Luân Đôn, Vương quốc Anh

7 phụ nữ làm thay đổi thế giới theo hướng tích cực năm 2019
(Nguồn: Internet)

Trước khi hashtag #MeToo và #TimesUp xuất hiện trên internet và thay đổi toàn diện cuộc trò chuyện về phụ nữ trong ngành công nghiệp điện ảnh, Corrina Antrobus đã góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong phim.

Nhà báo tự do và quản lý truyền thông đã thành lập Bechdel Test Fest vào năm 2014 để truyền bá những vai diễn tự trị của phụ nữ trên màn ảnh rộng. Lễ hội tôn vinh quy tắc Alison Bechdel được đề cập trong bộ hài kịch kinh điển năm 1985 của cô, đo lường sự đại diện của phụ nữ trong điện ảnh, thường được gọi là bài kiểm tra Bechdel.

Có lẽ hơi khó tin, nhưng một nghiên cứu vào năm 2017 cho thấy hơn 40% phim Hollywood đã không vượt qua được thử nghiệm, mặc dù nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bộ phim vượt qua vòng cuối cùng đạt được doanh thu phòng vé cao hơn hẳn.

Lễ hội của Antrobus diễn ra trong suốt cả năm với các buổi chiếu phim và tranh luận từ các nhà làm phim; công chiếu các tác phẩm kinh điển như Thelma & Louise (1991), Beyond the Lights (2014) và thảo luận về lịch sử rối loạn tinh thần ở phụ nữ. Sự kiện cũng thu hút các ngôi sao tên tuổi như Appropriate Behavior – đạo diễn bộ Desiree Akhavan, nữ diễn viên Belle Gugu Mbatha-Raw và ngôi sao Suffragette Natalie Press.

4. Ailbhe Smyth, người triệu tập Coalition to Repeal the 8th Amendment (tạm dịch Liên minh bãi bỏ Sửa đổi thứ 8)

Địa điểm: Dublin, Ireland

7 phụ nữ làm thay đổi thế giới theo hướng tích cực năm 2019
(Nguồn: Internet)

“Đây là một sự kiện tuyệt vời. Cảm giác đầu tiên của tôi chỉ đơn giản là sự nhẹ nhõm vô bờ bến”, đó là những lời của Ailbhe Smyth, nhưng cũng nói lên cảm xúc của hàng ngàn phụ nữ trên toàn Ireland vào ngày 26/5/2018, khi sửa đổi hiến pháp lần thứ 8 chính thức bị bãi bỏ. Đám đông tưng bừng, hân hoan trong nước mắt đã tụ tập bên ngoài Lâu đài Dublin để ăn mừng thành công sau một cuộc chiến trường kỳ và cay đắng nhằm chống lại một xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Giáo hội Công giáo, đấu tranh cho quyền được lựa chọn của người phụ nữ.

Sửa đổi lần thứ 8 từ lâu đã hạn chế quyền lựa chọn sinh sản của phụ nữ ở Ireland bằng luật cấm bỏ nạo phá thai. Phong trào bãi bỏ đạo luật này trở nên nổi tiếng vào năm 2012, khi Savita Halappanavar qua đời ở Galway vì sẩy thai, sau khi bị từ chối bỏ thai để bảo toàn mạng sống. Smyth đã vận động người dân nhìn nhận lại vấn đề này trong nhiều thập kỷ và là người triệu tập liên minh bãi bỏ lần thứ tám khi cuộc trưng cầu dân ý thành công hai phần ba dân số tán thành.

Ngay cả sau chiến thắng lịch sử dành cho phụ nữ ở Ireland này, Smyth vẫn chưa hài lòng với những gì đấu tranh được. Các vấn đề tồn đọng như: bác sĩ từ chối, hạn chế phá thai sau tuần thứ mười hai của thai kỳ, và cơ sở vật chất khiến nhiều phụ nữ vẫn phải sang Anh để phá thai. Một trong những ưu tiên của cô cho năm 2019 là tiếp tục đấu tranh để việc phá thai được tiếp cận rộng rãi hơn đối với phụ nữ ở Ireland, bao gồm cả những người ở Bắc Ireland, nơi không có quyền phá thai hợp pháp.

5. Nazeen Baloch, đạo diễn phim

Địa điểm: Thị trấn Lyari, Pakistan

7 phụ nữ làm thay đổi thế giới theo hướng tích cực năm 2019
(Nguồn: Internet)

Nhà làm phim Nazeen Baloch đang giới thiệu bộ phim ngắn mang tựa đề Lyari: Prison without Wall của cô tại thành phố lớn nhất Pakistan, Karachi. Nội dung kể về một gia đình tan nát  bởi một người cha vỡ mộng và đứa con trai bị bóng đá ám ảnh. Bộ phim được quay trên đường phố quê hương Baloch, thị trấn Lyari, một quận không phải địa bàn cũ của khu vực. Sau các giải thưởng liên tiếp, những ý kiến, quan điểm ​​thẳng thắn và thái độ suy nghĩ quả quyết luôn được Baloch phát huy.

“Nếu tôi là một cô gái thì tôi nên có cả một nhóm phụ nữ cùng làm với tôi chứ không phải trường hợp mà tôi là người phụ nữ duy nhất trong nhóm gồm 20 người đàn ông”, Baloch nói.

Vai trò của Baloch đối với phụ nữ trong ngành công nghiệp làm phim khiến cô nổi bật như một tiếng nói quan trọng trong nền điện ảnh Pakistan, một người phụ nữ trụ vững trong ngành công nghiệp do nam giới thống trị và mong muốn đưa những người phụ nữ khác tiếp bước.

Hiện nay, nữ đạo diễn đang thực hiện một số dự án cho năm 2019, mặc dù muốn thoát khỏi những bộ phim âm nhạc lãng mạn truyền thống phổ biến ở Pakistan, cô vẫn xem mình là một phần của Lollywood.

6. Mandkhai Jargalsaikhan, nhà thiết kế thời trang

Địa điểm: Luân Đôn và Mông Cổ

7 phụ nữ làm thay đổi thế giới theo hướng tích cực năm 2019
(Nguồn: Internet)

“Khoảng 80% nhân viên của chúng tôi là nữ”, theo nhà thiết kế Mandkhai Jargalsaikhan. Tuy hoạt động ở London nhưng các bộ sưu tập cao cấp MANDKHAI của cô được sản xuất tại nhà máy của gia đình ở Mông Cổ. Đây là một trong những doanh nghiệp đầu tiên mở tại Mông Cổ giai đoạn hậu cộng sản năm 1993, cung cấp việc làm cho phụ nữ địa phương.

Phục vụ cho cộng đồng vẫn là ưu tiên hàng đầu của Jargalsaikhan. “Chúng tôi đào tạo phụ nữ nghệ thuật thêu tay”, cô nói. “Một số người đã làm việc với chúng tôi kể từ khi nhà máy bắt đầu hoạt động và có kinh nghiệm nhiều thập kỷ, nhưng chúng tôi chia sẻ kiến ​​thức về thời trang phương Tây để khuyến khích và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ các nhà thiết kế và nghệ sĩ địa phương”.

Bản thân những sợi len dệt may tại địa phương, từ những con dê chăn thả tự do trong địa khí độc đáo, cung cấp chất liệu đàn hồi nhất thế giới. Cam kết sản xuất đạo đức kết hợp cách tiếp cận tập trung vào xu hướng hình khối khiến Jargalsaikhan và MANDKHAI trở thành một trong những nhãn hàng dệt kim hấp dẫn nhất toàn cầu năm 2019.

7. Aria Welsh, Hoa hậu chuyển giới Anh

Địa điểm: Perth, Scotland

7 phụ nữ làm thay đổi thế giới theo hướng tích cực năm 2019
(Nguồn: Internet)

Aria Welsh đã từ bỏ tất cả để trở thành người mà cô ấy luôn thực sự là. Năm 2015, cô quyết định dấn thân vào quá trình chuyển đổi từ nam sang nữ và phải trả giá bằng mái ấm xinh xắn, hôn nhân, công việc, chú chó cưng lẫn các mối quan hệ bạn bè. Aria nói rằng đây là một cuộc đấu tranh nhất định phải xảy ra để “trở thành chính mình”. Vượt qua sự mất mát tàn khốc để có được lợi ích tuyệt vời, Aria tin rằng gì những gì mình chịu đựng đã được đền đáp xứng đáng.

Một phần của trải nghiệm bổ ích đó là quyết định dũng cảm công khai câu chuyện của chính mình. Cô không chỉ đăng một trạng thái trên Facebook mà còn quay video cho YouTube. Cô quyết định tham gia cuộc thi sắc đẹp Miss Transgender, một cuộc thi truyền thống, ngoại trừ tất cả người tham gia phải là người chuyển giới. Ngoài ra, để đủ điều kiện tham dự vòng chung kết, tất cả các thí sinh phải thi đấu để gây quỹ cho tổ chức từ thiện mà họ lựa chọn. Aria đã đại diện vận động cho SANDS, tổ chức từ thiện thai lưu. Trận chung kết diễn ra vào tháng 11, người chiến thắng nhận được tài trợ giải phẫu trị giá 10.000 bảng. Aria cuối cùng cũng giành lấy vương miện cho mình.

“Tôi sẽ là người chuyển giới cuối cùng của Vương quốc Anh, vì vậy tôi hoàn toàn có ý định tận dụng tối đa danh hiệu và trách nhiệm đi kèm với nó”, cô nói về “danh hiệu cuộc đời” của mình. “Trong suốt nhiệm kỳ của mình, tôi có kế hoạch tiếp tục củng cố bản thân như một hình mẫu trong cộng đồng chuyển đổi giới tính và LGBT cũng như giúp đỡ họ trong phạm vi khả năng của mình”.

Xem thêm

Đệ nhất phu nhân Michelle Obama bất ngờ xuất hiện tại Grammy 2019, lên tiếng ủng hộ nữ quyền

7 hình tượng nữ quyền trong phim Hàn

Nhóm thực hiện

Lược dịch: Huyết Vy Theo: Tạp chí Phái đẹp ELLE Nguồn: theculturetrip.com
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)