4 tuổi, Mây Hồng cùng Mây Vàng và Mây Xanh nhỉnh hơn vài tuổi, mỗi đứa khoác trên vai một chiếc ba lô mang màu như tên gọi của ba chị em bước vào cuộc phiêu lưu đầy hào hứng, mà thực ra là cuộc tản cư rời Hà Nội, không có mẹ ở bên. Viễn cảnh của một chuyến đi nhanh chóng bị cái đói và những bước chân nhỏ bé rụng rời rướm vết thương dập tắt.
Thế nhưng, chuyến “phiêu lưu” ấy vẫn lấp lánh bởi nó được nhìn bằng ánh mắt trong veo của cô bé Mây Hồng tức tác giả Hồng Vân sau này. Tuổi nhỏ dễ buồn, dễ vui, dễ tha thứ, nhưng cũng có những ám ảnh đu bám suốt quãng đời còn lại. Nó có sự dằn vặt của tuổi thơ mà đứa trẻ nào trót là út trong một gia đình toàn chị em gái cũng ít nhiều tự hỏi: Liệu mình có phải là đứa con ngoài ý muốn của bố khi không phải là một đứa con trai? Nó có sự ương bướng của tuổi nhỏ khi Mây Hồng nhất định trở thành một đứa con trai từ ngoại hình đến tính cách. Nó có những giây phút cãi nhau chí chóe, nghịch ngợm; những giây phút quá đỗi êm đềm khi mấy bố con cùng ngắm sao, chị em Mây được bố dạy về thiên văn và cả những trăn trở rất nữ tính của Mây Hồng: “Dẫu sao mình cũng là con gái mà?”.
BÀI LIÊN QUAN
Cuốn sách còn có cả đạn bom, ám ảnh về cái đói, sự sợ hãi, nỗi nhớ, sự khốc liệt và tàn nhẫn – không chỉ đến từ cuộc chiến. Tuy nhiên, trên hết có lẽ là tinh thần kiên cường, sự tự gắn kết của những đứa trẻ thời chiến và lòng tử tế gần như ở khắp nơi dang tay đón lũ trẻ lẫn những người tản cư. Và, thứ tình cảm khiến người ta rưng rưng xúc động chính là tình thương yêu vô bờ bến của ông ngoại, của bố mẹ dành cho ba áng mây bé bỏng, dẫu tụi nhỏ khi thì tản cư theo bác sĩ – bố, lúc về lại Hà Nội cùng mẹ, khi thì chẳng có bố mẹ ở bên rồi gắn bó với ông – tinh tế và giàu tri thức. Sự mềm mỏng, quan tâm của người hùng- bố lịch lãm dù trăm công ngàn việc, sự dồn nén yêu thương của mẹ phải sống xa con, sự gần gũi song cũng hết sức nghiêm khắc của ông ngoại đã chấp cánh thành những lá thư tình yêu cho ba áng mây niềm tin, và cả những giấc mơ.
BÀI LIÊN QUAN
Giới thiệu sách mới hay tháng 6/2017
Ba áng mây trôi dạt xứ bèo với lối kể chuyện tự nhiên như trẻ nhỏ, lịch sử là cái nền cho nhân vật, ở đó tác giả vừa là nhân chứng, vừa là nhân vật chính; lại cũng là người quan sát tỉnh táo có độ lùi thời gian để kể lại (Hồng Vân chọn ngôi kể thứ ba). Cuốn sách vì thế nhẹ nhàng, khiến người đọc khóc, cười, đồng cảm với nhân vật. Đồng thời, gợi mở góc nhìn từ những thân phận người đã từng nếm trải và trưởng thành trong giai đoạn đặc biệt của đất nước, những nỗi niềm họ chẳng thể nào rũ bỏ được. “Tôi không phải là một nhà văn hay một nhà sử học, tôi cũng không muốn viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử. Tôi chỉ kể lại những câu chuyện trong chiến tranh bằng chính những trải nghiệm của mình. Tôi viết cuốn sách này cho các con của tôi, những đứa trẻ sinh ra ở Paris, để chúng biết được về quê hương, về nơi mà mẹ chúng đã từng sống, về những gì mà mẹ chúng đã trải qua“, Hồng Vân chia sẻ.
BÀI LIÊN QUAN
[Review sách hay] Nghề Biên Kịch
Một thế-hệ-không-chiến-tranh đã trưởng thành. Họ biết gì và nghĩ gì về ông bà, cha mẹ của họ? Những thế hệ “Đã sống và đã chết/ Giản dị và bình tâm/Không ai nhớ mặt đặt tên/Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”.
Nhóm thực hiện
Hoàng Linh Lan - Nguồn Tạp chí Phái Đẹp ELLE