Văn hóa / Thế giới văn hóa

[Review sách hay] Nghề Biên Kịch

Rất nhiều điều thú vị, cũng như chuyện "dở khóc dở cười" đằng sau nghề Biên kịch viết kịch bản phim - một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của một bộ phim - mà bạn nên biết.

Hẳn bạn chưa quên bom tấn phòng vé Em chưa 18 đã mang lại ánh hào quang cho dàn diễn viên chính cũng như đạo diễn phim đúng không nào? Thế nhưng, chúng ta lại quên mất một trong những yếu tố quan trọng nhất để phim thành công là nhờ vào nội dung phim chắc tay. Mãi đến khi kịch bản Em chưa 18 được nhiều quốc gia mua bản quyền thì chi tiết “Biên kịch của bộ phim là ai?” mới được quan tâm. Nghề ”nhọc nhằn nhưng lại ít tiếng thơm” này thực chất như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí trong cuốn sách nhỏ xinh của tác giả Phạm Tuyết Hường, Nghề Biên Kịch.

1. Ý tưởng là “cần câu cơm” của biên kịch

Làm một nhà biên kịch không cần đến công ty, chỉ cần laptop trong tay là có thể sáng tác kịch bản hấp dẫn? Nếu biên kịch nào áp dụng phong cách làm vi ệc như trên thì bộ phim thực hiện từ kịch bản đó sẽ nhận vô số gạch đá từ giới phê bình lẫn khán giả vì thiếu thực tế, phi logic, đầy “sạn”… hoặc bi kịch hơn, kịch bản bị xếp xó. Vậy biên kịch phải làm gì để có những kịch bản xuất sắc? Theo Tuyết Hường, quan trọng nhất chính là ý tưởng. Và bí quyết để cô luôn sẵn có nguồn ý tưởng dồi dào, đủ độc – lạ nhưng vẫn đảm bảo sát thực tếlà kinh nghiệm 5 năm làm báo trước khi Hường chính thức theo đuổi nghềbiên kịch. Chính “chất liệu đời sống” giúp kịch bản của Hường không bị sa đà vào các chi tiết “ngôn tình” gượng ép. Báo chí hay biên kịch, dù là hai mảng nghền ghiệp khác nhau nhưng tất cả đều được thăng hoa từ cuộc sống thường ngày. Bạn sẽ được đọc những câu chuyện nghề báo rất đỗi thú vị của cô để chuẩn bị tư liệu cho nghềbiên kịch.

Có ý tưởng hay vẫn chưa đủ, kịch bản phim khi triển khai còn gặp rất nhiều ràng buộc từ các yếu tốkhách quan lẫn chủ quan mà biên kịch phải xoay xở rất nhiều. Chọn bối cảnh phim ra sao (biên kịch không thể tự do chọn bối cảnh mà còn tùy vào kinh phí sản xuất phim, bối cảnh mà đơn vị tài trợ chọn…), hạn chếcảnh đêm và cảnh nhiều diễn viên quần chúng vì rất tốn kém, tinh thần luôn trong trạng thái sẵn sàng để… sửa kịch bản liên tục vì nhiều sự cố xảy ra khi quay (diễn viên chính bận đột xuất, nam diễn viên cần cắt vai…) Tất tần tật những chuyện nghề nghiệp “không nói ra thì ta không biết”, biên kịch Tuyết Hường sẽ kể lại tường tận để bạn có thể hiểu hơn về công việc đặc biệt này.

Tác giả “Nghề Biên Kịch”, nữ biên kịch Phạm Tuyết Hường

2. Mỗi dạng kịch bản phim là một trải nghiệm khác nhau

Một điểm lạ của cuốn sách này, với tôi là việc bạn sẽ được trải nghiệm quá trình thực hiện từng thể loại kịch bản khác nhau mà Tuyết Hường từng thực hiện qua. Chẳng hạn, kịch bản phim Việt hóa từ nước ngoài liệu có dễ? Câu trả lời là không. Thông qua quá trình cô Việt hóa bộ phim Dream High (Hàn Quốc) thành Nhảy cùng ước mơ, những vất vả của nghề biên kịch càng được khắc họa rõ nét. Đau đầu chọn bối cảnh sao cho phù hợp với phim gốc và đúng với yêu cầu nhà tài trợ, dàn diễn viên Việt được chọn lựa có chút… chệch vai, nhạc phim cũng do… biên kịch “thầu” nốt chứ không phải một người phụ trách âm nhạc đảm nhiệm trong khi đây là phim âm nhạc, phim quay theo kiểu cuốn chiếu nên mỗi ngày Hường phải hoàn tất kịch bản một tập phim dài tầm 45 trang… Tự hỏi với những bộ phim Việt hóa sắp tới như Sắc đẹp ngàn cân (chuyển thể từ 200 pounds beauty – Hàn Quốc), Yêu đi, đừng sợ (Spellbound – Hàn Quốc), Ông ngoại tuổi 30 (Speed Scandal – Hàn Quốc), Sát thủ đầu mang mũ (“Luck-Key” – Hàn Quốc),… và đặc biệt là Glee Việt Nam (Glee – Mỹ) liệu có gặp phải những vấn đề kể trên không?

Vẫn còn rất nhiều chuyện thú vị trong nghềmà Hường đã ghi chép lại trong cuốn sách thứ tư này của mình. Tuy đây là cuốn sách nằm trong bộ “Nghĩ thử làm thật” – chia sẻ những trải nghiệm nghề nghiệp đầu tay dành tặng các bạn trẻ nhưng vẫn phù hợp cho bất kỳ ai trong chúng ta, tò mò về“nhân vật đằng sau hậu trường” nắm trong tay quyền năng quyết định 60, 70% sự thành bại của một bộ phim.

Lượm lặt những chi tiết thú vị:

  • Trong Nghề Biên Kịch, Tuyết Hường có bật mí người hướng dẫn cô trong ngành biên kịch chính là cô Châu Thổ – Nữ biên kịch hàng đầu Việt Nam. Nếu bạn đã từng xem Di chúc những oan hồn, Người đàn bà không hóa đá, Trăng nơi đáy giếng, Gió nghịch mùa, Cha dượng, Ở lại thế gian… thì tất cả đều do nữ biên kịch tài ba này chắp bút.

Nữ biên kịch Châu Thổ – biên kịch gia hàng đầu Việt Nam (Ảnh: Thế giới điện ảnh)

  • David Koeep chính là biên kịch được “săn đón” nhất thếgiới và từng nhận mức thù lao cũng cao nhất thế giới: 3 triệu đô cho kịch bản phim Panic Room. Những bộ phim khác của ông cũng nổi tiếng không kém như Jurassic Park (1993), Mission: Impossible (1996), Spider-man (2002)… Bạn cũng đừng quên bỏ qua những biên kịch đáng gờm khác của Hollywood như Terry Rossio (Men in Black, The Mask of Zorro, Godzilla), Shane Black (Iron Man 3, The Nice Guys, The Predator), Chuck Lorre (Two and a Half Men, The Big Bang Theory)…

Biên kịch David Koepp – người từng nhận mức thù lao khủng cho kịch bản phim “Panic Room” (Ảnh: Variety)

  • Vậy còn các biên kịch châu Á hàng đầu thì sao? Không thể không kể tới biên kịch Kim Eun Sook (Hàn Quốc) với Chuyện tình Paris, Secret Garden, On Air, Hậu duệ Mặt Trời…; biên kịch Quỳnh Dao (Đài Loan) với Hoàn Châu Cách Cách, Tân dòng sông ly biệt…

Cặp đôi Song-Song nên duyên vợ chồng là nhờ vào bộ phim Hậu duệ Mặt Trời do biên kịch Kim Eun Sook chắp bút (Ảnh: Soompi Forum)

 

 

Nhóm thực hiện

Ngô Phương Thảo (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)