Văn hóa / Thế giới văn hóa

Sáng tạo nghệ thuật bất tận từ cơ thể phụ nữ

[Tạp chí ELLE tháng 5/2017] Con người thay đổi cơ thể, tóc và quần áo để phù hợp hoặc chống lại các công ước xã hội và thể hiện thông điệp đến những người xung quanh.

Hình thể phụ nữ – ngôn ngữ của tự do

Giai đoạn 1960 – 1970 là thời kỳ xảy ra nhiều biến động xã hội tại Hoa Kỳ và châu Âu, trong đó phải kể đến các cuộc đấu tranh đòi bình đẳng liên quan đến tình dục, quyền sinh sản, gia đình và nơi làm việc cho nữ giới. Cũng từ cái nôi này, rất nhiều nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ nữ đã góp phần khôi phục hình thể nữ và mô tả qua nhiều lăng kính. Cơ thể đóng vai trò quan trọng hơn và được họ sử dụng như một phương tiện sáng tạo, một cách giúp họ giành quyền kiểm soát cơ thể và đặt ra những vấn đề về giới tính.

Tác phẩm sắp đặt của Carolee Schneemann mang tên “Up to and Including Her Limits” (1973–1976) tại The Museum of Modern Art, 2010.

Nghệ sĩ người Mỹ Carolee Schneemann nổi tiếng với những tác phẩm đa phương tiện thể hiện tính đột phá với chất liệu phong phú từ màu vẽ, phim đến nghệ thuật trình diễn và sắp đặt mang màu sắc chính trị. Trong tác phẩm Up to and Including Her Limits (Vượt Trên Cả Những Giới Hạn), một sợi dây thừng và bộ dây an toàn được treo trên một tấm canvas khổng lồ. Màn hình video hiển thị bản ghi âm của người nghệ sĩ khoả thân treo lơ lửng trên tấm canvas khi cô sử dụng cơ thể mình để sáng tác. Với chút đồ vật còn sót lại của phần trình diễn – đoạn ghi âm, dây an toàn, và những dấu vết trên tấm canvas – Schneemann đề cập đến lịch sử của trường phái ấn tượng trừu tượng và tranh trừu tượng do nam giới thống trị.

Wigs – bộ sưu tập các dải tóc đủ kiểu, từ tóc quăn dài, tóc bện của người Mỹ gốc Phi, đến các lọn tóc vàng, tóc búp bê của Lorna Simpson.

Nghệ sĩ người Mỹ sinh ra tại Cuba, Ana Mendieta được biết đến với những tác phẩm trực tiếp in cảnh quan thiên nhiên lên cơ thể và ghi lại những hành động này bằng nhiếp ảnh hoặc phim. Nile Born – tác phẩm điêu khắc làm từ cát phủ trên nền gỗ, được tạo dáng dựa trên tỷ lệ cơ thể của Mendieta nhưng cũng chính là biểu tượng của rất nhiều phụ nữ. Là người Mỹ gốc Cuba bị lưu đày tại chính quê nhà, Mendieta coi nghệ thuật là cách thiết lập lại mối liên kết giữa cô và vũ trụ, là sự trở về với đất mẹ. Nile Born còn có ý nghĩa là cái gật đầu cho di sản châu Phi của Cuba, chủ đề Mendieta thường kết hợp trong nhiều sáng tác. 21 bộ tóc giả và 17 miếng in thạch bản được in trên vải felt – một chất liệu có kết cấu như tóc được bố trí trên tường bằng ghim, kết hợp với hình ảnh và những dòng chú thích như mẫu vật khoa học. Các dòng chú thích bắt đầu từ những cụm từ ngắn, bí ẩn đến các đoạn thoại dài hơn ám chỉ nô lệ và sự mua vui, giải trí. Thông qua ghi chú và hình ảnh, Simpson đề cập đến cơ thể mà không cần nhắc về chúng, tạo ra các câu chuyện về người mang những kiểu tóc này. Mái tóc giờ đây mang nhiều hàm ý xã hội, chính trị cũng như biểu thị sức mạnh của người da màu.

Nguồn cảm hứng bất tận

Những hoạt động trong dự án “Poses” của Yolanda Domínguez

Nghệ sĩ thị giác Yolanda Domínguez (Madrid, 1977) chuyên gia về giới tính và truyền thông, hoan nghênh phản ứng mạnh mẽ đối với các tác phẩm nghệ thuật của mình, bởi cô tin rằng nghệ thuật có thể đánh động vào tâm trí con người. Một trong số những dự án nổi bật của Domínguez chính là Poses, như lời chỉ trích trực tiếp về thế giới lộng lẫy và hào nhoáng của các tạp chí thời trang. Cô cho rằng hình ảnh người phụ nữ các tạp chí thể hiện không thực sự đại diện cho thế hệ phụ nữ ngày nay mà phản ánh thông số và thái độ vô cùng có hại cho các cô gái.

Những hoạt động trong dự án “Poses” của Yolanda Domínguez

Phụ nữ tham gia vào dự án của Domínguez có vóc dáng và chủng tộc khác nhau, bắt chước cách tạo ra những hình ảnh bất thường và kỳ quái giễu nhại các tạp chí thời trang. Với cánh tay điều chỉnh ở các góc độ không tự nhiên, những đạo cụ không liên quan và ảnh hưởng đến biểu hiện khuôn mặt, những hình ảnh này nhấn mạnh tính phi thực tế của ngành công nghiệp thời trang và cách thức thiếu tự nhiên khi họ miêu tả phụ nữ. Poses đã thu hút hơn một triệu lượt xem trên kênh Youtube ngay khi phát hành và nằm trong bảng xếp hạng “10 bộ phim thời trang hàng đầu của thế giới” trong vài tuần.

Các tác phẩm sáng tạo trên tạp chí, sách nhiếp ảnh dân tộc ký và hình minh họa y học thế kỷ 19 của Wangechi Mutu

“Phụ nữ luôn mang những dấu hiệu, ngôn ngữ và sắc thái của văn hóa hơn nhiều so với đàn ông. Bất kể điều gì được khao khát hay khinh thường luôn đặt trên cơ thể người phụ nữ”, đây là những gì Wangechi Mutu, họa sĩ điêu khắc và hội họa sinh ra tại Kenya đem vào tác phẩm. Cô mô tả bản thân như một nhà nhân loại học vô trách nhiệm và một nhà khoa học không có lý trí. Mutu tạo ra các mảnh ghép mạnh mẽ và gợi tình bên ngoài các cuốn nhiếp ảnh dân tộc ký, hình minh họa y học thế kỷ XIX và các cuốn tạp chí khiêu dâm.

Xem thêm

5 môn nghệ thuật thể hiện sự tinh tế của người Nhật Bản

Phan Thảo Nguyên – Nghệ thuật và những quên lãng nên thơ

Nguyễn Lập Phương – Nghệ thuật và sự trống rỗng chân thành

Nhóm thực hiện

Molly Thanh Hằng - Nguồn Tạp chí Phái Đẹp ELLE
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)