Văn hóa / Thế giới văn hóa

10 sự thật lịch sử về Oppenheimer bạn nên tham khảo trước khi xem bộ phim về nhân vật này

Bộ phim "Oppenheimer" của đạo diễn lừng danh Christopher Nolan là phim tiểu sử lấy bối cảnh Thế chiến II, kể về cuộc đời của nhà vật lý lý thuyết Julius Robert Oppenheimer, người tạo ra bom nguyên tử. Với kinh phí hơn 100 triệu USD, "Oppenheimer" là bộ phim được kỳ vọng sẽ làm nên nhiều kỳ tích tại các lễ trao giải điện ảnh lớn sắp tới. Trước khi đến rạp để theo dõi bộ phim về nhân vật này một cách trọn vẹn, bạn không nên bỏ qua những sự thật lịch sử nổi bật về Oppenheimer.

poster phim oppenheimer
Poster phim Oppenheimer

Thiên tài nào cũng mang trong mình một trái tim nổi loạn và những tư tưởng trái ngược với số đông. Julius Robert Oppenheimer cũng không ngoại lệ. Ông được hậu thế nhìn nhận là một vĩ nhân đã thay đổi cả thế giới và được biết đến với tên gọi “Cha đẻ của bom nguyên tử”. Với khát khao tri thức mãnh liệt, nhận thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội và sự cống hiến nhiệt thành cho khoa học, Oppenheimer là biểu tượng của sự thông tuệ trong giới nghiên cứu khoa học, người đã định hình hiểu biết của nhân loại về vũ trụ. 

Tìm hiểu về cuộc đời của Oppenheimer, người ta nhận thấy bên trong con người này là sự kết hợp của sự tài hoa và những điều điên rồ, là bản giao hưởng của những mâu thuẫn khiến ai nấy đều phải kinh ngạc. Trong suốt cuộc đời mình, Oppenheimer không ngừng theo đuổi tri thức và khát khao tìm đến tận cùng những câu hỏi mà ông trăn trở. Cuộc đời của ông bao hàm cả những điều tốt đẹp và cả những thứ tồi tệ nhất của thế kỷ 20. Oppenheimer vừa là người hùng vừa là kẻ phản diện trong chính câu chuyện của mình. 

oppenheimer
Ảnh: IFLScience

Sinh ngày 22/4/1904 tại New York, trong một gia đình Do Thái nhập cư từ Đức, Oppenheimer nổi lên như một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Chia sẻ với tờ The Times, Christopher Nolan cho rằng: “Oppenheimer là người quan trọng nhất từng sống trong lịch sử nhân loại“. Bộ phim mới nhất của Nolan, Oppenheimer, dựa trên cuốn sách American Prometheus – một quyển tiểu sử hấp dẫn khám phá cuộc đời của nhân vật Oppenheimer và vụ thử hạt nhân Trinity – vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên do Lục quân Hoa Kỳ tiến hành vào ngày 16/7/1945 nằm trong Dự án Manhattan. Kể từ khi được công bố, bộ phim đã dấy lên những cuộc thảo luận chuyên sâu xung quanh nhà vật lý tài hoa, những thành tựu to lớn của ông và nguồn gốc hình thành của quả bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới.

Oppenheimer được xem là dự án tham vọng nhất của Christopher Nolan cho đến nay, ghi lại những sự kiện dẫn đến vụ thử bom nguyên tử đầu tiên vào ngày 16/7/1945, qua góc nhìn của Oppenheimer. Vì vậy, hiểu và khám phá những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Oppenheimer có thể giúp bạn theo dõi bộ phim một cách dễ dàng hơn. ELLE sẽ tiết lộ 10 sự thật hiếm có về J. Robert Oppenheimer để biến trải nghiệm xem phim của bạn thành một chuyến du hành đáng nhớ vào lịch sử.

1. Mối duyên với tiếng Phạn và Ấn Độ giáo

Đối với Oppenheimer, thế giới gắn liền với câu thơ nổi tiếng trong Thánh kinh Bhagavad Gita, “I am become death, the destroyer of the world” (Ta trở thành thần chết, kẻ hủy diệt thế giới). Sau khi cho nổ thành công quả bom Trinity, Oppenheimer đã trích dẫn những câu nói của Gita như một niềm an ủi cho những rối loạn cảm xúc bên trong. Mặc dù chưa bao giờ theo đuổi Ấn Độ giáo một cách ngoan đạo, Oppenheimer thường bày tỏ sự ngưỡng mộ và tôn kính đối với Ấn Độ giáo, văn học và đặc biệt là tiếng Phạn (ngôn ngữ của các vị thần).

oppenheimer

Niềm đam mê của Oppenheimer với tiếng Phạn bắt đầu từ những năm ông theo học tại Harvard, nơi ông được học nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ông bị thu hút bởi lịch sử phong phú, ngữ pháp phức tạp và những văn bản triết học sâu sắc của ngôn ngữ cổ đại. Những nghiên cứu về tiếng Phạn của Oppenheimer đã mở ra cánh cổng để ông khám phá những chiều sâu triết học của Ấn Độ giáo. Mối quan hệ của Oppenheimer với triết học Ấn Độ giáo đã đưa ông ra khỏi biên giới của học thuật, bao gồm nhiều khía cạnh như các ý tưởng về chu kỳ vũ trụ, mối liên kết của mọi sự sống và bản chất của sự tồn tại.

2. Người đầu tiên đề xuất về sự tồn tại của Hố đen

Niềm khát khao mãnh liệt của Oppenheimer trong việc theo đuổi tri thức đã đưa ông đến những khám phá khoa học vĩ đại hơn. Những đóng góp của ông cho vật lý thiên văn bao gồm cả những dự đoán mang tính đột phá về các vật thể vũ trụ. Dự đoán đáng chú ý nhất của ông là vào năm 1939 khi ông đồng thực hiện một bài báo có tựa đề Về sự co lại hấp dẫn liên tục (On Continued Gravitational Contraction), nêu dự báo về sự tồn tại của lỗ đen. Ban đầu, bài báo này đã không được chú ý, nhưng sau này, nó đã được các nhà vật lý tìm lại và họ đã nhận ra tầm nhìn xa của Oppenheimer, giúp ích cho việc tìm hiểu các thực thể bí ẩn này.

Các bài báo đã được xuất bản của Oppenheimer đi sâu vào các hiện tượng vũ trụ chưa được khám phá. Một trong những nghiên cứu đó tập trung vào các sao lùn trắng – tàn tích của những ngôi sao đã chết. Oppenheimer đã tính toán các tính chất của chúng, làm sáng tỏ bản chất của những thiên thể dày đặc và phát sáng này. Ngoài ra, ông đã khám phá giới hạn khối lượng lý thuyết của các sao neutron, là tàn dư cực kỳ dày đặc của các ngôi sao đã phát nổ.

3. Một thần đồng và một người nói đa ngôn ngữ

Oppenheimer sở hữu một niềm khao khát mãnh liệt đối với những thử thách trí tuệ và có khả năng tiếp thu thông tin siêu việt. Chính niềm đam mê bất tận với tri thức đã giúp ông thông thạo sáu thứ tiếng, bao gồm tiếng Hy Lạp, tiếng Latinh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hà Lan và tiếng Phạn cổ của Ấn Độ.

Trong thời gian còn là sinh viên tại Đại học Harvard, Oppenheimer đã đạt thành tích xuất sắc trong nhiều môn học khác nhau. Năng khiếu về tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp, cùng với sự thành thạo về vật lý và hóa học, đã cho thấy khả năng học hỏi đáng nể của Oppenheimer. Từ năm 7 tuổi, ông đã thể hiện niềm say mê với pha lê vì cấu trúc và tương tác của chúng với ánh sáng phân cực. Sự thông minh vượt trội của Oppenheimer đã thu hút sự chú ý của các thành viên Câu lạc bộ Khoáng vật học New York và họ đã mời ông tham dự một buổi hội thảo khoa học khi ông chỉ mới 12 tuổi.

4. Mối quan hệ với Albert Einstein

Trong những giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, Albert Einstein đã xem Oppenheimer là một kẻ ngốc vì đã ủng hộ Ủy ban Năng lượng Nguyên tử. Hai người khổng lồ lịch sử lần đầu gặp nhau trong quá trình nghiên cứu sau đại học của Oppenheimer tại Đại học Göttingen vào những năm 1920. Vào thời điểm đó, Einstein là một nhà vật lý nổi tiếng và là nhân vật hàng đầu trong ngành vật lý lý thuyết.

einstein
Ảnh: MovieMaker Magazine

Oppenheimer và Einstein đã nhận ra ý nghĩa luân lý và đạo đức của những tiến bộ khoa học của họ và lo ngại về việc phát triển và sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ chia sẻ mối quan tâm chung về các vấn đề chính trị và xã hội, đặc biệt là sự ủng hộ của họ đối với việc giải trừ hạt nhân và hợp tác quốc tế. Bất chấp những mục tiêu và sự hợp tác chung của cả hai, Oppenheimer và Einstein có những quan điểm khác nhau về một số vấn đề khoa học và chính trị.

5. Nhà khoa học trưởng của Phòng thí nghiệm Los Alamos (Phòng thí nghiệm đằng sau Dự án Manhattan)

Sau khi được Albert Einstein và các nhà khoa học nổi tiếng khác cảnh báo, chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu chú ý đến mối đe dọa sắp xảy ra từ cuộc xâm lược Ba Lan thời hậu Adolf Hitler. Oppenheimer – người bắt tay vào sứ mệnh tìm cách tách uranium-235 khỏi uranium tự nhiên – trở thành giám đốc Dự án Manhattan dẫn đến vụ thử bom hạt nhân đầu tiên.

Dưới sự lãnh đạo của Oppenheimer, phòng thí nghiệm Los Alamos đã trở thành tâm điểm của sự đổi mới và hợp tác. Oppenheimer đã chọn cao nguyên xa xôi Los Alamos, New Mexico vào năm 1943, làm địa điểm cho nỗ lực khoa học mang tính đột phá này. Sau khi đồng hóa mối đe dọa hạt nhân từ người Đức, Tổng thống Roosevelt đã ra lệnh cho phòng thí nghiệm phát triển một quả bom nguyên tử dưới sự dẫn dắt của Oppenheimer.

6. Bị ám ảnh bởi tình thế tiến thoái lưỡng nan về đạo đức và luân lý

Oppenheimer được xem như người sở hữu sức mạnh của Chúa và đã nhìn thấy sự kinh khủng của vũ khí hạt nhân từ cự ly gần. Điều này dẫn ông đến câu nói nổi tiếng: “Tôi trở thành cái chết…”, thể hiện tình trạng khó xử về mặt đạo đức của ông.

Oppenheimer bị ám ảnh bởi sức mạnh hủy diệt mà ông đã tạo ra, một thế lực đã nuốt chửng hàng triệu sinh mạng. Bị nhấn chìm trong sự rối loạn nội tâm sâu sắc, ông đã viết và trao tận tay một lá thư cho Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson, nhiệt tình ủng hộ việc cấm vũ khí hạt nhân. Robert Oppenheimer bị dằn vặt bởi hậu quả của tiến bộ khoa học, bị đè nặng bởi gánh nặng trách nhiệm và cảm giác tội lỗi của chính mình.

phim nolan
Ảnh: IMDb

Vào năm 2023, nhân loại đang trong vòng vây của những đổi mới công nghệ như AI. Cuộc chinh phục công nghệ này như một sự gợi nhắc nhẹ nhàng về những thử thách mà Oppenheimer phải đối mặt – vũ khí hạt nhân là kẻ thù không đội trời chung của ông. Dù ở bất cứ giai đoạn nào, sự tương đồng giữa thời đại ngày nay và thời đại của Oppenheimer nhấn mạnh bài học: con người nên ý thức về hậu quả khôn lường của những điều mà họ đang tạo ra.

7. Nguồn cảm hứng cho các bộ phim Hollywood

Cuộc đời của Oppenheimer và các sự kiện của Dự án Manhattan đã truyền cảm hứng cho nhiều bộ phim, chẳng hạn như Fatman and Little Boy (1989) và The Beginning or the End (1947). Nổi tiếng nhất là bộ phim truyền hình Oppenheimer của đài BBC những năm 1980, với sự tham gia của Sam Waterston trong vai nhân vật chính. Bộ phim đã giành được ba giải BAFTA và nhận được một đề cử Quả cầu vàng cũng như một đề cử Emmy.

Bộ phim Oppenheimer của Christopher Nolan, với sự tham gia của Cillian Murphy, Emily Blunt, Matt Damon và Robert Downey Jr, dự kiến phát hành vào tháng 8 tại Việt Nam. Chia sẻ về bộ phim, đạo diễn Christopher Nolan cho biết ông không sử dụng CGI cho bất kỳ phân cảnh nào trong phim bao gồm cả vụ nổ hạt nhân.

8. Một người thầy vĩ đại

Oppenheimer thường tìm cách truyền đạt sự phức tạp của thế giới và khoa học thông qua sức mạnh của ngôn từ. Khả năng diễn đạt ý tưởng tài ba của ông, kết hợp với kiến thức sâu rộng vượt ngoài lĩnh vực vật lý, đã giúp ông trở thành một diễn giả thuyết phục. Với tư cách là một giáo sư và người cố vấn, ông đã đóng một vai trò then chốt trong việc định hình sự nghiệp của nhiều nhà vật lý để lại một di sản lâu dài. Nhiều sinh viên của ông được ca ngợi là những nhân vật nổi bật trong giới vật lý.

Oppenheimer đã để lại một dấu ấn không thể xóa nhòa đối với các sinh viên của mình và truyền cho họ niềm đam mê với bộ môn Vật lý. Vì quá ngưỡng mộ thầy của mình, một vài sinh viên còn bắt đầu ăn mặc và hành động giống Oppenheimer – mặc bộ đồ màu xám và đôi giày đen, hút loại thuốc lá Chesterfield yêu thích của Oppenheimer và bắt chước phong cách kỳ dị của ông.

9. Ba lần được đề cử giải Nobel

Mặc dù những thành tựu khoa học của Oppenheimer khiến người đời gọi ông là “cha đẻ của bom nguyên tử” và giúp ông được đề cử giải Nobel Vật lý ba lần vào năm 1945, 1951 và 1967, ông chưa bao giờ được vinh danh tại giải thưởng danh giá này. Điều thú vị là 18 đồng nghiệp của Oppenheimer từ Dự án Manhattan ở Los Alamos đều được trao giải Nobel, khiến ông suy ngẫm khá nhiều về hiện thực phũ phàng này.

10. Qua đời vì ung thư

Mặc dù ông đã trải qua các cuộc thử nghiệm hạt nhân, Oppenheimer lại qua đời vì thói quen của mình – hút thuốc lá liên tục. Ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng và qua đời tại nhà riêng ở New Jersey vào năm 1965, hưởng thọ 62 tuổi. Cái chết của Oppenheimer đánh dấu sự kết thúc của một cuộc đời lẫy lừng với những thành tựu khoa học nổi bật, những đóng góp trí tuệ và những tác động đáng kể đến ngành vật lý và nghiên cứu hạt nhân.

Nhóm thực hiện

Bài: Taylor Phạm

Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)