1. Người dân dành phần lớn thời gian hoạt động bên ngoài
2. Nước uống miễn phí
3. Trợ cấp cho trẻ em được chính phủ chi trả đến khi đứa bé 17 tuổi
4. Pizza ngon nhất thế giới
5. Một trong những quốc gia dẫn đầu về tái chế rác
Phần Lan tuân thủ nền kinh tế tuần hoàn, điều này cho phép sử dụng tất cả các nguồn lực có sẵn cho xã hội với lượng chất thải tối thiểu. 99% chất thải đô thị được tái chế hoặc gửi đến lò đốt, sau đó tạo ra năng lượng. 9 trên 10 chai nhựa được tái chế, và câu chuyện tương tự áp dụng cho đồ thủy tinh, trong đó tỷ lệ phần trăm của sản phẩm tái chế thậm chí còn cao hơn đồ được sản xuất mới.
6. Mức độ tin tưởng cảnh sát cao
Điểm đặc biệt của cảnh sát Phần Lan là, về mặt tổ chức, đây là một mô hình độc lập, không giống với một số cấu trúc riêng biệt, như ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Hình thức này được lập ra để chống lại những nỗ lực có thể của bất kỳ nhóm nào trong giới cầm quyền nhằm độc quyền và gây ảnh hưởng đến cảnh sát. Thực tế cho thấy, đây là một trong những quyết định tốt nhất của chính phủ Phần Lan bởi nó đã được chứng minh rằng gần 90% người Phần Lan tin tưởng vào cảnh sát.
7. Nhiều loại hình thi đấu thể thao lạ
Thể thao là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Phần Lan. Ngoài các môn thể thao nổi tiếng, đất nước này còn có các cuộc thi như ném điện thoại di động, săn muỗi, chơi guitar không khí và ném ủng. Có lẽ những môn thể thao mới lạ này cho phép người dân tự do sáng tạo và cảm thấy thú vị hơn khi vận động.
8. Quốc gia đầu tiên cho phép mỗi công dân được quyền kết nối Internet
Kể từ năm 2010, Phần Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bổ sung danh sách các quyền dân sự bao gồm quyền truy cập internet. Chính phủ chính thức bắt buộc các nhà cung cấp internet phải cung cấp cho dân cư internet tốc độ cao (băng thông rộng) và đảm bảo rằng những người chưa có kết nối internet sẽ bắt đầu có tại thời điểm áp dụng luật. Trong khi các quốc gia khác không chính thức đảm bảo kết nối tốc độ cao do sợ vi phạm bản quyền, chính phủ Phần Lan nhận ra rằng internet là điều thiết yếu cho công việc của người dân.
9. Những ông bố dành nhiều thời gian cho con hơn mẹ
10. Đứng thứ hai thế giới về tiêu thụ cà phê
Theo Hiệp hội Cà phê Quốc tế, mỗi người dân Phần Lan tiêu thụ 26,5 pound (gần 12 kg) cà phê mỗi năm. Thời gian cà phê nghỉ giải lao (kahvitauko) tại nơi làm việc hoặc ở trường học là một điều thiêng liêng đối với người người Phần Lan. Họ cũng cần có đủ thời gian cho hoạt động thiết yếu này.
11. Ngôi làng của ông già Noel
Một ngôi làng nhỏ ở vùng Lapland của Phần Lan có tên là Joulupukki (từ Phần Lan dùng để chỉ ông già Noel) được mở cửa để mọi người ghé thăm ông già Noel ở Phần Lan quanh năm. Ông già Noel người Phần Lan thậm chí còn có một hộ chiếu thực sự, trong đó ghi dòng “rất lâu trước đây” vào hàng sinh nhật, và đã kết hôn trong dòng trạng thái hôn nhân. Vợ của Joulupukki có tên Joulumuori (Bà già Giáng sinh).
12. Giáo dục miễn phí
Giáo dục Phần Lan đòi hỏi kiến thức tốt về tiếng Anh và tiếng Phần Lan, được chứng minh bằng các kỳ thi quốc tế. Giáo dục trong các tổ chức công cộng, cả trong trường học và đại học hoàn toàn miễn phí cho công dân EU. Hơn nữa, giáo dục ở đất nước này được xem là một trong những chương trình giáo dục tốt nhất trên thế giới.
13. tRIẾT LÝ HẠNH PHÚC
Từ Sisu không có nghĩa đen trong tiếng Anh, nhưng thường được dịch là quyết tâm khắc kỷ, bản lĩnh và sự kiên trì, sự cứng rắn tiến về mục đích. Sisu là sự bình tĩnh tuyệt đối, năng lượng sống, sức mạnh và sự tự chủ về cảm xúc. Khái niệm này phát triển thành một triết lý và trở thành một lối sống đặc biệt cho cư dân trong thế kỷ 20 ở Phần Lan. Sisu trong việc giáo dục trẻ em là mong muốn đứa trẻ có thể làm được tất cả mọi thứ.
Nhóm thực hiện
Bài: Diễm Ái Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Tham khảo: Brightside