Văn hóa / Thế giới văn hóa

Tìm thấy tác phẩm nghệ thuật khác dưới bức họa của Picasso

Bằng cách thực hiện một loạt các phép quét quang phổ trên bức họa La Misrereuse accroupie, các chuyên gia đã khám phá ra nhiều chi tiết mới và cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ đi trước thời đại Picasso.

Năm 1957, khi Pablo Picasso đang ở tuổi thất thập, ông nghĩ rằng công nghệ tia X một ngày nào đó có thể phát hiện ra một tác phẩm bị mất bên dưới một trong những bức tranh đầu tiên của ông. Ngày nay, dự đoán đó đã trở thành hiện thực – mặc dù công nghệ ấy hiện tại đã vượt xa các tia X thông thường.

Sử dụng những công cụ siêu hiện đại để nghiên cứu một trong những bức tranh thời Blue Period của Picasso, các nhà nghiên cứu đã không chỉ phát hiện ra những chi tiết mới mẻ ẩn trong tác phẩm nghệ thuật mà còn đi sâu vào quá trình sáng tạo của danh họa. Cuộc điều tra trên nhiều khía cạnh này tập trung vào bức vẽ La Misrereuse accroupie, hay còn được biết đến với cái tên Crouching Woman. Đây là tác phẩm được vẽ vào năm 1902 và hiện đang thuộc sở hữu của Phòng trưng bày Nghệ thuật Ontario. La Misrereuse accroupie cho thấy người nghệ sĩ cấp tiến này đã được truyền cảm hứng từ những đường nét cốt yếu của một bức tranh phong cảnh cơ bản vẽ bởi một nghệ sĩ vô danh.

Picasso
Tiến sĩ Emeline Pouyet của Đại học Northwestern (bên trái) và Sandra Webster-Cook thuộc Phòng trưng bày Nghệ thuật Ontario đã thiết lập một dụng cụ huỳnh quang tia X để quét bức tranh Picasso “La Misrereuse accroupie”.

Phân tích cũng cho thấy nhiều thay đổi gia tăng đối với tư thế của người phụ nữ được mô tả trong bức tranh. Nhóm nghiên cứu cho biết kết quả phân tích của họ ngày hôm nay tại cuộc họp của Hiệp hội vì sự tiến bộ của Khoa học Hoa Kỳ ở Austin, Texas năm 2018: “Chúng ta thường nhìn vào một hình ảnh theo cách mà nó đã được định hình ngay từ đầu. Nhưng với những hình ảnh phân tích này, ta có thể hiểu rõ hơn về người nghệ sĩ và về quá trình sáng tạo” – Marc Walton, giáo sư nghiên cứu khoa học và kỹ thuật vật liệu tại Đại học Northwestern nói.

Hơn cả quét xuyên qua

Để điều tra, John Delaney từ Phòng trưng bày Quốc gia về Nghệ thuật đã thực hiện một loạt các phép quét quang phổ trên La Misrereuse accroupie. Quang phổ phản xạ quang học của Delaney quét bức ảnh ở các bước sóng khác nhau, từ cận hồng ngoại đến hồng ngoại. Những thiết bị này đã giúp tiết lộ những sắc tố chính xác mà Picasso đã sử dụng.

Picasso
Sandra Webster-Cook (bên trái) và Kenneth Brummel đến từ Phòng trưng bày Nghệ thuật của Ontario đang kiểm tra máy quét tia X xách tay di động.

Một nhóm các kỹ sư và các nhà khoa học về vật liệu từ Northwestern đã tiến hành quét bổ sung bằng thiết bị huỳnh quang tia X xách tay, kích thích các yếu tố của mỗi lớp chất màu trong bức tranh. Các kết quả thu được đã tạo ra các bản đồ thang độ xám chi tiết giúp chúng ta có thể nhìn thấy những thay đổi gia tăng mà Picasso đã thực hiện cho tác trong của mình.

Công việc tổng thể đã khám phá ra một cảnh quan từng được biết đến trước đây và không liên quan đến chủ đề bức tranh của Picasso, với những chi tiết đặc biệt mới lạ. Nó cho thấy sự hiện diện bất ngờ của một bàn tay ở vị trí khá gượng gạo đang giữ một cái đĩa: “Chúng ta có thể thấy rằng ông ấy đang lau sạch bức vẽ và sửa lại vị trí các ngón tay” – Ông Walton, người đã giúp phát triển công cụ quét tia X, cho biết thêm.

Tiết lộ nguồn cảm hứng của Picasso

Kenneth Brummel, trợ lý giám sát của bộ phận nghệ thuật hiện đại cho Phòng trưng bày nghệ thuật Ontario, nói rằng khi nhìn thấy các chi tiết của bàn tay và đĩa nổi lên, ông đã sực nhớ ra cái gì đó quen thuộc hiện diện trong tâm trí của mình. Dashing đến văn phòng của mình để tìm lại các ngăn xếp của các bản thống kê, các sách chuyên khảo và các tài liệu tham khảo khác. Ông đã lục tung chúng lên cho đến khi tìm thấy những gì mình muốn: Cũng chính cánh tay đó, nhưng lại trên cơ thể của một người phụ nữ khác, trong bức tranh Watercolor Picasso 1902 Femme assise mà gần đây đã được đem đi bán đấu giá.

Những tiết lộ của Brummel không kết thúc ở đó. Trong chuyến thăm một tháng trước đến một viện bảo tàng ở Sitges, Tây Ban Nha, ngay bên ngoài Barcelona, ​​ông tình cờ bắt gặp bức tranh có thể chính là nguồn cảm hứng cho La Misrereus – tác phẩm có tên Penitent Magdalene của El Greco ra đời vào khoảng năm 1590.

Picasso
Bản đồ hóa học của các lớp sắc tố trong “La Misrereuse accroupie” đã cho thấy vị trí tay của người phụ nữ được lặp lại nhiều lần.

Vào thời Picasso, bức tranh đó thuộc sở hữu của Santiago Rusiñol, một nghệ sĩ cao tuổi ở Barcelona, ​​người thường xuyên tụ họp các nghệ sĩ tại nhà của ông cho các sự kiện xã hội. Do đó, Picasso có thể đã quen thuộc với tác phẩm trước đây của El Greco và vị trí đặt tay của các nhân vật nữ trong cả hai tác phẩm tương tự nhau đến thế là hoàn toàn ngẫu nhiên. Brummel nhấn mạnh: “Picasso lúc này rất trẻ và đầy tham vọng và ông ấy có thể nói rằng: “vâng, tôi là El Greco của Tây Ban Nha. Nhưng nếu không có những kỹ thuật hạn chế xâm lấn này, sẽ không có cách nào để chứng minh rằng đây thực sự là một bức tranh then chốt mà qua nó, ông đã tự giới thiệu mình trước Barcelona với tư cách một El Greco mới”.

Cảnh quan cơ bản cũng kể cho chúng ta một câu chuyện đang phát triển. Tác phẩm này được cho là thuộc về nghệ sĩ người Tây Ban Nha – Uruguay Joaquín Torres-García – một trong những đồng nghiệp người Tây Ban Nha của Brummel. Gần đây, người ta đã xác định cảnh quan bí ẩn trong tác phẩm đó là Parque del Labertino de Horta ở Barcelona. Điều đó khiến nhiều người hoài nghi về nghệ sĩ gốc của nó, bởi vì Torres-Garcia chỉ vẽ cảnh quan thần thoại, chứ không vẽ những địa điểm có thực. Brummel cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng đây là phong cảnh được vẽ bởi một ai đó theo học tại học viện mỹ thuật ở Barcelona, ​​một người nằm trong các mối quan hệ của Picasso nhưng không phải là người gần gũi với ông ấy.

Picasso
Máy quét đã cho thấy bức tranh phong cảnh này bên dưới tác phẩm La Misrereuse accroupie.

Lý do tại sao Picasso lại vẽ đè lên bức tranh sơn dầu của một nghệ sĩ khác, có thể đến từ vấn đề về mặt kinh tế như những nghệ sĩ trẻ vẫn thường thực hiện, đặc biệt khi ông có cảm hứng sâu sắc với những dòng hình ảnh đã sắp đặt ở đó. Picasso thường sử dụng lại các bức tranh sơn dầu vì lý do này: “Ông ấy không quét bức tranh hay chuẩn bị một lớp phủ lên nó. Picasso nhìn thấy phong cảnh này, tìm thấy cảm hứng và quyết định ông sẽ vẽ nó, ngay lập tức”.

Phân tích nghệ thuật bằng công cụ di động

Mặc dù cả hai kỹ thuật quét trước đây đã được sử dụng để tiến hành những phân tích tương tự về các bức tranh, nhưng thông thường tác phẩm nghệ thuật phải được vận chuyển đến các cơ sở có đủ khả năng và chứa các máy quét thương mại lớn. Sandra Webster-Cook, giám sát viên cao cấp của các bức vẽ tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Ontario cho biết: “Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên mà các công cụ nhỏ gọn đã mang đến cho nghệ thuật, chứ không phải là một cách nào khác. Khả năng di động linh hoạt của dụng cụ này thực sự rất hữu ích”.

Picasso

Webster-Cook cho biết viện bảo tàng của bà hiện đang tiến hành một phân tích tương tự trên một tác phẩm thời kỳ Blue Period của Picasso – La Soupe. Và về phần mình, Walton quan tâm đến việc nhìn thấy các kết quả phân tích của bức vẽ Gauguin tại Bảo tàng Nghệ thuật Harvard.

“Loại hình lịch sử nghệ thuật kỹ thuật này là một lĩnh vực đang phát triển. Các công cụ như thế này cung cấp một mức độ phân tích hoàn toàn mới. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể hiểu thêm Picasso sau tất cả các buổi chuyên khảo và triển lãm đã được thực hiện về ông ấy. Dù thế, vẫn còn rất nhiều điều cần tìm hiểu về các thiết bị này”, Brummel chia sẻ về các thiết bị mới trong lĩnh vực nghiên cứu các tác phẩm nghệ thuật lịch sử.

Xem thêm:

Hội họa Phục hưng qua ngôn từ mới của Freddy Fabris

Họa sĩ nhí Giana – tài năng hội họa chủ trì triển lãm tranh nghệ thuật khi chỉ vừa 7 tuổi

Nhóm thực hiện

Lâm An (Theo Tạp chí phái đẹp ELLE/ National Geographic) Ảnh: National Geographic
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)