Tạp chí ELLE ra đời vào năm 1945, trên tấm thảm trong một căn hộ ở Paris. Ấn bản đầu tiên được phát hành vào ngày 21/11, dưới sự giám sát và lãnh đạo của tổng biên tập Hélène Gordon-Lazareff. Mặc dù “khai sinh” ELLE tại Pháp, thế nhưng mọi người vẫn gọi bà Hélène là “la tasarine” (nữ hoàng Nga) để gợi nhớ nơi sinh ra của bà. Dưới sự dẫn dắt của Hélène cho đến năm 1972, tạp chí ELLE đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và tư duy của những người phụ nữ. Cảm ơn bà, Hélène.
Hélène từng nói, “Mỗi sớm mai thức dậy, tôi đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc và vui mừng”. Bà không thích những trang tin giật gân, chính vì vậy, bà không muốn chúng xuất hiện trên mặt báo ELLE. Chồng của Hélène – ông Pierre – cũng liên tục lặp lại với tờ France-Soir rằng, ông chỉ muốn những sự thật chính xác.
—
18 năm vật lộn với căn bệnh Alzheimer, bà Hélène vẫn không ngừng làm việc và sáng tạo. Bà luôn tận dụng tối đa những “đặc ân” mà mình có, đó là trí thông minh tuyệt vời, trực giác nhạy bén và óc tò mò vô biên.
Một ngày nọ, khi đang dạo quanh các cửa hàng ở New York – nơi chủ nghĩa tiêu dùng phát triển lớn mạnh khác xa so với Pháp – một sáng kiến hay ho đến với bà. Vào lúc đó, dưới ánh nắng mặt trời trên vỉa hè Broadway, bà bắt đầu nhen nhóm những ý tưởng đầu tiên về ELLE.
Bà Hélène sinh vào tháng 9/1909 ở Rostov-on-Don, nước Nga, trong một gia đình Do Thái giàu có. Cha bà sở hữu một nhà máy thuốc lá với khoảng 8.000 nhân viên, ông đồng thời cũng là chủ bút của một tờ báo. Có lẽ vì vậy mà tình yêu báo chí từ lâu đã thấm nhuần trong máu thịt của bà. Thời niên thiếu, cô bé Hélène được chăm sóc bởi Woodell – một bà vú người Anh. Bà Woodell là người đã khơi nguồn tình yêu về nền văn hóa Anglo-Saxon cho Hélène. Trong một lần tháo chạy khỏi cuộc bạo động, một người đàn ông đã quấn khăn len quanh người Hélène, nhấc bổng bà lên khỏi mặt đất và khiêng bà như khiêng một cái vali. Vào thời điểm đó, toàn bộ thân hình bà đều bị rung lắc mạnh mẽ. Bà đã hoảng loạn và ám ảnh đến mức cầu xin người khác đừng bao giờ nhấc bổng mình lên. Đoạn ký ức này không chỉ khiến người khác hình dung về vóc dáng nhỏ bé của bà, mà còn gợi lại những hình ảnh đầy khắc nghiệt về cuộc trốn chạy khỏi Nga. Kể về những năm tháng tuổi thơ, bà Hélène chỉ nhớ được một điều: khi 7 tuổi, bà có mặt ở Paris.
BÀI LIÊN QUAN
Hélène Gordon-Lazareff từng là học sinh xuất sắc của trường Lycée Victor Duruy – một trong những ngôi trường danh tiếng nhất nước Pháp. Sau khi hoàn thành bằng tú tài, Hélène kết hôn và có một cô con gái tên là Michèle. Tuy nhiên, bà ly hôn khi Michèle vừa mới lên ba. Tổng biên tập của tạp chí ELLE sở hữu ngoại hình rất cuốn hút. Bà được ví như “Tanagra” – bức tượng nổi tiếng ở Hy Lạp với vẻ đẹp hoàn hảo. Và dường như từ “quyến rũ” sinh ra chỉ dành riêng cho bà. Kế thừa đôi mắt đen sâu thẳm từ người cha của mình, Hélène đã làm say đắm rất nhiều người đàn ông chỉ trong lần đầu gặp gỡ. Bà cũng sớm nhận ra rằng mình thích đàn ông, đam mê công việc và tận hưởng cuộc sống.
Với tấm bằng nhân văn và dân tộc học, bà trở về sau chuyến thám hiểm kéo dài ba tháng với những người Dogon ở Congo và đăng tải một loạt bài báo có vẻ khó hiểu. Trong một buổi tối tại nhà của Paul-Emile Victor – nhà dân tộc học và thám hiểm nổi tiếng người Pháp, bà đã gặp chồng mình – ông Pierre Lazareff. Nhà báo kỳ cựu Hervé Mille – bạn thân của bà cũng có mặt ở đó. Hervé Mille đã thuật lại rằng: “Tôi đã chứng kiến cuộc gặp gỡ đó. Nó thật kỳ diệu. Hélène và Pierre đã yêu nhau ngay lần gặp đầu tiên. Cả hai dường như sinh ra là để dành cho nhau. Họ đích thực là hai mảnh ghép hoàn hảo”. Vào năm 1936, với cương vị là tổng biên tập của France-Soir, Pierre đã để Hélène phụ trách chuyên mục Trẻ em. Thời điểm đó, bà còn làm việc cho tờ Marie Claire và Daily News. Bà đã khám phá ra những niềm vui và khó khăn khi viết lách. Năm 1939, Hélène kết hôn với Pierre. Họ chuyển đến rue de Montpensier và ở cùng tòa nhà với nhà thơ Jean Cocteau. Khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, cặp đôi rời Pháp đến Hoa Kỳ.
Tạp chí của Pierre đã cho Hélène rất nhiều bài học quý báu. Trước đó, bà cũng từng làm việc tại Harper’s Bazaar, New York Times và từng gặp hai nữ nhà báo vĩ đại nhất thời bấy giờ: Carmel Snow và Diana Vreeland. Bà sống cực kỳ bản năng, độc lập và vô cùng tự chủ.
Sau một khoảng thời gian dài gắn bó với France-Soir, năm 1945, bà Hélène đã “khai sinh” đứa con tinh thần ELLE. Trải qua rất nhiều thất bại, cuối cùng, ấn bản ELLE đầu tiên cũng được phát hành vào ngày 21/11/1945 tại tòa nhà France-Soir trên đường rue Réaumur. Ngay từ khi ra mắt, ELLE đã nhanh chóng gặt hái nhiều thành công và gây được tiếng vang lớn.
Như một hiện tượng xã hội, ELLE truyền tải với phụ nữ rằng thời trang sẽ luôn tồn tại. Đã đến lúc có một cái nhìn mới về diện mạo bên ngoài, về Dior, về những chất liệu vải tuyệt đẹp. Với những tấm ảnh màu đầu tiên được chụp ở New York, ELLE đã tái hiện lại những câu chuyện tuyệt vời. Một trong số đó là hình ảnh những người phụ nữ đang sải bước cùng những đôi giày bắt mắt trong chiến tranh. Tạp chí ELLE muốn nói với phái đẹp rằng:
—
Bạn có quyền, nghĩa vụ được xinh đẹp và được yêu thương, bởi vì chiến tranh có thể làm mọi thứ lụi tàn, ngoại trừ tình yêu. Và sẽ không còn những nghĩa vụ vốn chỉ được dành cho phụ nữ như việc nhà, không còn những quy tắc hà khắc, không còn nỗi sợ hãi, càng tự do, phụ nữ sẽ càng gợi cảm.
Hélène đã làm việc cùng hai cộng sự đắc lực là Marcelle Ségal và Françoise Giroud sáu tháng sau lần xuất bản đầu tiên. Chỉ trong một thời gian ngắn, ELLE đã vươn lên vị trí dẫn đầu. Tạp chí đã chứng minh được vai trò của mình trong việc thúc đẩy phái nữ dũng cảm để tiến lên phía trước. “Chúng tôi cho rằng độc giả của ELLE không chỉ là những sinh vật đa sầu – đa cảm”.
BÀI LIÊN QUAN
Hélène có khả năng thấu hiểu những khía cạnh mà người khác không thể nhìn nhận về chính họ. Chúng tôi bước lên cầu thang và vào phòng làm việc của bà. Dưới bàn làm việc là sáu đôi giày. Thông thường, Hélène sẽ nheo mắt lại một chút để có thể nhìn rõ hơn về bạn. Nếu Hélène yêu mến bạn ngay lần gặp đầu tiên, bà ấy sẽ để bạn nằm trong danh sách những người kề cận. Còn nếu không, thì đó có thể là lần gặp cuối cùng của bạn với Hélène. Nếu không thích đoạn bạn vừa viết, Hélène sẽ dùng ngón tay đẩy bài viết của bạn ra và đặt nó bên cạnh những hạt quýt hoặc hạt nho mà bà đã nhấm nháp suốt ngày. Hélène ghét những bài báo và con người phiến diện. Tiêu chí mà bà đặt ra là “kiki, coco hoặc cucul”. Tuy nhiên, nếu lỡ làm Hélène không thoải mái thì chúng ta vẫn luôn có một cơ hội thứ hai.
Là một người chuyên quyền, Hélène quyết định tất cả nội dung xuất hiện trên tạp chí. Những nội dung này thường dựa trên các bản báo cáo về tính cách của phụ nữ. Những vấn đề mà các cô gái của ELLE quan tâm và muốn lên tiếng như tình dục, tránh thai, công việc, chính trị, thời trang, đều là những vấn đề nhận được sự quan tâm của đông đảo xã hội. Hélène tiếp tục đi chân trần quanh văn phòng với những bước chân ngẫu hứng… Bà ấy đã từng rất hồi hộp khi nghe chúng tôi kể về một bộ trưởng đưa nữ diễn viên người Mỹ đến khu rừng Fontainebleau và nhảy lên người cô ấy. Không? Đúng! Hélène giống như một cô gái có đôi mắt đầy sao. Bà từng xuýt xoa về những câu chuyện tình yêu mà chúng tôi kể. Bà ấy khuyến khích họ (…) Hélène yêu Sagan, phát hiện ra Bardot, thành lập nên Chanel, ra mắt Courrèges và đào tạo nên những người mẫu hàng đầu như Bettina Graziani, Sophie Litvak, Sylvie Gélin, Twiggy “thanh mảnh” và Nicole de Lamargé.
—
Nếu Hélène được mời đến nhà Nữ công tước Winsdor, bà ấy sẽ tìm mọi cách để công tước Winsdor chia sẻ về nghệ thuật nằm trong những chiếc bàn và những khu vườn. Nếu Hélène đi ngang qua một rạp xiếc lưu động nhỏ, mười lăm ngày sau, nó sẽ trở thành địa điểm chụp ảnh thời trang (…).
Nếu ELLE ở Réaumur thú vị vào những ngày trong tuần, thì vào Chủ Nhật, ELLE ở Louveciennes mới thực sự nở rộ. Louveciennes đích thực là ngôi nhà của họ. Du khách ghé thăm liên tục để thưởng thức những bữa trưa Chủ Nhật nổi tiếng. Từ nhà văn, viện sĩ, bộ trưởng, các ông trùm Hollywood, diễn viên nước ngoài, diễn viên Pháp, chính trị gia, người hát rong hay nhà báo cũng đều được đối xử bình đẳng… Chúng tôi từng chạm mặt Onassis, Callas, Bourguiba, Brando, Luther King, Signoret, Kissinger, Chaban Delmas và nhiều người khác (…) Con trai nuôi của họ, Patrick, đã rơi nước mắt khi nhớ về bộ phim Bác sĩ Jivago giữa Chanel và Hélène. Nước Nga trong ký ức của Hélène là hình ảnh tam giác balalaika, hai con sói tru trên mặt trăng, bông tuyết, “Nitchevo nepodelaeh” (“bạn không thể làm gì, mọi thứ đều xảy ra theo cách của riêng nó”). Đối với những bữa tiệc tối quan trọng, bà thường muốn đắm chìm trong tiếng vĩ cầm ướt át của Novi và Sonia, thưởng thức Gypsies, bánh hạnh nhân, rượu vodka, trứng cá muối được đặt trên những chiếc thìa. Trong không gian ấy, chúng tôi hoàn toàn tan chảy trong cảm xúc. Hélène đã sớm trở lại với đôi chân của mình. Bà ấy đã khỏe mạnh trở lại và chỉ ăn vì đam mê. Đối với bà, sự dịu dàng không phải là một cảm xúc thực sự.
Trong tòa soạn, chúng tôi thường rất thẳng thắn. Và tất nhiên, chỉ cần viết: “ELLE muốn nhìn thấy những kiểu cách lãng mạn và những tấm vải len màu be” để khiến tạp chí trở nên gần gũi với công chúng hơn. Nhưng phong cách của ELLE đang dần trở nên khác biệt. ELLE hướng đến một cách sống nghiêm túc hơn, trưởng thành hơn. Khi một khảo sát thông báo với chúng tôi rằng: “Cứ bốn độc giả thì có một người là nam”, chúng tôi đã ngay lập tức tận dụng lợi thế này bằng cách nói lên tiếng nói của mình. Một trong những vấn đề chúng tôi đề cập đến là biện pháp tránh thai. Hélène không thích ý tưởng của chúng tôi cho lắm bởi bà ấy không phải là người theo chủ nghĩa nữ quyền. Dù vậy, chúng tôi vẫn cố gắng thúc đẩy chiến dịch này hết mức có thể. Với Hélène, nó mạo hiểm như trò đánh bạc kiểu Nga. Tuy nhiên, vì quá yêu công việc, nên cuối cùng, bà ấy đã đồng tình với chúng tôi khi xem qua tất cả những bức ảnh thực tế về ca sinh mổ và phẫu thuật của phụ nữ. Tháng 5/1968, nước Pháp bị đảo lộn, không còn máy in, không còn tạp chí. Chúng tôi vẫn tiếp tục ra mắt những số báo mới. Hơn thế nữa, chúng tôi còn muốn sản xuất nhiều số đặc biệt hơn để thông báo cho phụ nữ về những gì đang xảy ra tại nhà trẻ Sorbonne, tại Beaux-Arts và trong các bệnh viện ở khắp mọi nơi.
BÀI LIÊN QUAN
Hélène đang ngồi vắt chân trong văn phòng với những cây viết xung quanh. Khi thấy một số người trong chúng tôi mặc quần tây, bà ấy đã cấm chúng tôi làm như vậy, bởi bà biết rằng đó là người Liên Xô. Việc mặc quần tây tất nhiên là lịch sự. Tuy nhiên, Hélène ngay lập tức biết rằng, lần này, bà sẽ không thực thi các ukases (một sắc lệnh của Nga) nữa. Lấy một điếu thuốc từ hộp Whist của mình, Hélène không thể châm lửa vì bà đang run rẩy. Chúng tôi đã làm việc hùng hục, đi bộ quanh Paris để khám phá và giao những tờ báo. Chúng tôi đã tạo ra một tạp chí mà ở đó, chúng tôi đã tuyên bố rằng: “Không khí sôi sục diễn ra ở khắp nơi. Những gì đang xảy ra thật choáng ngợp. Chúng ta phải nói về nó. Bạn phải tự do trong suy nghĩ ”.
Chúng tôi đã xây dựng một xã hội của những nhà báo và thậm chí còn dám theo đuổi chủ nghĩa công đoàn. Hai năm sau, vào năm 1970, chúng tôi đã tổ chức “Quốc hội phụ nữ” tại Versailles. Sự kiện này đã gây tiếng vang toàn cầu. Đó là lúc thông tin về căn bệnh Alzheimer bùng nổ. (…) Chúng ta sẽ không để cảm xúc chi phối nữa. Tất cả đều giống nhau… Hỡi Hélène, “linh hồn nhỏ bé” như chúng ta nói rằng, ở Nga, khi sự hoài niệm “gõ cửa”, bạn đừng quá lo lắng. Bởi những gì đã xảy ra cũng đều tốt. Bây giờ, ELLE có mặt ở nhiều quốc gia, Hoa Kỳ, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Hồng Kông, Nhật Bản, Hy Lạp, Thụy Điển (…) và vẫn chưa dừng lại. Hãy xoay chiếc nhẫn của bạn vào lòng bàn tay, giống như cách bạn thường làm để cầu nguyện mọi việc được suôn sẻ. Bà thực sự đã có một sáng kiến không tưởng, vào giây phút đó, trên đại lộ Broadway. Gửi đến bà những nụ hôn, Hélène.
Nhóm thực hiện
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE Bài: Françoise Tournier (cựu biên tập viên ELLE) Lược dịch: Bảo Tâm