Nếu bạn từng may mắn đi dạo dưới những tán hoa đào bao quanh Nhà thờ Đức bà Paris trong lúc nhâm nhi một cây kem Berthillon gần đó, thật khó để không bị cuốn hút bởi sự lãng mạn say đắm của thành phố này. Nhưng tiếng tăm của Paris phần lớn là kết quả của sự hỗn loạn mà Cách mạng Pháp gây ra năm 1789. Thành phố đã chứng kiến chế độ quân chủ ở Pháp sụp đổ, Giáo hội Công giáo bị trục xuất và mong muốn xác lập một đất nước mới của nhân dân. Nếu hiểu biết về các chứng tích lịch sử, bạn có thể tìm thấy dấu vết của sự xung đột tư tưởng trên toàn Paris.
Trong khi các đài tưởng niệm xuất hiện trên khắp Paris ngày nay, những thay đổi đầu thời kỳ hậu Cách mạng Pháp của thành phố lại chủ yếu ở hạ tầng và trong các chi tiết nhỏ. Do thiếu kinh phí, chính phủ cộng hòa mới đã phải cân đo đong đếm rất nhiều khi xây dựng lại Paris. Chỉ những nơi thiết yếu mới được tái dựng và sử dụng các chi tiết trang trí nhỏ để biểu hiện sự thay đổi chế độ. Tricolore được đặt trên đỉnh các cung điện hoàng gia, các nhà thờ như Basilica Ste-Genevieve được chuyển thành những ngôi đền thế tục, và gà trống Gallic – một biểu tượng của chế độ cộng hòa Pháp – làm vật trang trí mặt tiền.
Những trang trí nhỏ này tuy không thể gợi lên không khí Cách mạng Pháp như các đài tưởng niệm lớn, nhưng đây là một trong những biểu tượng đầu tiên của Paris trong vị thế thủ đô một nước cộng hòa. Các đài tưởng niệm xuất hiện muộn hơn nhiều, như một tác động thiền định của tư tưởng cách mạng đối với bản sắc Pháp.
Đối với nhiều người, Place de la Bastille và trung tâm của nó, Colonne de Juillet (Chiếc cột tháng Bảy), là biểu thị rõ nhất cho cuộc Cách mạng Pháp, vì cả hai đều là đặc trưng mạnh mẽ cho lễ kỷ niệm Bastille Day. Và mặc dù quảng trường tọa lạc trên nền đất một nhà tù khét tiếng, chiếc cột thực sự là nơi tưởng niệm cho Cách mạng tháng Bảy 1830. Quảng trường được xây dựng trên đống hoang tàn, nhưng vào thời điểm chiếc cột được dựng lên vào năm 1835, vật liệu từ đống đổ nát đã được dọn sạch và tái dụng từ lâu. Phải xét nét hơn mới có thể thấy được những tàn tích thực sự còn sót lại sau khi các tù chính trị được giải phóng.
“Từ những ngày đầu của cuộc cách mạng, Pont de la Concorde đã được khởi công và hoàn thành bằng những viên đá của La Bastille. Dân Pháp khoái trá vì họ cảm tưởng mình được giẫm lên La Bastille khi băng qua cây cầu”, sử gia Dr Linnéa Tilly giải thích.
Place de Denfert Rochereau hiện là lối vào Hầm mộ Paris, được mệnh danh là Place d’Enfer (địa ngục) bởi những ngôi nhà đổ sụp vào lòng đất. Giữa 6-7 triệu thi thể vùi thân nơi đây có nhiều người là nạn nhân trong số 40.000 người thiệt mạng trong cuộc Cánh mạng Pháp. Điều này vậy mà lại giúp ổn định phần lớn khu dân cư ở tả ngạn sông Seine, trong đó có cả Maximilien Robespierre. Nếu để ý, bạn có thể thấy những người chơi trò phiêu lưu đô thị “trồi” lên từ bên dưới đường phố sau một chuyến du lịch bí mật đến những đường hầm vốn không dành cho cho công chúng.
Các tòa nhà không thể phá hủy, cũng không thể sửa chữa sẽ được sử dụng lại theo cách khác. Những cung điện vĩ đại được tịch thu từ tầng lớp quý tộc bị xử tử hoặc lưu đày, nhường chỗ cho một Paris mới hình thành.
Sau khi Robespierre’s Rict of Terror kết thúc năm 1794, xã hội Pháp bắt đầu ổn định và người Paris tham gia vào nền văn hóa tiêu dùng mới. Một số trong rất nhiều ngôi nhà độc quyền trở thành những passages couverts (lối đi có mái vòm) chúng ta biết ngày nay. Hoàng gia Palais trở thành một địa điểm thử nghiệm, nơi giai cấp tư sản mới khởi tạo lại lối sống giải trí thông qua các không gian đô thị mới.
Những phố chợ ngoài trời tiêu biểu cho lý tưởng lãng mạn hiện đại của thành phố, nhưng đi dọc những con đường từ thế kỷ 19 không tuyệt như người ta vẫn trông mong. Không có hệ thống thoát nước nên đường phố khá bẩn. Khu vườn hoàng gia Palais có một con đường rợp bóng cây. Ở đó, mọi người có thể mua sắm trong một không gian an toàn và sạch sẽ.
Văn hóa mua sắm cùng các lối đi trang hoàng tuyệt đẹp, như Galerie Vivienne và Passage Verdeau, đã phát triển thành các trung tâm xã hội khi thành phố bắt đầu tái thiết. Người dân nơi đây lại một lần nữa khẳng định ý nghĩ về người Pháp và phong cách sống của người Pháp.
Khi sự giàu có từ việc khai thác đế quốc của Napoleon I chảy vào, kiến trúc Paris bắt đầu phản ánh không khí cách mạng trong lối trang trí. Nhưng thay vì xây dựng tòa nhà mới, chính phủ đã phân phát cho các cơ sở những đồ trang trí mới, thể hiện giá trị cộng hòa của Pháp – mỉa mai, soi xét xu hướng độc tài của Napoleon.
“Vấn đề của kiến trúc là nó tiêu tốn thời gian, tiền của và mang tính chính trị”, sử gia Tilly giải thích. “Tại Paris, nhiều địa điểm trưng dụng lại từ quý tộc vẫn còn biểu tượng Đại bàng của hoàng gia cũng như Tricolore trên cờ và trên hầu hết các chóp đỉnh. Điều tưởng chừng như rất mâu thuẫn này lại là chuyện thường tình ở Pháp”.
Các di tích được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 sử dụng rất nhiều thiết kế Tân cổ điển, như một cách để tạo ra sự tương đồng giữa nền cộng hòa Pháp và các nền dân chủ của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Các tòa nhà đã có phong cách Tân cổ điển như Panthéon (trước đây là Basilica Ste-Genevieve) rất phù hợp để trở thành các khu tưởng niệm lớn. Phong cách clean lines không chỉ biểu thị rõ rệt sự giàu sang của hoàng gia những năm đầu thế kỷ 18, mà còn cho thấy mối liên hệ của Napoleon I với quân đội La Mã.
Đại bàng Hoàng gia trang trí trong các phòng, căn hộ và bàn trang điểm trong khi nhà cũ của Napoleon đều được trực tiếp mang về từ Rome. Các di tích như Khải Hoàn Môn cũng sử dụng phù điêu Tân cổ điển, mô tả các cuộc chiến tranh từ cả cuộc cách mạng và chiến tranh Napoleon. Dưới thời Napoleon, ký ức về cách mạng đã được sử dụng để kết hợp chủ nghĩa duy tâm cách mạng với các chính sách bành trướng của ông.
Phải mất một cuộc cách mạng khác để mở đường cho Paris đương đại. Sau khi Napoleon I bị lưu đày năm 1815, chế độ quân chủ đã quay trở lại chỉ để bị lật đổ một lần nữa vào năm 1848. Ngay sau đó, Charles-Louis Napoleon Bonaparte được bầu làm tổng thống đầu tiên của Pháp, trước khi bước vào thời kỳ độc tài của người chú – người tự mình tuyên bố trở thành hoàng đế Napoleon III vào năm 1852.
Napoleon III đã ủy nhiệm Georges-Eugène Haussmann biến Paris thành thành phố mà chúng ta biết ngày nay. Đại lộ được mở rộng, không gian xanh được tạo ra cho công chúng, và các tòa nhà Haussmann thống trị đường phố Paris ngày nay bắt đầu được xây dựng. Haussmann cũng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đô thị với việc lắp đặt đường ống nước sạch và đường dẫn khí đốt để thắp sáng và sưởi ấm.
Paris trong con mắt của các nhà cách mạng thế kỷ 18 đã hoàn toàn biến mất. Nhiều người đã buộc tội Haussmann xóa bỏ nét quyến rũ thời Trung cổ của Paris. Nhưng những tái thiết của ông đã mở ra điều kiện sống tốt hơn, tiếp cận với không gian công cộng và giải trí, để tận hưởng các cửa hàng và quán cà phê trong thành phố. Paris mới này ít nhiều cho thấy những lý tưởng của cuộc cách mạng Pháp đã được hiện thực hóa, mặc dù di sản của Haussmann cũng đã bị vùi trong lửa đỏ. Các đại lộ lớn vừa tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp thương mại của thành phố, vừa cho phép quân đội tự do di chuyển khi cần thiết để chống lại bất kỳ cuộc nổi dậy nào trong tương lai.
Nếu bạn đến thăm Paris ngày hôm nay, cuộc cách mạng Pháp hiện hữu ở mọi bước chân qua. Khi nhìn từ trên cao những đường viền của thành phố làm nổi bật các di tích của Paris và sự đồng nhất của các căn hộ Haussmann làm nổi bật sự hùng vĩ của chúng.
Có một cuộc chiến ở Paris trước cuộc cách mạng và những thay đổi diễn ra trong cuộc cách mạng, nhưng những thay đổi thực sự phải rất lâu sau đó mới xảy ra. Sau gần một thế kỷ “tái sinh” từ đống đổ nát, Thành phố Ánh sáng cuối cùng đã có thể tự mình tỏa sáng.
Nhóm thực hiện
Lược dịch: Huyết Vy Theo: Tạp chí Phái đẹp ELLE Nguồn, Hình ảnh: theculturetrip.com