Văn hóa / Thế giới văn hóa

Trải nghiệm thế giới nghệ thuật đặc sắc tại Tuần lễ Nghệ thuật Singapore 2018

Với hàng nghìn các tác phẩm nghệ thuật trên toàn thế giới, Tuần lễ Nghệ thuật Singapore 2018 đã giúp du khách có cơ hội được tiếp cận gần hơn với nền nghệ thuật toàn quốc.

Diễn ra từ ngày 17 đến 28 tháng 1 năm 2018, Singapore Art Week (Tuần lễ Nghệ thuật Singapore) là sự kiện nghệ thuật thường niên quy tụ hàng nghìn các tác phẩm nổi tiếng của các nghệ sĩ khắp nơi trên thế giới. Ở lần thứ sáu tổ chức, Tuần lễ Nghệ thuật Singapore 2018 có hơn 100 sự kiện khác nhau từ hội chợ nghệ thuật, khai trương phòng triễn lãm cho đến các hoạt động tham quan trên khắp đất nước Singapore.

nghệ thuật 1
Hơn 100 sự kiện nghệ thuật diễn ra trong 12 ngày diễn ra Tuần lễ Nghệ thuật Singapore.

Được chia thành ba chủ đề chính: Khám phá (Discovery), Trải nghiệm (Experience) và Tương tác (Engage),

Tuần lễ Nghệ thuật Singapore 2018 mang đến cho du khách trong nước và quốc tế những trải nghiệm nghệ thuật chất lượng, từ truyền thống tới hiện đại. Chuỗi sự kiện đã củng cố vị trí dẫn đầu của Singapore với tư cách là điểm đến nghệ thuật của châu Á. Những hoạt động hội chợ, khai trương phòng tranh, triển lãm, các con đường đi dạo nghệ thuật góp phần xây dựng không gian chia sẻ và kết nối cho nghệ sỹ từ khắp mọi nơi trên thế giới với bức tranh muôn màu của nghệ thuật thị giác Đông Nam Á.

Điểm nhấn của Tuần lễ Nghệ thuật Singapore 2018 chính là Art Stage Singapore, hội chợ nghệ thuật quốc tế lớn nhất khu vực các những tác phẩm nghệ thuật đương đại Châu Á hướng tới các vấn đề thế giới nóng hổi nhất hiện nay. Lễ hội Light to Night Festival: Colour Sensations (tạm dịch: Từ sáng tới đêm: Xúc cảm sắc màu) nhằm khoác tấm áo mới đầy nghệ thuật cho Khu Trung tâm Hành chính ở Singapore và Art After Dark (Nghệ Thuật Sau Màn Đêm) – hoạt động mở màn cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật thị giác trong khuôn khổ lễ hội DISINI cũng là những trải nghiệm khó quên.

Bên cạnh những nghệ sỹ Châu Á khác, sự kiện còn đánh dấu sự góp mặt đặc biệt của hai nghệ sỹ Việt Nam Trần Nguyễn Ưu Đàm và Phan Thảo Nguyên, trong không gian của Triển lãm The Life of Things. Life of Things bao gồm 4 triển lãm với nội dung xoáy sâu vào những giá trị mang tính biểu tượng của vật thể và mang đến những ý tưởng trừu tượng, xúc cảm và tâm linh. Trong đó, nếu Serpent’s tails (Rồng rắn lên, hoàn tất năm 2015) của Trần Nguyễn Ưu Đàm mang người xem đến ý niệm về một ẩn dụ của hiểm nguy nhưng không kém phần quyến rũ từ ô nhiễm môi trường, thì “Quên Lãng Nên Thơ” của Phan Thảo Nguyên lần theo dấu vết của người được vinh danh là cha đẻ chữ Quốc Ngữ để mở ra hành trình vào thế giới của mường tượng lịch sử. Hai nghệ sỹ đến từ Việt Nam đã cùng những nghệ sỹ Châu Á khác mang đến những góc nhìn rất mới mẻ về câu chuyện của vật thể, kiến trúc và địa điểm, cũng như sự phức tạp của thế giới hiện đại.

nghệ thuật 2
Tác phẩm “Rồng rắn lên” của nghệ sĩ Trần Nguyễn Ưu Đàm lấy cảm hứng từ khói bụi và ô nhiễm môi trường.

Là một trong những nghệ sỹ Việt có cơ hội trải nghiệm tại Tuần lễ Nghệ thuật Singapore, Dzũng Yoko, Giám đốc sáng tạo của 1 tạp chí thời trang danh tiếng – khách mời tại sự kiện cho biết: “Tuần lễ Nghệ thuật Singapore đã trở thành một sự kiện quan trọng trong lịch trình của những người đam mê nghệ thuật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với tôi, sự kiện năm 2018 là may mắn và cơ hội để tôi có được những trải nghiệm ấn tượng trong không gian vô cùng đặc sắc của nghệ thuật. Đúng như thông điệp “Nơi đam mê khơi mở tiềm năng”, Đảo quốc Singapore quả là địa điểm tuyệt vời để nuôi dưỡng, thỏa mãn đam mê và đồng điệu những tâm hồn hướng về nghệ thuật.”

nghệ thuật 3
Dzũng Yoko hào hứng trải nghiệm không gian nghệ thuật của sự kiện.

Tuần lễ Nghệ thuật Singapore (Singapore Art Week) là sự kiện hợp tác giữa Tổng cục Du lịch Singapore (Singapore Tourism Board), Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia (National Arts Council) và Ban Phát triển Kinh tế Singapore (Singapore Economic Development Board). Các sự kiện triển lãm và hoạt động nghệ thuật vẫn tiếp tục diễn ra, để tìm hiểu thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: https://www.artweek.sg/

Về Thương hiệu “Singapore – Passion Made Possible”:

Passion Made Possible – thương hiệu truyền thông chính thức của Đảo quốc Singapore –  nắm bắt chính xác bản tinh thần của đảo quốc, truyền tải tinh thần dân tộc nhằm tạo nên sự gắn bó, liên kết và tăng tính nhận biết cho đất nước Singapore với danh nghĩa là một điểm đến du lịch và đầu tư. Với “Đam mê” và “Tiềm năng” là hai yếu tố luôn song hành trong lịch sử phát triển đất nước Singapore cũng như thường trực trong ý thức hệ của người dân nơi đây, thương hiệu Singapore – Passion Made Possible, được truyền đạt thông qua những câu chuyện về con người Singapore, càng chứng tỏ thành tích và sự bền bỉ của họ trong việc thỏa mãn đam mê và không ngừng kiến tạo tiềm năng. Đối với các khách hàng và doanh nghiệp tiềm năng, Thương hiệu sẽ giúp xây dựng vững chắc mức độ nhận biết cao nhất để mọi người chọn Singapore như một điểm đến du lịch và đầu tư.

Về Tổng cục Du lịch Singapore

Tổng cục Du lịch Singapore (Singapore Tourism Board – viết tắt là STB) – đơn vị trong ngành dịch vụ trọng điểm của Singapore, là cơ quan về du lịch dẫn đầu ngành về việc đóng góp cho sự phát triển phát triển kinh tế. Cùng với các đối tác trong ngành và cộng đồng, Tổng cục Du lịch Singapore không ngừng định hướng và xây dựng Singapore là một điểm đến du lịch năng động. Với Thương hiệu Singapore – Passion Made Possible, Tổng cục Du lịch Singapore mong muốn giới thiệu với thế giới về đảo quốc một cách khác biệt và mới lạ, là nơi truyền cảm hứng cho mọi người để chia sẻ và hiện thực hóa niềm đam mê của mình. Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập vào: www.stb.gov.sg hoặc www.visitsingapore.com hoặc qua Facebook (https://www.facebook.com/VisitSingaporeVN/).

Xem thêm:

Singapore và bước tiến đột phá trong việc ra mắt thương hiệu truyền thông thống nhất

5 lý do để giành ngay cơ hội vi vu Singapore cùng Takashimaya

Nhóm thực hiện

Nguồn Tạp chí Phái đẹp ELLE
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.
for Onesignal ring banner

BÌNH LUẬN (0)