Lần đầu tiên biết đến tranh của Phạm Lực là vào tháng 10 năm 2014 với việc sở hữu một bức phong cảnh làng quê vẽ từ năm 1976, chị đọc thêm về hội họa, các trường phái và danh hoạ nổi tiếng trên thế giới rồi thấy mình ngày càng mê thế giới quan độc đáo và đa sắc cũng như tầng lớp tâm sự trong trẻo nồng ấm tình người ẩn sâu dưới vỏ bọc tưởng như thô sần gai góc ấy của người họa sĩ.
Là con quan tri huyện, hoạ sĩ Phạm Lực được sinh ra ở Huế, nhưng ba tuổi lại về sống ở quê ngoại: làng Tiên Ðiền, Hà Tĩnh (mẹ ông là chắt ruột của đại thi hào Nguyễn Du. Cuộc đời quân ngũ đã đưa ông đi khắp các vùng đất, qua các chiến trường từ bắc vào nam từ miền biển đến miền núi mang đến một nguồn năng lượng dồi dào và một gia tài nghệ thuật đồ sộ. Bút pháp thay đổi liên tục, tranh của ông do vậy mà không bị lặp lại về ngôn ngữ thể hiện, chủ đề cũng vô cùng phong phú. Có vô số lý do để người yêu tranh tìm đến và đồng cảm với những tác phẩm của Phạm Lực: Những người lính đi qua cuộc chiến tìm thấy sự an bình của tâm hồn trong những khoảnh khắc tĩnh lặng giữa cuộc chiến cam go, tiếng sáo vang lên bên một cánh rừng nơi họ nghỉ chân, nụ cười của nữ y tá trong trạm xá khi họ được điều trị những vết thương, ở những phong cảnh nơi họ hành quân qua hay chiến đấu năm xưa. Người mê văn hoá dân gian lại tìm đến những cách kể chuyện mới trong việc khắc hoạ hình tượng bên một cánh rừng nơi họ nghỉ chân, nụ cười của nữ y tá trong trạm xá khi họ được điều trị những vết thương, ở những phong cảnh nơi họ hành quân qua hay chiến đấu năm xưa. Người mê văn hoá dân gian lại tìm đến những cách kể chuyện mới trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật quen thuộc như Mỵ Châu, Thị Kính…
39 bức tranh toàn bộ là sơn dầu thể hiện đa dạng phóng khoáng, gắn nhiều đến lịch sử, văn hóa và rất đời. Mỗi bức tranh là mỗi mảnh ghép của cuộc sống, thường thì niềm vui đi cùng với sự day dứt. Những bức vẽ thiên nhiên cỏ cây hoa lá cũng thấy thân phận. “Với tôi, chọn họa sỹ mà khi nhìn vào tranh cảm thấy mê mẩn và nhiều khi không ngủ nếu chưa có được. Thông thường sẽ phải tìm hiểu về cá tính nghệ thuật, lối vẽ tranh, trường phái mà họa sỹ theo trước khi quyết định mua. Quan trọng nhất là mình phải thấy thích, càng ngắm càng thích. Tranh của Phạm Lực cái hình có một thì cái tình có đến mười phần nên sưu tập mãi chưa thấy thỏa mãn” – Nhà sưu tập Thái Lê Hiền chia sẻ.
Một số tác phẩm được trưng bày tại triển lãm:
“Sưu tập nghệ thuật trước hết phải có niềm đam mê, sau đó, cần có kiến thức nhất định để hình thành nên gu thẩm mỹ của cá nhân. Nghệ thuật giúp giảm stress trong công việc hàng ngày, đôi khi cho phép mình được lãng đãng trong không gian riêng và suy tư riêng, chính là cách để tăng chất lượng cuộc sống của chính mình” – Chủ nhân bộ sưu tập chia sẻ.
—
Xem thêm
3 tâm điểm tại triển lãm Nghệ thuật táo bạo nhất Việt Nam
Triển lãm sắp đặt trang sức nghệ thuật
Triển lãm tranh “Văn Giáo trên những nẻo đường”
Nhóm thực hiện
Tạp chí Phái Đẹp ELLE