Một ngày nọ, trong thời tiết mát mẻ giữa bầu trời trong xanh tại thành phố Provence, Pháp, Vincent van Gogh đã “nhìn thấy” một khung cảnh tại Nhật Bản. Hoa hạnh nhân lác đác rơi, những cây xương rồng khẳng khiu với đốm đen lấm tấm trong khung cảnh ở Paris hệt như cảnh vật tại thủ đô ở đất nước mặt trời mọc. Những người dân sinh hoạt xung quanh nơi đây được ông liên tưởng như những nàng geisha và các diễn viên kabuki. Cảnh vật và con người ở một đất nước khác lẩn quẩn trong đầu mặc dù ông chưa từng đặt chân đến đây.
BÀI LIÊN QUAN
“Anh trai à, anh có biết không, em cảm giác như đang ở tại Nhật”, Vincent van Gogh từng viết cho anh trai Theo vào ngày 16/3/1888, không lâu sau khi ông chuyển nơi ở đến Arles, Pháp. Cuối cùng, vào tháng Sáu năm đó, Vincent van Gogh đã thuyết phục Theo và những họa sĩ trong trường phái ấn tượng cùng thực hiện dự án “giấc mơ Nhật Bản” này.
Trong vòng ít nhất 1 năm sau đó, Vincent van Gogh dành trọn thời gian xây dựng “giấc mơ Nhật Bản” ngay tại thành phố của đất nước Pháp. “Đây không phải là ảo tưởng mà chính là “dự án liên tưởng” và “tầm nhìn lý tưởng” của Nhật từ khung cảnh của Pháp”, Nienke Bakker, người quản lý bảo tàng Van Gogh cho biết. Người họa sĩ đa tài đã bị ảnh hưởng mạnh bởi trường phái “Japonisme” hay “chủ nghĩa Nhật Bản”. Đây là trường phái hội họa nổi tiếng đã càn quét mỹ thuật phương Tây vào thế kỉ 19 và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các họa sĩ lớn như Claude Monet, Edouard Manet và Edgar Degas.
Bảo tàng Van Gogh hiện đang đặt tại Amsterdam và hợp tác với 3 bảo tàng Nhật Bản nổi tiếng khác. Hiện bảo tàng đang mở cửa và triển lãm những tác phẩm để đời. Cuộc triển lãm “Van Gogh & Japan” trưng bày những bức họa khắc gỗ đầy màu sắc được vẽ trên nền họa được du nhập từ Nhật Bản vào châu Âu vào thế kỉ 19. Vincent van Gogh thổi hồn vào những tác phẩm này theo cách riêng của ông.
“Thật sự thiết sót nếu sự nghiệp của Van Gogh không có sự góp mặt của những nguồn cảm hứng này”, Bakker, người quản lý bảo tàng cho biết, “nó chính là thứ giúp ông cho ra đời phong cách nghệ thuật nổi bật và những tác phẩm để đời”.
Vincent van Gogh vô tình được chiêm ngưỡng bức họa Nhật Bản đầu tiên trong đời vào năm 1885 khi đang làm việc tại Bỉ. Ngay lập tức, ông cảm giác mình đã tìm ra niềm đam mê. “Tuyệt vời, duy nhất và độc đáo” là những từ ông thốt lên khi vô tình nhìn thấy bức ảnh này và say mê trường phái nghệ thuật này kể từ đó.
Xem thêm:
Khi 2 nữ họa sĩ vẽ tranh cùng nhau: Nghệ thuật là “Nhà”
Họa sĩ Đặng Xuân Hòa: “Sửa nhà cũng hào hứng vẽ tranh”
Họa sĩ Tạ Huy Long nói về “Cửa sổ” & Hà Nội
Nhóm thực hiện
Cẩm Tú (Nguồn: Tạp chí phái đẹp Elle/nytimes)