Đại dịch Covid-19 để lại bài học gì cho những người theo đuổi hạnh phúc?
Cơn “địa chấn” Covid-19 chỉ trong vòng vài tháng đầu năm đã làm chao đảo toàn thế giới, mang đến khái niệm “bình thường mới” khi con người phải thích nghi với giãn cách xã hội – social distancing. Đối mặt với những thay đổi ập đến bất ngờ, điều gì sẽ giữ cho cuộc sống vận hành theo đúng quỹ đạo của nó?
Khoảng lặng của cơn “địa chấn”
Trước khi có đại dịch, thế giới cơ bản vận hành theo quỹ đạo vốn có của rất nhiều năm trở lại đây, và con người sống theo những thói quen. Hàng ngày thức dậy vào buổi sáng và bắt đầu một ngày lao động, học tập tập trung; tự do lựa chọn những món ăn cho bữa trưa của mình hay “đổi gió” tại một nhà hàng mới; tụ tập bạn bè, có những phút giây cuối tuần sôi động, hay thư giãn tại spa làm đẹp và dành thời gian cho bản thân; và lên kế hoạch cho một chuyến đi chơi xa, khám phá thế giới mỗi khi có dịp.
Sau đại dịch, thế giới vận hành theo quỹ đạo của sự “bình thường mới” – the new normal chưa từng có trước đây. Khoảng cách xã hội được giãn cách, sự tự do giao tiếp, đi lại hạn chế hơn. Cuộc sống vẫn tiếp diễn nhưng với một khoảng lặng, bởi thời gian dành cho những thói quen hàng ngày giờ đây còn dành cho cả mối quan ngại của toàn cầu.
Nhưng tại sao lại là sự “bình thường mới”?
Quy luật để vận hành thế giới là sự thích nghi của con người. Từ những biện pháp để đối phó và phòng tránh, giờ đây, giãn cách xã hội, làm việc tại nhà,… dần trở thành những “điều bình thường”. Liệu bản chất của những điều bình thường hay không bình thường nằm ở diễn biến, nội dung của sự việc, hay nằm ở thái độ và niềm tin của những người tiếp nhận nó?
Năng lượng tích cực làm nên điều “bình thường”
Bình thường “mới” là khi thế giới vận hành không theo quỹ đạo vốn có, nhưng chúng ta đón nhận với tâm thế sẵn sàng và năng lượng tích cực để đưa cuộc sống mới trở thành thói quen. Điều bình thường không tồn tại song song với những hoang mang, tiêu cực, hay sự mất đi niềm tin về một thế giới tốt đẹp hơn.
Sonia Ryu Bomi ASCII – một nhà nghiên cứu theo trường phái Tâm lý học tích cực đã nhận định: Hạnh phúc của con người được quyết định 50% bởi di truyền, 10% bởi môi trường và 40% còn lại do hành động hàng ngày. Môi trường là nơi ta sống, công việc ta đang làm, những gì đang diễn ra xung quanh ta. Dù là đất nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, hay là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch toàn cầu, tất cả những yếu tố từ môi trường xung quanh ấy chỉ chiếm 10% quyết định chỉ số hạnh phúc của mỗi người. 50% đến từ di truyền, đến từ những bài học về giá trị cuộc sống của ông bà, cha mẹ, từ những truyền thống gia đình góp phần hình thành tâm hồn mỗi người. Sau cơn “địa chấn”, ta nhận ra chính năng lượng tích cực và tình yêu xuất phát từ tâm mỗi người là chìa khoá có thể đưa sự “bình thường mới” đến với cuộc sống, phản ánh trong con số 40% đáng kể còn lại của chỉ số hạnh phúc, từ những hành động nhỏ nhất chúng ta đang thực hiện từng ngày để phản hồi lại thực tại.
Thương hiệu kiến tạo năng lượng tích cực
Giữa cơn khủng hoảng đến với ngành công nghiệp mỹ phẩm khi đứng trước đại dịch, vai trò của việc làm đẹp bị lung lay, đâu sẽ là giá trị mà một thương hiệu theo đuổi vẻ đẹp đích thực chú trọng gìn giữ và nâng niu? Menard là thương hiệu mỹ phẩm cao cấp đến từ Nhật Bản, lấy châm ngôn “Vươn tới vẻ đẹp đích thực” làm kim chỉ nam, mang sứ mệnh định hình thế giới quan tao nhã và phong cách sống hiện đại tới hàng triệu người. Trong những hoang mang từ đại dịch, Menard càng nhận rõ vai trò của mình trong việc truyền tải nguồn năng lượng tích cực để kết nối trái tim yêu vẻ đẹp đích thực của khách hàng, thắt chặt sợi dây “tri kỷ” của mối duyên kỳ ngộ.
Menard luôn giữ vững giá trị cốt lõi của mình trước những biến động, bằng trái tim chân thành Magokoro không ngừng nghiên cứu và củng cố những sản phẩm tốt nhất vì con người. 40% hạnh phúc đến từ những hành động hàng ngày, từ những thực phẩm ta bổ sung, đến những sự chăm sóc, chữa lành dành cho cơ thể; từ những bài nhạc ta nghe, những lời hay ý đẹp ta cảm nhận, hay những bộ trang phục ta khoác lên mình. Là tri kỷ của phụ nữ và cái Đẹp, Menard luôn hướng tới mục tiêu đồng hành cùng mỗi “hành động hằng ngày” ấy của khách hàng
Không chỉ trong thời gian của đại dịch, mà xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, Menard luôn tập trung nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ưu việt nhất: từ những thực phẩm chức năng củng cố đề kháng nền cho cơ thể như Reishi, Blueberry, Collagen, đến những sản phẩm không ngừng được cải tiến thế hệ mới như Authent, Embellir, Fairlucent,,… và cuối cùng là các liệu trình chăm sóc cơ thể luôn thấu hiểu những mong muốn bức thiết nhất của khách hàng.
Bằng việc đặt trái tim và tâm huyết để phát triển sản phẩm hướng tới triết lý “công ty tốt bán những sản phẩm tốt”, Menard đang nỗ lực để truyền năng lượng tích cực của sự khoẻ mạnh, của cái Đẹp đến với khách hàng đã gửi trọn niềm tin.
“Nghệ nhân” dung dưỡng để năng lượng tích cực lan tỏa từ tâm hồn
Cũng giống như hạnh phúc, việc định hình một thế giới quan tao nhã không phải một đích đến, mà là cả một quá trình, phản ánh từ những hành động nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Menard quan niệm phong cách sống hiện đại, thanh tao không chỉ đơn thuần là sự xa xỉ đắp trên da, mà còn là tâm hồn trân trọng và nâng niu cái Đẹp từ trong trái tim. Dưỡng da như một nghi thức, làm Đẹp là một nghệ thuật tổng hoà của thi, ca, nhạc, hoạ. “Nếu không có tình yêu thương, thế giới sẽ chỉ là một nấm mồ lạnh lẽo”. Bằng việc đồng hành những sự kiện nghệ thuật, thời trang, bằng những thông điệp nhỏ gửi gắm tới “tri kỷ” hàng ngày, Menard luôn hy vọng nhen nhóm trong trái tim khách hàng ngọn lửa tình yêu cuộc sống, yêu cái Đẹp và yêu chính mình, kiến tạo nên thế giới quan tao nhã và nguồn năng lượng bất tận để đối mặt với mọi sóng gió.
Sau cùng, đại dịch để lại một khoảng lặng cho nền kinh tế, cho guồng quay của xã hội, nhưng bằng cách nào đó cũng tạo ra khoảng lặng trong tâm mỗi chúng ta, để cùng nhau gắn kết sợi dây “tri kỷ” và nhìn về cội nguồn của hạnh phúc.
Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE