Forever 21 đối mặt nguy cơ phá sản?

Đăng ngày:

Giữa tình hình trì trệ của ngành công nghiệp bán lẻ, Forever 21 nộp đơn xin phá sản vì tình hình doanh thu sụt giảm liên tục.

Forever 21 là nhãn hiệu thời trang bình dân rất được ưa chuộng tại Mỹ. Với xu hướng “hàng hiệu giá rẻ”, nhãn hiệu này đã từng được giới trẻ chào đón và săn lùng tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Mới đây, theo trang Bloomberg, Forever 21 đang có những động thái chuẩn bị cho việc phá sản.

Trong một quãng thời gian dài, công ty đã né tránh việc nộp đơn xin phá sản bằng cách cố gắng tái cơ cấu nợ và tìm kiếm các nguồn tài chính mới. Nhưng “các cuộc đàm phán với những người cho vay có thể đã bị đình trệ”, một nguồn tin cho biết, nên chuyển trọng tâm sang phá sản dĩ nhiên là bước tiếp theo để cân nhắc của nhãn hiệu này.

Forever 21 phá sản

(Ảnh: Odyssey)

Thời gian gần đây, tỉ lệ nghịch với tốc độ phát triển của ngành bán lẻ trực tuyến, các ông lớn trong mảng thời trang bình dân như Topshop, Gap, Old Navy… đã phá sản hoặc rơi vào tình cảnh kinh doanh thảm hại. Vì hành vi tiêu dùng của người mua hàng có xu hướng giảm thiểu chi tiền vào việc mua sắm, doanh thu của Forever 21 tại các trung tâm mua sắm vẫn đang tụt dốc không phanh và không đủ vốn để tham gia vào cuộc đua kinh doanh trực tuyến.

Tuy nhiên, với tình trạng kiệt sức sau quãng thời gian kinh doanh thua lỗ và cạn kiệt vốn, Forever 21 vẫn phải duy trì trả một khoản tiền lớn cho việc thuê mặt bằng ở các trung tâm thương mại. Điển hình với Simon Property Group, chủ sở hữu chuỗi trung tâm mua sắm lớn nhất tại Mỹ, Forever 21 là khách thuê lớn thứ 6 với 99 gian hàng có tổng diện tích gần 140.000 mét vuông. Nếu nhãn hiệu này đóng cửa để tái cấu trúc, Simon sẽ gặp phải khó khăn lớn trong việc lấp lại chỗ trống.

F21 đối mặt nguy cơ phá sản

(Ảnh: Forever 21)

Về Forever 21, nộp đơn xin phá sản không đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết cho thương hiệu. Các nguồn tin của Bloomberg cho biết việc xin phá sản “sẽ giúp công ty loại bỏ các cửa hàng không sinh lãi và tái cấp vốn cho doanh nghiệp”. Vì vậy, cửa hàng sẽ không hoàn toàn biến mất trên toàn thế giới.

Có vẻ ngành công nghiệp bán lẻ của Mỹ đã đến kỳ tàn lụi. Cách đây 3 tháng, Topshop chính thức tuyên bố phá sản và đóng cửa hàng loạt cửa hàng tại Mỹ và Anh. Đầu tháng này, một công ty bán lẻ khổng lồ khác, Bar Barneys cũng đã nộp đơn xin phá sản. Hiện tại, tương lai của thương hiệu thời trang 35 năm tuổi này vẫn còn là dấu chấm hỏi lớn.

Nhóm thực hiện

Bài viết: Bảo Trân

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

Tham khảo: Nylon

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more