Thương hiệu Forever 21 chính thức nộp đơn phá sản

Đăng ngày:

Forever 21 chính thức có thông báo về việc nộp đơn xin phá sản.

Sau những động thái nộp đơn xin phá sản từ nhiều nguồn tin, vào 29/9, Forever 21 gửi thông báo chính thức đến toàn bộ khách hàng. Cùng với các giấy tờ xin phá sản nộp tại tòa án Wilmington bang Delaware, nhãn hiệu thời trang bình dân cho biết họ sẽ đóng cửa tới 178 trong số hơn 800 cửa hàng.

Việc nộp hồ sơ xin bảo hộ phá sản sẽ giúp công ty tiếp tục hoạt động trong khi vạch ra kế hoạch thanh toán cho các chủ nợ và tái cấu trúc hoạt động kinh doanh. Mặt khác, công ty còn được hỗ trợ khả năng thoát khỏi hợp đồng thuê và đóng cửa các cửa hàng với chi phí được trợ cấp.

Forever 21 chính thức phá sản

(Ảnh: Refinery29)

Trên thực tế, một số nguồn tin thân cận cho biết, Forever 21 đã có được 275 triệu đô la hỗ trợ tài chính từ các nhà cho vay của JPMorgan Chase & Co., 75 triệu đô la vốn mới từ TPG Sixth Street Partners và các quỹ liên kết khác của nhãn hiệu. Công ty có kế hoạch tạm biệt hầu hết các địa điểm kinh doanh ở châu Á và châu Âu nhưng sẽ tiếp tục hoạt động ở Mexico và Mỹ Latinh.

Những năm vừa qua, người đồng sáng lập thương hiệu Do Won Chang đã quá tập trung vào việc duy trì cổ phần kiểm soát trong Forever 21. Năm 2016, khi nhiều nhà bán lẻ bắt đầu giảm bớt mạng lưới cửa hàng của họ thì Forever 21 vẫn tiếp tục khai trương thêm nhiều cửa hàng mới. Điều này cản trở nỗ lực gây quỹ mới và dẫn đến các vấn đề khác nằm ngoài tầm kiểm soáti. Linda Chang, phó chủ tịch điều hành của công ty, cho rằng nộp đơn xin bảo hộ phá sản là “một bước quan trọng và cần thiết để đảm bảo tương lai của công ty, cho phép chúng tôi tổ chức lại hoạt động kinh doanh và tái định vị Forever 21”.

Do Won Chang người đồng sáng lập Forever 21

Do Won Chang – người đồng sáng lập Forever 21 từ con số 0 (Ảnh: Guff)

Vài năm trở lại đây, ngay cả các nhà bán lẻ lớn mạnh nhất cũng đã đóng cửa các cửa hàng và tệ hơn là nộp đơn xin phá sản. Forever 21 là nhãn hiệu bản lẻ gần nhất gặp khó khăn trong bối cảnh kinh doanh trực tuyến đã giảm thiểu thói quen mua sắm tại các trung tâm thương mại và cửa hàng truyền thống. Mức nợ cao và chi phí thuê từ lâu đã là gánh nặng không chỉ của Forever 21 nói riêng mà các thương hiệu thời trang bán lẻ nói chung.

Cho đến nay, theo nghiên cứu của Coresight, các nhà bán lẻ ở Hoa Kỳ đã công bố hơn 8.200 cửa hàng đóng cửa, vượt quá tổng số 5.589 của năm ngoái. Payless và Gymboree đều nộp đơn xin phá sản lần thứ hai, đóng cửa gần 3.000 cửa hàng. Việc đóng cửa của các nhãn hiệu bán lẻ dự kiến ​​sẽ tăng nhanh và có thể đạt 12.000 vào cuối năm 2019, Coresight dự đoán.

Nhóm thực hiện

Bài viết: Bảo Trân

Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE

icons8-bell-90
Luôn giữ kết nối! Đăng ký để ELLE chia sẻ cùng bạn những bài viết thú vị.
XEM THÊM
no more