Gucci vs Forever 21: Cuộc chiến pháp lý tiếp tục leo thang
Thương hiệu thời trang xa xỉ của Ý, Gucci, vừa tiếp tục đệ đơn kiện Forever 21 vì đã không chấm dứt việc kinh doanh những thiết kế sản phẩm được cho là “ăn cắp trắng trợn” hai mẫu họa tiết kẻ sọc định danh của Gucci là “xanh dương – đỏ” và “xanh lá – đỏ”. Cuộc chiến pháp lý của hai bên tiếp tục leo thang!
Nội dung đơn kiện bao gồm phần kiến nghị bác bỏ lời khiếu nại trước đó của Forever 21 (F21) về việc thương hiệu của họ bị tổn hại vì những lời kiện tụng của Gucci, và tiếp tục phản pháo Forever 21 về việc “vi phạm quyền thương hiệu, làm mất tính định danh của thương hiệu và cạnh tranh không công bằng”.
Theo nội dung của đơn kiện, Gucci tiến hành phản tốbởi vì “Forever 21 đã dám thách thức những dấu ấn định danh và nổi tiếng nhất của thương hiệu. Và hơn thế nữa là do Forever 21 dám khiếu nại ngược lại Gucci, cũng như đường lối kinh doanh của họ, được xây dựng trên sự phá hoại những khái niệm về sự bảo hộ thương hiệu và. Mà sự bảo hộ thương hiệu là điều tối quan trọng của Gucci”.
Đơn khiếu nại này vừa được Gucci đệ lên Tòa án cấp Quận Hoa Kỳ tại California là động thái mới nhất trong việc bảo vệ hình ảnh thương hiệu sau khi gửi hàng loạt thư yêu cầu Forever 21 chấm dứt việc sử dụng và kinh doanh những mặt hàng có sử dụng họa tiết định danh của Gucci, và tất nhiên yêu cầu trong những bước thư này không được F21 thực thi. Những item nằm trong danh sách yêu cầu ngừng kinh doanh bao gồm những mẫu áo khoác bomber nhũ bạc hay floral, những mẫu áo jumper họa tiết bươm bướm, áo jumper có họa tiết hình cọp và choker.
Những sản phẩm nằm trong danh sách
Trước đó, Forever 21 đã đệ đơn lên toà án cấp Quận của California để tìm kiếm sự bảo hộ chống lại đơn kiện của Gucci. Trong đơn của Forever 21 nói rằng “Gucci không có quyền tự nhận riêng những họa tiết monopoly xanh dương-đỏ và xanh lá-đỏ trên quần áo và phụ kiện là của riêng mình… Bất cứ họa tiết sọc hoặc màu sắc nào được sử dụng trên các sản phẩm của Forever 21 đều chỉ mang tính trang trí và thẩm mỹ”.
Trong khi Forever 21 cứ khăng khăn rằng họ không vi phạm bản quyền thương hiệu của Gucci, nhưng hẳn ai cũng biết, không phải ngẫu nhiên mà những thương hiệu thời trang nhanh đã nhanh tay chuyển hướng sang chọn Gucci là “tâm điểm của cảm hứng”. Điều này rất dễ hiểu, vì Gucci hiện đang là một trong những thương hiệu thời trang thành công và có ảnh hưởng nhất hiện nay. Doanh thu của họ tăng 43,4% trong nửa đầu năm 2017, tạo nên thành quả nổi bật nhất cho công ty mẹ Kering.
Nhưng để chứng minh được những sai phạm thương hiệu, Gucci phải đưa ra những bằng chứng thuyết phục rằng người tiêu dùng cũng nghĩ những sản phẩm Forever 21 được liệt kê trong đơn kiện mang những thiết kế“ăn cắp” từ Gucci, hoặc đưa ra bằng chứng cho thấy người tiêu dùng nghĩ lầm rằng những sản phẩm của Forever 21 nằm trong một sự hợp tác nào đó với Gucci.
Bên trái: áo bomber bạc nhũ của Gucci | bên trái: áo bomber bạc nhũ của Forever 21
“Những họa tiết kẻ sọc của Gucci được đăng kí trên nhiều danh mục sản phẩm và đủ lâu để không bàn cãi gì là của họ”, Susan Scafidi – người sáng lập và giám đốc của học viện Luật Thời Trang tại trường luật Fordham – chia sẻ. “Forever 21 có thể sẽ không cách nào chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý này. Thay vào đó, chuỗi thời trang nhanh này như đang muốn tốcáo những thương hiệu thời trang cao cấp đang “tỏ ra” đắt tiền hơn những gì họ vốn dĩ”. Thông điệp này của Forever 21 như đang nói rằng các công ty thời trang nhanh đang thực sự là nạn nhân của những thương hiệu thời trang cao cấp hơn là những kẻ “ký sinh” ý tưởng.
Lịch sử tồn tại và phát triển Forever 21 gắn liền với hàng loạt vụ kiện tụng từ những thương hiệu thời trang khác về cáo buộc sao chép thiết kế. Năm nay, Puma (cùng thuộc công ty mẹ Kering với Gucci) đệ đơn kiện hãng này đã sao chép 3 trong bộ sưu tập Fenty Puma by Rihanna. Cũng trong năm nay, thương hiệu đồ tắm Mara Hoffman cũng kiện Forever 21 vì vi phạm bản quyền họa tiết “Leaf” trên dòng đồ bơi của họ. Ông lớn adidas cũng từng lôi Forever 21 ra hầu tòa vì dám sử dụng họa tiết “3 sọc” đình đám của họ trong các thiết kếgiày và quần áo, vụ việc này vẫn còn đang tiếp diễn. Trong quá khứ, Anna Sui và Diane Von Furstenberg cũng từng kiện cáo F21…. Những thương hiệu này cho rằng, việc sao chép ý tưởng không những làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng mà còn làm giảm hình ảnh thương hiệu vì đánh đồng với những sản phẩm chất lượng thấp. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với những thương hiệu cao cấp, bởi vì việc kinh doanh dựa trên những giá trị và ý nghĩa văn hóa cũng quan trọng không kém chất lượng và thiết kế của sản phẩm.
Puma vs Forever 21
Nhưng có những ý kiến trái chiều cho rằng, việc đạo nhái không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà thực chất lại thúc đẩy ngành công nghiệp xa xỉ sáng tạo và phát triển, tạo ra nhiều nhu cầu hơn cho phân khúc người tiêu dùng cao cấp vào những sản phẩm mùa tiếp theo khi bất cứ ai cũng có thể sở hữu những sản phẩm mùa trước (ám chỉ sản phẩm đạo nhái từ các thương hiệu thời trang nhanh).
Hơn một thập kỷ qua, hai giáo sư ngành luật Kal Raustiala và Christopher Sprigman đã viết về“nghịch lý của việc vi phạm bản quyền” (nguyên văn: the piracy paradox) khi tranh cãi rằng việc sao chép bởi thị trường thời trang đại chúng giúp thúc đẩy nhanh cái gọi là “điều tạo ra sự lỗi thời”, khiến thị trường thời trang luôn đi về phía trước. Tuy nhiên, những thứ thuộc về định danh thương hiệu như họa tiết Gucci lại là một vấn đề hoàn toàn khác, và với những động thái từ trước đến nay thì chúng ta có thể thấy rằng Gucci sẽ bảo vệ một cách quyết liệt. Lần đầu tiên Gucci sử dụng họa tiết sọc “xanh dương – đỏ” và “xanh lá – đỏ” tại Hoa Kỳ vào năm 1963, và họ đã đăng ký quyền thương hiệu cho những họa tiết này vào năm 1979 và 1988.
Lược dịch: Dominic Nguyen (nguồn: Business of Fashion)