Ngành công nghiệp thời trang đứng trước nhiều thách thức lớn, trong đó nhiều hệ lụy xấu tác động đến môi trường. Ước tính có khoảng 65 tỉ động vật bị giết mỗi năm để phục vụ ngành thực phẩm và thời trang. Nhu cầu về áo khoác lông thú và túi xách tăng cao khiến cho hàng tỉ động vật bị đưa vào lò mổ mỗi năm. Bên cạnh đó, hóa chất dùng cho việc nhuộm quần áo, làm mềm nhựa PVC và chất liệu giả da có hại cho các sinh vật dưới nước và cả cho con người.
Ngành công nghiệp thời trang đã có những tác động tiêu cực đến môi trường. (Ảnh: The Odyysey Online)
Trang sức cũng không là ngoại lệ. Để có những viên đá quý, con người phải khai thác mỏ, phá hủy các bãi đất, khiến các con sông bị ô nhiễm. Trong khi hầu hết chúng ta ngó lơ vấn đề này, vẫn có một số cá nhân và tổ chức can đảm tìm cách giải quyết.
Miroslava Duma, một nhà báo nổi tiếng trong giới thời trang. Cô từng là biên tập viên của Tạp chí Harper Bazaar Nga, Glamour Nga, stylist cho Tạp chí OK của Nga. Miroslava cũng là nhân vật được săn đón tại các tuần lễ thời trang hàng đầu. Ngoài ra, cô giữ vai trò như một diễn giả thời trang nổi tiếng khi thành lập tổ chức Future Tech Lab (FTL) vào đầu năm ngoái với phương châm kết nối thời trang và khoa học để tạo ra một tương lai bền vững.
Diễn giả thời trang Miroslava Duma. (Ảnh: by-am.blogspot.com)
FTL đứng ra hậu thuẫn nhiều công ty thời trang, hỗ trợ công cuộc “thời trang bền vững”. Modern Meadow và VitroLabs là hai công ty đang tiên phong trong việc phát triển da nhân tạo trong phòng thí nghiệm.
BÀI LIÊN QUAN
Một công ty khác trực thuộc FTL là Worn Again. Đây là một đối tác của H&M và tập đoàn Kering, đã giải quyết vấn đề làm thế nào để tách sợi hỗn hợp trong quần áo để tái chế, giảm thiểu chất thải.
Trong lĩnh vực đồ trang sức, Miroslava Duma, FTL và nam diễn viên Leonardo DiCaprio đều ủng hộ Diamond Foundry, một công ty tạo ra viên kim cương trang sức trong một phòng thí nghiệm.
Một viên kim cương nhân tạo được chế tác trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: Daily Mail)
EnviGreen là một công ty khác trực thuộc FTL. Nó tạo ra túi từ có khả năng phân huỷ sinh học 100%, hòa tan trong nước và thậm chí có thể tiêu thụ mà không có ảnh hưởng xấu.
Việc hợp tác thành công giữa FTL với thương hiệu cao cấp của Ý Salvatore Ferragamo ghi dấu một thành công lớn. Vào tháng Tư, FTL hợp tác với Fiber Orange tạo ra một loại vải cao cấp làm từ chất thải của ngành công nghiệp cây có múi. Ferragamo đưa ra một bộ sưu tập được làm từ vật liệu này, mang công nghệ hiện đại đến gần hơn với những khách hàng sành điệu của hãng.
Fiber Orange và một sản phẩm trong BST với Salvatore Ferragamo. (Ảnh: businessoffashion)
Miroslava Duma nói: “Ngành công nghiệp xa xỉ bị thúc đẩy và điều khiển chủ yếu bởi thiết kế đẹp, tạo cảm xúc, và khiến chúng ta tiêu nhiều tiền hơn. Đồng thời, nếu bạn nhìn vào thế giới công nghệ, đó là công nghệ tuyệt vời nhưng thiết kế lại xấu xí.
Những người trong ngành công nghiệp thời trang nhìn thế giới thông qua một lăng kính của vẻ đẹp và thiết kế, đó là lý do tại sao, đến nay, họ đã không kết nối với công nghệ. Đây là những gì FTL đang cố gắng thực hiện: dịch ngôn ngữ công nghệ sang ngôn ngữ thời trang”.
Xem thêm:
Mặc đẹp khi đi biển, 6 kiểu áo tắm sẽ “đốt cháy” mùa hè 2018
Amsale Aberra – NTK của thương hiệu váy cưới danh tiếng qua đời ở tuổi 64
Nhóm thực hiện
Vân Anh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Hình ảnh: sưu tầm)