Thời trang / Tin thời trang

Phim tài liệu mới vén màn bí mật chưa từng tiết lộ về Alexander McQueen

McQueen từng nói nếu bạn muốn biết về tôi, hãy nhìn vào công việc của tôi. Cuộc đời của NTK huyền thoại luôn là câu hỏi lớn của mọi khán giả và bộ phim tài liệu mới sẽ vén màn những bí mật chưa từng tiết lộ.

Khó có thể tin rằng đã 7 năm kể từ khi Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan triển lãm tác phẩm “Savage Beauty” của NTK Alexander McQueen thì chỉ 1 năm sau khi tin tức tự tử của ông được xác nhận, triển lãm đã phá vỡ kỉ lục người tham dự từ trước đến nay.

Và đã 8 năm Sarah Burton tiếp quản vị trí giám đốc sáng tạo của McQueen nhưng hình dáng của NTK vĩ đại đầy ngông cuồng ấy vẫn hiện hữu đâu đó trong thương hiệu mang tên ông.

Alexander McQueen

(Ảnh: wmagazine)

Câu chuyện của Alexander McQueen đã trở thành huyền thoại: từ một người con trai của tài xế taxi thuộc tầng lớp lao động, kẻ học việc thợ may sau khi tốt nghiệp trường thiết kế danh tiếng Central Saint Martins, cho đến khi trở thành biểu tượng thời trang toàn cầu gắn liền với những bộ sưu tập đáng nhớ.

Vào năm 27 tuổi, McQueen được bổ nhiệm làm nhà thiết kế tại thương hiệu Givenchy, khởi xướng cho sự thay đổi mô hình của một số nhà mốt lúc đó; như là Tom Ford được chọn để đứng đầu nhà Gucci và John Galliano được bổ nhiệm vào ngôi nhà Christian Dior.

Alexander McQueen

(Ảnh: i-d.vice.com)

Chủ nhật vừa qua tại liên hoan phim Tribeca, bộ phim tài liệu mới “McQueen” đã được ra mắt. Với mục tiêu bảo tồn và tôn vinh các tác phẩm của một huyền thoại, bộ phim đem những cảm xúc khó quên tới người hâm mộ Alexander McQueen cũng như những khán giả chưa từng biết đến ông.

Được đạo diễn bởi Ian Bonhôte và Peterr Ettedgui, bộ phim lần này sẽ khám phá cuộc đời của McQueen bằng những phân cảnh chưa từng được công chiếu. Phim sẽ có những cuộc phỏng vấn với các đồng nghiệp, những người tình cũ và thành viên trong gia đình ông gồm chị gái Janet và cháu trai đồng thời là con trai của Janet – Gary James McQueen.

Alexander McQueen

(Ảnh: i-d.vice.com)

Mẹ của NTK Alexander McQueen đã khuyến khích ông làm thiết kế từ những ngày đầu

Sau khi Joyce McQueen đọc được những thông tin mô tả về sự thiếu thốn các thợ may trẻ tuổi trên con phố thời trang lâu đời Savile Row, Joyce đã đề nghị con trai mình tìm lấy một vị trí học nghề. Cũng bởi vì lời đề nghị từ mẹ mà McQueen đã dành hết thời thơ ấu để phác thảo trong khi đáng lẽ ông phải tập trung cho việc học sinh học. Và chính sự khuyến khích này đã đưa ông tới những ngôi nhà thời trang Anderson và Sheppard, Koji Tatsuno, Red or Dead tại London và với Romeo Gigli ở Milan.

Alexander McQueen

(Ảnh: Ann Deniau)

McQueen yêu thích ca sĩ Sinéad O’Connor

Nhà thiết kế John McKitterick tại Red or Dead nơi McQueen làm việc trước đây chia sẻ: “Anh ta luôn nghe nhạc của Sinéad O’Connor.”

Alexander McQueen

Ca sĩ Sinéad O’Connor (Ảnh: rollingstone.com)

Alexander McQueen đã thêu và gửi gắm những tin nhắn bí mật vào trang phục từ trước khi ông tung ra thương hiệu riêng của mình

Vào thời điểm tháng 2 tới tháng 11 năm 1990, NTK người Ý Romeo Gigli đã yêu cầu Alexander McQueen phải làm đi làm lại một chiếc áo khoác và kết quả mà Gigli nhận được đó là tin nhắn McQueen may vào lớp lót áo: “F—you, Romeo!”

Alexander McQueen

(Ảnh: Fashionista)

Đồ án tốt nghiệp cho trường thiết kế Central Saint Martins của McQueen sử dụng tóc người

McQueen ra mắt bộ sưu tập đầu tiên “Jack the Ripper Stalks His Victims” vào tháng 3 1992. Trong số những tài liệu nghiên cứu của ông là cuốn tiểu thuyết Patrick Süskind Perfume: Câu chuyện của một kẻ giết người, chiếc áo khoác màu hồng với dây thép gai trên thực tế được may với tóc của con người.

Alexander McQueen

(Ảnh: flickr.com)

Biên tập viên Isabella Blow nói với Lee rằng ông nên sử dụng tên đệm của mình, Alexander bởi vì nghe nó “thu hút và trang trọng”

Ý tưởng này đã được Isabella nghĩ đến sau khi xem đồ án tốt nghiệp của McQueen và đã mời ông về 6 tới 8 lần một ngày cho đến khi ông chọn ra được.

Alexander McQueen

Biên tập viên Isabella Blow bên cạnh Alexander McQueen (Ảnh: wmagazine)

McQueen từng từ chối sự xuất hiện trên các trang báo

Xuất thân là nhà thiết kế từ tầng lớp lao động khiến cho McQueen phải hạn chế một số nguồn lực để đầu tư vào các mùa đầu tiên. Ông từng chia sẻ: “Tôi sống sót nhờ trợ cấp thất nhiệp và tôi mua tất cả vải bằng số tiền đó”.

Trong khi đó, Alice Smith một người bạn và đại diện tiết lộ: “Chúng tôi đã trả tiền cho anh ấy để làm việc cùng với anh.”

McQueen đã từng bình luận rằng Givenchy là một “mớ hỗn tạp rác” – và sau đó ông được chỉ định là nhà thiết kế cho thương hiệu

Vậy lý do gì mà McQueen lại nhận vị trí ấy dù ông đã có bình luận khá thẳng thừng? BST couture đầu tiên của McQueen tại ngôi nhà Givenchy – “The Search for the Golden Fleece”, vào mùa Xuân 1997 được sản xuất chỉ trong 25 ngày.

McQueen bày tỏ vào thời điểm đó: “Chúng tôi chỉ lên ý tưởng vào những giây phút cận kề nhất.”

Alexander McQueen

(Ảnh: Ann Deniau)

Kể từ khi McQueen vào nhà của Givenchy thì các thợ may mới được làm việc tại xưởng thiết kế của hãng

Trợ lý của ông vào lúc đó Sebastian Pons chia sẻ rằng NTK muốn được gặp những người làm việc trực tiếp với các trang phục nên ông đã mời đội ngũ thợ may vào trong xưởng. Chính hành động này của ông đã phá vỡ những truyền thống đã tồn tại từ lâu. “Ông ấy không muốn cư xử như một vị vua”, Pons nói.

Alexander McQueen

(Ảnh: Ann Deniau)

Xem thêm

Tom Trandt và cuộc chơi tỉnh táo với thời trang

Biểu tượng thời trang Sarah Jessica Parker ra mắt bộ sưu tập áo cưới

Nhóm thực hiện

Quế Anh (Nguồn: Tạp chí Phái đẹp ELLE/ Hình ảnh: Tổng hợp)
Kết nối với ELLE! Bắt kịp nhịp đập thời trang, làm đẹp và phong cách sống.

BÌNH LUẬN (0)